Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi Học Kinh Pháp Hoa

14/02/202109:11(Xem: 4918)
Tôi Học Kinh Pháp Hoa
TÔI HỌC KINH PHÁP HOA
PHỔ TẤN
buddha painting_20

1.      Dẩn nhập:

Phật giảng thuyết có ba phương cách:

 a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy,

 b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối.

c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa. Hoa sen từ vũng bùn lầy đen ngòm mà mọc lên cánh hoa màu sắc tươi đẹp nhất, rực rỡ nhất và chiếc lá to rộng nhất. Đó là Phật tánh của chúng ta đi lên từ phiền não tức bồ đề. Kinh Pháp Hoa là vua các kinh Phật và nó ra đời ở thời kỳ thứ 5 theo lịch sử đạo Phật. Và Thiên Thai tông là tông phái lấy kinh Pháp Hoa làm nòng cốt tu tập. Bồ Tát Long Thọ người tạo ra lý thuyết về Trung quán luận cũng chính là người giảng giải kinh Hoa Nghiêm và là người sơ tổ của Thiên Thai tông. Vì thế kinh Pháp Hoa tuy có vẻ một màu sắc huyền thoại phép mầu vi diệu nhưng nó hàm chứa ba chân lý và các quan điểm triết lý sâu xa Tri Kiến Phật mà chúng ta tìm hiểu. Mặc dầu chúng sanh tụng kinh Pháp Hoa để nối liền Tâm chúng sanh với Tâm Bồ Tát và cầu nguyện sự độ trì của Bồ Tát một cách huyền dịu. Đặt từ bi lên cao trong kinh Pháp Hoa nhưng cũng hàm chứa tính Trí tuệ Tri Kiến Phật trong kinh qua 28 phẩm của kinh.

 

2.      Lịch sử kinh Pháp Hoa và Thiên Thai tông: Năm thời tám giáo.

Phật giáo chia ra 5 thời gồm:

a. Thời giáo Hoa Nghiêm. Thời giáo thứ nhất này chỉ kéo dài 3 tuần, theo Trí Di, dựa trên Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (sa. buddhāvataṃsaka-sūtra) là giai đoạn giáo hoá của Phật ngay sau khi Ngài đắc đạo. Kinh Hoa Nghiêm chỉ rõ, toàn thể vũ trụ chỉ là phát biểu của cái tuyệt đối. Thời đó các vị đệ tử của Phật chưa lĩnh hội được điều này nên chỉ giảng cho chư thiên và Bồ Tát trong 21 ngày trong thiền định (tôi học kinh Hoa Nghiêm cùng tác giả)

b. Thời giáo A-hàm. Vì nhiều người không lĩnh hội kinh Hoa Nghiêm nên Phật bắt đầu giảng các kinh A-hàm (sa. āgama), thời giáo thứ hai đạo Phật nguyên thủy áp dụng thời kỳ này. Trong giai đoạn này, Phật chưa nói hết tất cả, chỉ thuyết những điều mà đệ tử có thể hiểu nổi. Phật thuyết Tứ diệu đế, Bát chính đạo và thuyết Duyên khởi. Thời giáo này kéo dài 12 năm.

c. Thời giáo Phương đẳng. Trong thời giáo này, Phật bắt đầu giảng giai đoạn sơ khởi của Đại thừa. Phật nhắc đến tính ưu việt của một vị Bồ Tát so với một vị A-la-hán và nhấn mạnh đến sự đồng nhất giữa Phật và chúng sinh, giữa tương đối và tuyệt đối.

d. Thời giáo Bát-nhã-ba-la-mật-đa, kéo dài 22 năm, chứa đựng giáo pháp của kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, tức là nói đến tính Không của vạn sự và cái ảo tưởng giả tạo của mọi hiện tượng nhị nguyên.

e. Thời giáo Diệu Pháp lien-Hoa và Đại bát-niết-bàn, là thời giáo cuối cùng, bao gồm 8 năm cuối đời đức Phật. Trong thời giáo này, Phật thuyết về thể tính duy nhất của mọi hiện tượng tưởng chừng rất khác biệt. Ba thừa là Thanh văn, Độc giác và Bồ Tát thừa chỉ có giá trị tạm thời và nằm chung trong một thừa duy nhất, đó là Nhất thừa (sa. ekayāna) hay Phật thừa (sa. buddhayāna). Trong thời giáo cuối cùng này, thời giáo của kinh Diệu pháp liên hoa và Đại bát-niết-bàn, Phật đã nói rõ và trọn vẹn nhất giáo lý của mình.

Thiên Thai tông cũng chia giáo pháp đức Phật ra làm tám hệ thống, trong đó bốn hệ thống dựa trên phương pháp và bốn dựa trên tính chất. Bốn hệ thống có tính phương pháp luận:

-Phương pháp đốn ngộ, dành cho hạng đệ tử xuất sắc nhất có khả năng tiếp cận sự thật nhanh chóng. Đó là phương pháp của kinh Hoa Nghiêm.

-Phương pháp tiệm ngộ, đi từ giản đơn đến phức tạp, là phương pháp của các kinh A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã ba-la-mật-đa.  Còn kinh Diệu pháp liên hoa lại không thuộc "đốn" hay "tiệm" mà chứa đựng sự thật cuối cùng.

- Phương pháp mật giáo, là cách Phật dạy cho một người nhất định và chỉ người đó được lĩnh hội. Phương pháp này có thể được Phật áp dụng trong chốn đông người, nhưng nhờ thần thông của Phật chỉ có người đó được hiểu.

- Phương pháp bất định, là phương pháp Phật dùng dạy cho nhiều người, nhưng mỗi người nghe hiểu khác nhau. Hai phương pháp 3 và 4 được Phật áp dụng khi người nghe có trình độ không đồng đều.

Bốn hệ thống có tính chất luận là:

-Tạng giáo - Giáo pháp Tiểu thừa, dành cho Thanh Văn và Độc Giác Phật,

-Thông giáo - Giáo pháp tổng quát, bao gồm Tiểu thừa và Đại thừa, dành cho Thanh Văn, Độc Giác Phật và Bồ Tát cấp thấp.

-Biệt giáo - Giáo pháp đặc biệt dành cho Bồ Tát

-Viên giáo - Giáo pháp viên mãn, tức là giáo pháp trung quán phá bỏ mọi chấp trước. Kinh Hoa Nghiêm đại diện cho giáo pháp 3 và 4. Kinh A-hàm là kinh của Tiểu thừa. Các kinh hệ Phương đẳng chứa đựng cả bốn giáo pháp. Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa chứa giáo pháp 2, 3,4. Cuối cùng thì chỉ có kinh Diệu pháp liên hoa hàm chứa giáo pháp viên mãn.

 

3.      Triết lý kinh Pháp Hoa.

Triết lý kinh Pháp Hoa nằm trong triết lý của Thiên Thai tông Tri Kiến Phật vì 28 phẩm của kinh bao gồm nhiều về dẫn dụ biểu tượng và từng Bồ Tát một. Chúng ta tụng kinh Pháp Hoa là nối kết Tâm chúng ta với Tâm của các vị Bồ Tát nhất là Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Sự nối kết này mang tính cách vi diệu và phép mầu để cầu nguyện và nâng cao tâm từ bi cứu giúp độ tha của chính bản thân mình. Nhưng chúng ta không hiểu hết triết lý của kinh điển hình là triết lý của Thiên Thai tông. Có chùa tụng kinh Pháp Hoa và lạy mỗi ngày 2 đến 3 thời, mỗi thời 108 lạy. Như vậy là chiếm hết 8 giờ làm việc của ngày. Chúng tôi có viết bài Tôi tu theo Quán Thế ÂmBồ Tát, cho rằng Bồ Tát là một năng lượng. Mà năng lượng thì ở dạng sóng có tần số cường độ và thời gian. Chúng ta muốn tâm mình hòa nhập đồng bộ (synchronizer) với cùng tần số sóng của năng lượng Bồ Tát thì chúng ta phải tu tập theo Bồ Tát. Tu tập là có trí tuệ chứ không phải hành động lạy 108 lạy mỗi thời. Trí tuệ ấy là triết lý của kinh Pháp Hoa và tu tập là thiền định theo Bồ Tát đã từng thiền định. Chúng ta lạy Phật lạy Bồ Tát cho đến khi chúng ta nhìn Phật nhìn Bồ Tát thấy Phật Bồ Tát mỉm cười? Như thế là tâm ta và tâm Bồ Tát đã hòa nhập đồng bộ với nhau?  Lý luận này cũng có lý là nhất thiếc duy tâm tạo. Tâm ta đang cố gắng miên mật hoà nhập với Bồ Tát thì lâu dần sẽ tạo ra được sự đồng bộ.  Nhưng sự hoà nhập này có tính tưởng tượng nhiều hơn thực tế. Chi bằng chúng ta dùng thiền định đưa niệm của mình hòa nhập dòng tu với niệm của Bồ Tát sẽ hiệu quả hơn. Tu theo Thiên Thai tông là tu theo Bồ Tát kinh Pháp Hoa. Vì kinh Pháp Hoa quá phổ biến nên có sự chia 28 phẩm theo nhiều cách khác nhau như: tích môn, bổn môn, phổ môn.  Có 3 chân lý là Không, Giả, và Trung. Có 2 học thuyết: tất cả chúng sanh đều có Tánh Phật. Ba ngàn pháp giới trong một niệm. Áp dụng có 3 áp dụng: tất cả chúng sanh có Phật tánh tu thành Phật. Ba thừa gom lại thành nhất thừa gọi là Phật thừa. Tu A la Hán là còn nửa đường cần tu tiếp thành Bồ Tát và Phật. Trong 28 phẩm chú ý là phẩm Như lai thọ lượng, phẩm Tùng địa dũng xuất, phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát phổ môn và phẩm 28 Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phật.

a.      Ba chân lý: Chân lý thứ nhất cho rằng mọi pháp (sa. dharma) không có một thật thể và vì vậy trống rỗng gọi là Không

b.      Chân lý thứ hai cho rằng, tuy thế, các pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể nắm bắt được gọi là Giả

c.       Chân lý thứ ba tổng hợp hai chân lý đầu, cho rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một gọi là Trung là giữa hai cực đoan là thể và tướng.

Quan điểm này nhấn mạnh tính toàn thể và xuyên suốt của sự vật. Cái toàn thể và cái riêng lẻ là một. Toàn bộ các pháp có khác nhau nhưng chúng đan lồng vào nhau, cái này chứa đựng cái kia. Không, giả và trung chỉ là một và từ một mà ra. (Ba là một từ một ra ba) Một khi không thì cả ba đều không, một khi giả thì cả ba đều giả, một khi trung thì cả ba đều trung. Ba chân lý của Pháp Hoa kinh là Tri Kiến Phật, đây là một triết lý rất sâu xa của Bồ tát Long Thọ về Trung quán luận. Đến nay Jaspers nhà triết học Đức nghiên cứu và luận giải Tri Kiến Phật này rất nhiêu khê. Nó nói đến sự ra đời của đức Phật giảng giải để đi đến giải thoát sinh tử. Chúng sanh bị chằng chịt bởi duyên khởi và vô minh, nghiệp quả cùng với Phật tánh tinh khiết thanh tịnh chân như khi nguyên thủy của loài người đã có sẵn trong ta. Vì nghiệp lực mà Phật tánh ấy bị đảo ngược khi sanh ra thành vô minh nên chúng sanh phải quay về lại gốc Phật tánh này bằng thiền định. Đó là Tri Kiến Phật là một triết lý do Long Thọ giảng giải giữa Tánh không theo duyên khởi và cái giả danh của vạn pháp do vô thường của chúng ta đến chân lý là Dịch Hoá Pháp di chuyển giữa chúng với nhau gọi là trung. Đức Phật đã nhiều lần im lặng không trả lời với Bà la môn về sự vô minh của chúng sanh trong khi có sẵn Tánh Phật sáng suốt ngay từ nguyên thủy của loài người, tại sao vậy? Long Thọ dùng Trung quán luận giải đáp điều ấy. Tri Kiến Phật là hiểu biết lời Phật dạy chúng sanh có Phật tánh sẵn trong ta. Chúng ta chỉ là một dòng tâm thức trôi lăng trong sanh tử chịu kết quả của nghiệp và vô minh khi sanh ra, vô thường vô ngã vô pháp vô trụ để quay về lại Tánh Phật đó. Không có ai chịu trách nhiệm của nghiệp quả vì vô ngã và phải tự mình thấp đuốc mà đi giải thoát khỏi vòng luân hồi. Triết lý trung quán rất sâu xa quán chiếu lâu dài và tinh tấn mới thấu đáo được. Phải là người có trình độ đạo Phật cao mới hiểu thấu hết đó là Tri Kiến Phật. Trung quán luận giải thích vì là vòng tròn kín nên không có bắt đầu hay chấm dứt, không đến không đi, thì tánh Phật và vô minh chuyển vận giữa hai thái cực này xảy ra luôn.

Hai học thuyết:

-1. Tất cả chúng sinh đều có Tánh Phật: vì có sẵn tánh Phật nên có thể tu giác ngộ thành Phật nên chúng ta đối xử muôn loài vật bình đẳng không khinh khi dù con kiến nhỏ bé. Chúng sinh muôn loài vì trôi trong sinh tử luân hồi nghiệp chướng nhưng Phật tánh không bao giờ bị mất đi. Chúng sanh chỉ khác nhau do duyên và nghiệp. Khi bỏ được duyên nghiệp trần cảnh thì Phật tánh loé ra như mây tan trăng tỏ. Lộ ra Phật tánh thì chúng ta thành Phật cảnh giới Phật. Phật tánh được có do kinh Pháp Hoa và Đại bát niết bàn. Trước đó không có hai chữ Phật tánh nầy.

-2. 3000 pháp giới quy về một niệm. Đây là con số được tính như sau: 10 cảnh giới gồm 6 nẻo luân hồi trời người a tu la địa ngục súc sanh ngã quỷ. Cộng với 4 cảnh giới thành Phật, Bồ Tát, Duyên giác, Thanh văn giác. 10 cảnh giới nầy nhân cho 3 cảnh thế gian gồm ngủ ấm thế gian, chúng sinh thế gian, y báo quốc độ thế gian. Mỗi cảnh giới hợp với cảnh giới khác thành 100 cảnh giới. Tổng hợp lại 3000 cảnh giới trong một niệm ở tâm và tu chứng cũng trong một tâm niệm này. Niệm chân chính là Chân như tánh Phật tự nhiên hiển lộ hiển bày toàn thể 3000 pháp giới. Nếu một niệm mê lầm thì che khuất đi 3000 pháp giới bị che lấp sẽ trôi lăng theo nghiệp duyên trần cảnh. Tu để chứng ngộ là rủ bỏ nghiệp duyên trần cảnh để tánh Phật lộ ra phá sạch mê lầm. Vậy Phật tánh chúng sinh như hai mặt của bàn tay không khác nhau xa rời nhau. Chỉ cần một niệm từ mê lầm sang giác ngộ chân tâm là được.

-Ba áp dụng: chúng sanh có Phật tánh thì tu sẽ thành Bồ Tát rồi thành Phật. Áp dụng nầy quan trong tu kinh Pháp Hoa xiển dương đạo Phật bình đẳng ai cũng thành Phật được hết.

- Áp dụng thứ hai là 3 thừa gom lại thành một thừa là Phật thừa. Áp dụng nầy xem kinh Pháp Hoa là kinh cuối cùng đức Phật tóm lại đạo Phật của ngài. Cuối đời ngài ở thế gian, người mới giảng rằng vì nghiệp vì trình độ căn cơ nên người chia đạo Phật ra làm 3 thừa để giảng cho các đệ tử, nay người gom chúng lại cuối cùng là Phật thừa mà thôi.

-Áp dụng thứ ba là đức Phật xác nhận tu thành A la Hán chỉ là đi được nửa đoạn đường, phải tu tập tiếp lên Đại thừa để hoàn thành mỹ mãn. Việc này bị Nguyên thủy chống đối nên kinh này không được Nguyên thủy công nhận là kinh của Phật.

-Tích môn Bổn môn: Ngài Trí khải, Tổ của Thiên Thai tông chủ trương nghĩa hai thân Bản, Tích, chia nội dung kinh Pháp Hoa làm hai môn Bản, Tích, tức trong hai mươi tám phẩm kinh Pháp Hoa, thì mười bốn phẩm đầu là Tích môn, mười bốn phẩm cuối là Bản môn. Tích môn lấy phẩm Phương tiện làm chủ, mở phương tiện tạm thời ba Thừa để hiển bày nghĩa chân thực một Thừa, đó tức là khai quyền hiển thực. Bản môn lấy phẩm Như lai thọ lượng làm chủ, mở dấu tích gần mới thành Phật ở Già da để hiển bày cái gốc đã thành Phật từ lâu xa, đó tức là khai tích hiển bản. Tích môn là tạm thời (pháp phương tiện), Bản môn là chân thực (lý thực tướng) tạo thành pháp mầu nhiệm tạm thời và chân thực là một thể (quyền thực nhất thể). Theo Trí khải, trong Pháp Hoa huyền nghĩa quyển 7, khi giải thích chữ Diệu trong đề kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, lập ra Bản Tích nhị Trùng thập diệu, tức trong mười bốn phẩm Tích môn và mười bốn phẩm Bản môn đều có mười diệu. Trong Bản môn thập diệu, lập ra sáu trùng Bản Tích (sáu loại Bản Tích), đó là: 1. Lý sự bản tích. 2. Lý giáo bản tích. 3. Giáo hành bản tích. 4. Thể dụng bản tích. 5. Thực quyền bản tích. 6. Kim dĩ bản tích. Khi giải thích hai chữ Liên Hoa, thì trong Tích môn và Bản môn đều lập ba thí dụ, gọi là Tích Bản tam dụ, Liên hoa tam dụ.  Phổ môn là cánh cửa phổ biến, cánh cửa mở ra cho mọi loài đi vào.  Cánh cửa này không chỉ mở ra cho một hay hai, ba hạng người, mà tất cả mọi loài đều có thể đi qua cánh cửa đó để vào Phật Pháp.  Đây là một Phẩm được tụng đọc nhiều nhất của kinh Pháp Hoa, và được gọi là kinh Phổ Môn (Samantamukha) hay là kinh Quán Âm.

 

4.      Tu theo Pháp Hoa kinh Thiên Thai tông. Chúng ta đã biết rằng kinh Pháp Hoa có tính cách đại chúng, nhưng giáo nghĩa cũng rất thâm sâu.  Nói như vậy có nghĩa là những câu kinh Pháp Hoa có thể hiểu theo tính cách đại chúng, nhưng cũng có thể hiểu được theo tính cách triết học sâu sắc.  Ví dụ với câu:  Nếu có người trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì người đó dù đi vào trong lửa cháy, lửa cũng không làm người đó cháy, tại vì uy lực của Bồ Tát rất lớn lao.  Đứng về phương diện bình dân mà nói, niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm thì khỏi bị tai nạn về lửa, nhưng đứng về phương diện thực tập từ bi mà nói, khi mình có lòng thương ở trong trái tim thì lửa hận thù không cháy lên được, và mình không thấy nóng. Có hai cách tu theo Kinh Pháp Hoa:

-     Mỗi ngày có 2-3 thời vừa tụng kinh vừa lạy 108 lạy vừa sám hối. Rồi đi làm Bồ Tát giúp đời giúp chùa giúp người nghèo đói hoạn nạn. Khi tụng và lạy sám hối chúng ta nhận thấy được sự từ bi của Bồ Tát. Mổi lần tụng niệm Bồ Tát Quán Thế Âm  là ta niệm sự hiểu biết, niệm sự thương yêu, nhờ đó mà năng lượng dâm dục sẽ biến thành năng lượng hiểu biết, năng lượng thương yêu.  Do đó mà tâm ta được điều phục và thân ta được hộ trì. Nếu những người nào có nhiều oán hận và nếu biết thường niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì sẽ được giải thoát ra khỏi sân hận.

-     Cách thứ hai: tụng và lạy Bồ Tát 18 lần mà thôi và ngồi thiền quán chiếu lấy tuệ giác cho cân bằng với từ bi. Quán chiếu gì? Quán chiếu 3 chân lý Không, Giả và Trung. Vì kinh Pháp Hoa là lời Phật giảng theo biểu tượng nên đọc từng câu tụng của kinh thì quán chiếu tính biểu tưởng nó là gì? Thí dụ câu đi vào lửa không cháy có nghĩa là biểu tượng của việc lửa sân hận không còn. Câu dâm dục không còn cũng vậy có nghĩa là đưa năng lượng của chúng ta qua từ bi yêu người và học kinh Phật, hơn là yêu đương trai gái ngủ uẩn nầy yêu ngủ uẩn kia. Tánh Không theo Bồ Tát Long Thọ Trung quán luận là gì? Quán chiếu tánh Không đó theo chiều sâu như Bát Nhã Tâm Kinh. Cách thứ hai là dùng thiền định mà quán chiếu tuệ giác theo kinh Pháp Hoa và hiểu ý nghĩa biểu tượng của câu kinh. Quán chiếu về Không, Giả, Trung. Như vậy phải hiểu rõ Trung quán luận và Duyên khởi. Xin đọc bài tôi tụng Bát Nhã Tâm Kinh cùng tác giả. Không là không có tự tánh và pháp Dịch hoá pháp ở giữa hai thái cực. Giả là do duyên khởi vô thường thay đổi liên tục như kinh Kim cang. Tất cả vạn pháp là huyễn giả là không có thực. Kinh Pháp Hoa cho rằng chúng ta có thể dùng tụng kinh lạy Phật và sám hối là chuyển nghiệp xóa nghiệp, giải oan gia trái chủ từ bao kiếp trước. Điều này Thiên thai Tông không khuyến khích. Tất cả đều phải cân bằng từ bi và trí tuệ. Phải có tuệ giác về triết lý Pháp Hoa. Điều quan trọng của Pháp Hoa là gồm 3 thừa thành một thừa, vì có một Phật tánh thì chỉ Phật thừa mà thôi. Cốt lỏi của Pháp Hoa là lòng tin của chúng sanh khi tụng lạy và sám hối. Sự vi diệu quảng bá của kinh như ai tụng kinh này thì mọi việc khổ đau tai nạn nghèo đói do kiếp trước gieo nghiệp nên giờ nhận quả báo sẽ tiêu tan. Lời giải thích đó làm chúng sanh cố gắng ăn ở làm lành tránh ác và tin nhiều vào Bồ Tát tu tâm. Pháp Hoa kinh dạy nhiệm mầu vi diệu và phép mầu. Nó tương tự mê tín dị đoan nhưng dị đoan do tin tưởng trên các Bồ Tát là cổ Phật chứ không phải cùng thời với đức Phật, nên dị đoan đó tốt. Chủ trương đoàn kết các tông phái làm kinh Pháp Hoa là vua trên hết tất cả các kinh. Nó không nặng về triết lý mà nặng về Bồ Tát hạnh từ bi và tin tưởng. Trong khi triết lý của Thiên Thai tông rất cao về Trung quán luận về Tri Kiến Phật chỉ đạt được do thiền định.

 

5.      Kết Luận: Trong kinh Lăng Nghiêm có 25 vị Bồ Tát đứng lên nói về phép tu của mình trước mặt Phật. Đó là 6 căn với 6 trần với 6 thức là 18 phép tu với 7 Đại là 25. Như vậy chúng ta tu theo Bồ Tát nào thì chúng ta chọn một trong 25 phép tu đó mà quán chiếu. Phép tu theo căn trần cảnh thức và đại là lấy căn góc mà quán chiếu tính vô sanh tính Phật tánh của chúng vô sanh diệt và thanh tịnh chân như bản thể. Tu theo Pháp Hoa kinh là tu theo Thiên Thai tông nặng về Bồ Tát từ bi hơn là tuệ giác. Về khoa học góc nhìn thì kinh Pháp Hoa đi đúng đường suy tư của vật lý hiện đại là tất cả vũ trụ vạn vật từ một singulary mà giản nở ra của Stephen Hawking. Kinh Pháp Hoa nói tất cả vạn pháp quy về một hạt cải. Dùng hình ảnh biểu tượng để giảng giải ý nghĩa kinh là chúng sanh có Phật tánh là chân như của tâm nên có thể tu thành Bồ Tát Phật. Dùng thiền Chỉ để đi đến Định mà quán chiếu về Tánh Không, tuy là không nhưng vạn pháp ở một dạng tạm thời tồn tại nên gọi là giả tướng và có chức năng nhất định. Mục tiêu tu Pháp Hoa là dùng tụng niệm lạy tạ và sám hối để tâm của chúng sinh hội nhập tâm của các Bồ Tát gọi là Tri Kiến Phật. Nhưng triết lý Tri Kiến Phật rất sâu xa cao mà chỉ có thiền định mới đạt được. Vậy chúng ta cũng nên hiểu dùng thiền quán để đi đúng đường tu của Bồ Tát mà chúng ta đồng bộ với người. Chỉ có tuệ giác đồng tu với Bồ Tát chúng ta mau chóng tâm truyền tâm ấn với người. Nói nôm na là chúng ta phải có Duyên và có Chí đồng tu với Phật và Bồ Tát thì mới hội nhập với người. Muốn Tha độ là phải Tự độ Tri Kiến Phật trước là nguyên tắc cơ bản của tu tập. Kinh Pháp Hoa đúng là vua của các kinh vì nó bao gồm toàn bộ đạo Phật nên gọi là Tri Kiến Phật và triết lý Trung quán luận rất uyên thâm đúc kết toàn bộ số phận của con người. Rất nhiều người học kinh Phap Hoa chỉ chú trọng đến Bồ tát hạnh và các vị Bồ tát mà tụng niệm. Trong khi triết lý Tri Kiến Phật rất uyên thâm cao cần phải thiền định quán chiếu mới đạt được Tánh Phật. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!!

 

 

***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2018(Xem: 12866)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
09/08/2018(Xem: 7360)
Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Chết, His Holiness Dalai Lama, Jefrey Hopkins, Toàn Không
09/08/2018(Xem: 10101)
Nghiệp tạo ra số phận và chỉ có đức năng mới thắng số mà thôi. Đức chính là đức độ tích lũy được thông qua những hành vi thiện thân khẩu ý đem lại. Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
07/08/2018(Xem: 9190)
Kính bạch Thầy, xã hội VN và thế giới càng ngày càng nhiều não loạn, có lẽ ít người được an bình như những người con Phật, con xin gửi đến Trang Nhà quangduc.com một bài thơ để tự sách tấn mình và cũng để tán dương công đức những Phật tử cống hiến điều thiện lành, mang niềm vui đến cho người, làm vơi bớt khổ đau cho kiếp người như việc gởi tịnh tài phụ giúp chữa bệnh của Hòa Thượng Bangladesh Ajitananda Mahathera , trên trang nhà hay giúp đở qua các hoạt động từ thiện.
06/08/2018(Xem: 5969)
Khổ đau là điều ai cũng muốn tránh trong cuộc sống, không ai mà muốn bất hạnh xảy ra đối với mình. Nhưng cuộc đời là những bước thăng trầm của tâm hồn, là con đường chông chênh nhiều lúc nhiều hầm hố. Chỉ những người khi ngã mà không nản chí quyết tâm bước dậy đi tiếp mới là đáng trân quý biết bao. Và mỗi lần vấp ngã trong cái của khổ đau lại cho ta nhiều bài học về kinh nghiệm sâu sắc mà không ở đâu có được.
04/08/2018(Xem: 6904)
Có một câu chuyện thú vị rằng năm 1994, thiền sư Phật Giáo người Hàn Quốc, tiến sỹ Seo Kyung-Bo đã có chuyến viếng thăm Đức Cha John Bogomil đặc biệt và đã tặng Đức Cha vương miện của Bồ tát Quan Thế Âm bằng ngọc. Lúc đó Đức Cha John Bogomil có hỏi thiền sư Seo Kyung-Bo về sự liên kết giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Câu trả lời rằng 2 tôn giáo là 2 cánh của 1 con chim. Quả là ngày nay con chim đó đã vỗ cánh bay vào thiên đường thật rồi. Đức Cha Seo Kyung-Bo đã có bức tượng Bồ tát Quan Thế Âm tại Tây Ban Nha thật rồi.
04/08/2018(Xem: 6583)
Mục tiêu cao cả của đạo Phật là dạy con người tu tập để thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Cho nên, những ai lập chí xuất gia đều có chung một sở nguyện là mong được thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Nhưng tu như thế nào để đạt được mục tiêu cao quý đó?
04/08/2018(Xem: 5998)
Thật quan trọng để tỉnh thức về sự chết – để quán chiếu rằng ta sẽ không sống mãi trên cuộc đời này. Nếu ta không tỉnh thức về sự chết, thì ta sẽ không tận dụng tất cả những thuận lợi của đời sống con người quý giá này mà ta đang có được. Nó trọn vẹn ý nghĩa vì căn cứ trên việc ấy thì những tác động quan trọng có thể được hoàn thành.
04/08/2018(Xem: 6832)
Chưa bao giờ mà quyền lực mềm mang tên nhà bếp tại đa số các chùa lại lên ngôi đến vậy. Nó dần trở thành điểm đen nhạy cảm nhất tại các chùa khi Phật tử luôn được cảnh báo trước về những bất cập cho những ai đang có ý định phát tâm ở lại công phu, công quả lâu dài.
03/08/2018(Xem: 11574)
Tiệc Chay Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Tu Viện Từ Ân, Victoria, Úc Châu (Thứ Sáu, 28-9-2018) tại Nhà Hàng Maxim Sàigòn, Springvale, Victoria, Australia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]