Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Xá Ngọc Xuân

10/02/202112:30(Xem: 9588)
Tịnh Xá Ngọc Xuân

TỊNH XÁ NGỌC XUÂN.
Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-6

             Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.

       Sư cho biết, trước kia, do chỉ định của giáo đoàn, sư về chăm sóc sư Gác Mãnh, không lâu sau đó, sư Gác Mãnh viên tịch, sư Giác Đăng kế thế trụ trì; có lẽ duyên chớm phát như loài cây hạp thổ nhưỡng, mọi Phật sự hanh thông chẳng khác hạt giống vừa gieo, mầm vội đâm chồi xanh tươi. Sư nghĩ, có lẽ được Phật bổ xứ, không bao lâu, vị tu sĩ vừa ra trường trung cấp Phật học,như một thư sinh chập chững vào đời với đôi chân bỡ ngỡ, đôi tay mềm yếu, và đầu óc còn tươi rói như mãnh lụa vừa xuất xưởng, thế mà, ai ngờ…chỉ một năm sau, sư Giác Đăng đã tạo được khu đất rộng thoáng, không như ngôi tịnh xá cũ, mỗi lần lễ lộc, cúng hội mỗi nửa tháng, phải che rạp ngoài sân cho bá tánh tham dự sớt bát hoặc hành lễ kinh cầu.

        Năm 2015 về trú xứ mới, chả hiểu thế nào sư  “hô phong hoán vũ” mà chỉ 5 năm, vuông đất trở thành cơ ngơi bề thế; ba bề bốn phía phòng ốc, am cốc,bày biện như trận quái đồ, tuy không lầu cao gác tía, đủ để du khách lạc vào khu các cụ già dường lão khi tìm đến nhà vệ sinh. Thế mới biết không phái gót son, tay trắng mà  óc đầu đơn điệu. Mỗi chùa có một kiến trúc, dàn cảnh khác nhau. Chùa Huyền Trang thu hút du khách do nhiều tiểu cảnh, tôn tượng và hoa lá, Ngọc Xuân không như thế, nhưng cái giống cốt lõi của các ngôi Tam bảo và hảnh xử của một tu sĩ là tấm lòng hào hiệp, nghĩa cử từ bi, sẵn lòng cưu mang bao cuộc đời bất hạnh, đó là nét chung của một số chùa nuôi các cụ già và trẻ con. Huyền Trang có trên 50 trẻ nhỏ thì Tịnh xá Ngọc Xuân cưu mang các cụ và trẻ con gần trăm mạng.

        Tiền đâu vừa xây dựng lại vừa nuôi ăn, tính chung nhân khẩu trong Tịnh xá, thợ thầy và khách vãng lai gần 150 vị? Cứ đổ cho lý sự nhà Phật thì do Phước báu là xong, khỏi phải thắc mắc. Thế nhưng, hàng ngày nuôi các cụ già và trẻ con không thể tương chao rau muống khổ hạnh như các sư thì, nội tự trở thành một bệnh viện bỏ túi, lại tiền thuốc, tiền người chăm sóc phục vụ…tiêu tốn hơn cả tiền ăn.Khỏi lo, sau lưng sư đã có một hộ pháp hào hiệp mang nhãn hiệu con chiên ngoan đạo,được tặng danh “nữ hoàng thiện nguyện” hàng ngày hỗ trợ hàng trăm suất cơm có đủ thịt cá và nhiều loại bổ dưỡng, đã làm vơi gánh nặng của một tu sĩ trắng tay làm việc thiện bằng hai bàn tay trắng; do vậy, các cụ và các cháu vẫn nỏn nà tươi khỏe, cụ ông toòng teng trên võng dưới bóng râm cây xoài bên hông nhà,phơ phất chòm râu tiên bạc hơn tuổi đời của cụ; cụ bà phe phẩy chiếc quạt mo trên sạp gỗ đăm chiêu hướng về một thời son sắc thuở nào!

       Như vậy đủ hiểu làm sao một nhà sư  đã làm được lắm việc trong một thời gian thật ngắn. Sư Giác Đăng đã ngầm hiểu là ngọn đèn giác ngộ thì gặp bao cảnh ngộ đau thương phải đưa tay gánh vác. Thời may ông Trời đã sắp xếp cho sư và “nữ hoàng thiện nguyện”gặp nhau điểm chung của lòng nghĩa hiệp, chung tay thực hiện bao chuyến từ thiện khắp ba miền, san lấp bao nghiệt ngã đời người trong khả năng sẵn có. Cũng từ đó, các mạnh thường quân, các đại gia đã phải chạnh lòng giữa biển đời  còn có bềnh bồng vài tấm ván cứu sinh! Họ đã rót dầu cho đèn thêm sáng, tiếp nhiên liệu cho các Bồ Tát tròn hạnh nguyện độ sinh. Thế mới biết, tu không phải nhắm mắt cho đời mãi khổ, đại gia không thể hưởng thụ cá nhân; Ôi, một nhà sư và một nữ hoàng đủ thắp sáng nghĩa cử làm rạng danh một thị xã không mấy sung túc như  Long Khánh.

        Tương lai Tịnh xá Ngọc Xuân về đâu, sư về đâu? Công việc hiện tại đủ  là đáp án. Bếp cơm tình thương và nữ hoàng ra sao? Vẫn là hạt giống nhân đức của quý vị gieo trong hiện tại. Nhà Phật có câu:”dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị” nghĩa là muốn biết nhân đời trước, hãy xem thọ báo hiện tại, muốn biết quả kiếp sau, hãy xem việc làm hiện tại

MINH MẪN 
09/02/2021

Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-1Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-10Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-11Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-12Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-13Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-14Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-15Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-16Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-17Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-2Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-3Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-4Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-5Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-6Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-7Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-8Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-9


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9985)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9698)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11497)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6964)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6890)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8912)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10123)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8929)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7818)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5638)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]