Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Trâu Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

08/02/202121:11(Xem: 5490)
Con Trâu Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

CON TRÂU CỦA

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 Chan-Trau-thien-Tong

     Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn.

 

     Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.

 

     Ông là người chăn giữ con trâu đầu tiên trong văn học Thiền Việt Nam. Ông đã chăn con trâu chính ông, mà ông đã phát hiện từ Qui Sơn Trung Quốc chòm xóm. Đây, thơ ông viết:

 

放牛

鄰,
人。
海,
春。

 

Phiên âm: Phóng ngưu

 

Ngẫu hướng Qui Sơn đắc đệ lân,

Hoang vu cam tác mục ngưu nhân;

Quốc vương đức trạch khoan như hải,

Tùy phận ta ta thủy thảo xuân.

Dịch thơ: Thả trâu

 

Chợt hướng Qui Sơn kiếm được nhà

Chăn trâu cam phận chốn đồng xa

Nhà vua ơn đức to như biển

Cỏ nước xuân sang đẹp phận ta.

(Tâm Minh dịch)

 

     Theo dõi bước tiến tâm linh của Tuệ Trung Thượng Sĩ từ khi ông thấy con trâu của Đại An ở Qui Sơn rồi cũng từ đó ông cam phận làm kẻ chăn trâu cho chính mình, ông đã linh hoạt tự mình chuyển hóa hình ảnh biểu tượng con trâu ban đầu thành con trâu đất, con trâu bùn hay con trâu đá mang những phong thái đồng quê Việt Nam, con người Việt Nam. Ông luôn luôn chạy theo nó, luôn đóng vai là kẻ mục đồng. Ông đã diễn tả thành công tiến trình chăn trâu của mình qua bài thơ sống động sau:

 

牛,
休。
下,
球。

 

Phiên âm: Thủ nê ngưu

 

Nhất thân độc thủ nhất nê ngưu,
Đằng tỵ khiên lai vị khẳng hưu.
Tương đáo Tào Khê đô phóng hạ,
Mang mang thủy cấp đả viên cầu.

Dịch thơ: Giữ con trâu đất

 

Giữ con trâu đất một mình

Liền tay xỏ mũi dắt nhanh trở về

Thả liền khi tới Tào Khê.

Nước mênh mông cuốn bọt đi lăn tròn.

(Tâm Minh dịch)

 

     Con trâu đất của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã được điều phục, bằng cách xỏ mũi dắt về. Hình ảnh người chăn và con trâu đất từ đó không còn ngăn cách với nhau nữa mà đã trở thành “một”. Người ta cho rằng chính cái “một” này nó được thể hiện là “hai” trong câu: “Tương đáo Tào Khê đô phóng hạ” (thả liền khi tới Tào Khê) và chính giây phút “đô phóng hạ” (thả liền) này là giây phút không nắm giữ, mà không còn nắm giữ thì có gì để buông ra đâu, do đó không buông thả. Thái độ “không giữ không buông” này quả thật là một thái độ “ung dung tự tại” vậy.

 

     Khi con trâu đã hoàn toàn được thuần phục dưới sự điều phục của người chăn trâu, cả người chăn trâu và trâu không còn phân biệt người chăn và được chăn, ở đây đã có một sự hòa điệu. Và như thế, quá trình hàng phục trâu là quá trình hàng phục tìm lại chân tâm thường tịnh trong mỗi con người thường xuyên giáp mặt với những ham muốn của cuộc sống quá nhiều bụi trần đeo bám:

 

時,
歸。
有,
騎。

 

Phiên âm: Điệu tiên sư

 

Nhất khúc vô sinh xướng liễu thì,
Đảm hoành tất lật cố hương quy.
Thượng đầu đả quá hồ hà hữu,
Nhất cá nê ngưu nhậm đảo ky.

 

Dịch thơ: Tiếc thương thầy xưa

 

Khi khúc vô sinh vừa hát xong

Cầm ngang ống sáo về làng thôn

Bỏ qua cái trước không chi cả

Cưỡi ngược trâu kia cứ mặc lòng.

(Tâm Minh dịch)

 

     Thiền dạy rằng tự ngàn trước tới ngàn sau ta không thiếu gì hết, ta vốn luôn tròn đầy. Là một nhà thơ của Phật giáo Thiền tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ khuyên ta nên trở về tìm kiếm cái đẹp ngay bên trong, chứ đừng tìm bên ngoài. Đừng nương tựa vào người khác. Trong ta có một suối nguồn sâu thẳm, nếu ta biết khai phá một cách kiên trì, thì một lúc nào đó, hàng vạn đóa hoa xuân sẽ tưng bừng nở rộ lên bất tận. Thơ của ông đã nói lên điều đó:


何,
磨。
戶,
花。

 

Phiên âm: Thị học


Học giả phân phân bất nại hà
Đồ tương linh đích khổ tương ma
Báo quân hưu ỷ tha môn hộ
Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa.


Dịch thơ: Chỉ cách học

 

Học rồi chẳng biết sao đây

Gạch mài gạch mãi công này uổng đi

Cửa nhà người ỷ làm chi

Ánh xuân một điểm hoa kia rợp trời.

(Tâm Minh dịch)
 

     Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, trong một bài thơ tương truyền là của thiền sư Hương Hải cũng đã đề cập đến việc đi tìm chân tính hay “bản lai diện mục” như đi tìm trâu. Bài thơ như sau:

 

Tầm ngưu tu phóng tích
 Học đạo quí vô tâm
 Tích tại, ngưu hoàn tại
 Vô tâm đạo dị tầm.

 

    Bốn câu thơ này nói rõ con đường để chúng ta tìm chân lý. Muốn tìm chân lý thì phải nương vào kinh điển giống như người chăn trâu tìm trâu, noi theo dấu thì sẽ gặp. Thơ được dịch là:

 

Tìm trâu cần phăng dấu
  Học đạo cốt vô tâm
  Dấu đâu thì trâu đó
  Vô tâm đạo dễ tầm.

 

     Tìm trâu cần phăng dấu, người chăn trâu tìm theo cái dấu trâu đi, nó đi hướng nào thì tìm theo hướng đó. Dấu đâu thì trâu đó, khi trâu đi lạc thì người chăn trâu thấy cái dấu đi hướng nào bèn  nhắm theo hướng đó mà tìm trâu, nhất định sẽ gặp được trâu. Chữ “dấu trâu” ở đây là tượng trưng cho kinh điển Phật. Kinh điển Phật dạy chúng ta học là những dấu vết để tìm chân lý. Chân lý là dụ cho con trâu.

 

     Còn học đạo thì quý ở chỗ vô tâm. Vô tâm thì đạo dễ tầm. Người tu chúng ta nương theo giáo lý để tu, mà tu đi đến chỗ vô tâm. Vô tâm ví dụ như thấy được con trâu, mà học đạo ví dụ như theo dấu. Nếu cái dấu nó còn, thì tự nhiên chúng ta biết rằng con trâu còn, theo hướng đó tìm tới nhất định sẽ gặp nó. Cũng vậy, người học đạo mà được vô tâm thì đạo hiện tiền khỏi cần cái gì hết. Bao nhiêu kinh, sách Phật dạy, đều cốt làm sao chúng ta tu dẹp bỏ hết những tâm điên đảo vọng tưởng. Điên đảo vọng tưởng hết gọi là vô tâm, mà vô tâm thì thấy đạo.

 

     Kết luận lại ta thấy hình ảnh con trâu quả thật hiện rõ nét trong Phật pháp và trong nhà Thiền. Còn chuyện chăn dắt con trâu thì rất nhiều. Tùy từng người chăn mà hình thức chăn dắt lại khác nhau đôi chút, nhưng đích đến của những con trâu ấy thì chỉ có một, đó là đưa trở về lại bản thể vô nhiễm, vô sinh, tức cái gốc ban sơ của nó.

 

****




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2013(Xem: 7679)
Là người Phật tử chân chính, chúng ta biết buông xả những thói quen có hại cho người, vật nhưng phải luôn có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nhằm phát huy Bồ đề tâm chúng ta ngày càng thêm vững chắc, để ta có cơ hội trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, mà vẫn chu toàn mọi việc.
09/02/2013(Xem: 7939)
Cách đây gần 30 năm, ông Huang Funeng bị mù sau khi mắc căn bệnh thoái hóa mắt. Kể từ đó, vợ ông, bà Wei Guiyi, trở thành đôi mắt của chồng. Hình ảnh người vợ còng dùng gậy tre dắt chồng mù không còn xa lạ với người dân ở tỉnh Quảng Tây.
07/02/2013(Xem: 16125)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
06/02/2013(Xem: 7032)
Hôm nay, Tết Nguyên Đán năm Kỷ Tỵ, tấtcả quí Phật tử gần xa đều về chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới. Nhân đây chúng tôi cũng nói chuyện và chúc Tết quí vị luôn. Năm Tỵ là năm con rắn, tôi cũng tùy tục mà nói chuyện đạo lý về con rắn.
04/02/2013(Xem: 10645)
Trước khi nhập điệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
02/02/2013(Xem: 8036)
You may be surprised to hear that Most Venerable Thich Quang Do has made it known to President Obama and his Administration that Vietnam needs more than ever the service of VOA/ Vietnamese service. He is the supreme Buddhist Leader in Vietnam under House Arrest.
01/02/2013(Xem: 9058)
Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”. Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại. Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi. Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.
27/01/2013(Xem: 12685)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần Tài – Thổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
21/01/2013(Xem: 8870)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8773)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]