Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngồi Giữa Gió Xuân

07/02/202119:20(Xem: 5208)
Ngồi Giữa Gió Xuân

NGỒI GIỮA GIÓ XUÂN

 

 

          Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân”
Ngồi Giữa Gió Xuân

         Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư?

          Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!

          Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?

          Đông lạnh lẽo gió mưa, kẻ trong chăn ấm, người ngoài phong sương, tấc lòng tương ái băn khoăn nào dứt?

          Chỉ mùa Xuân, người người tìm nhau đoàn tụ, muôn hoa tặng người thời kỳ mãn khai rực rỡ nhất để nhắc nhở người biết đến với người bằng Từ Bi Hỷ Xả.

          Có món quà cao quý này, chúng ta chỉ cần ngồi xuống bên nhau thì lập tức nắng hạ, mưa thu, đông rét mướt cũng trở thành gió xuân dịu dàng; Vì sân hận, oán trách, ác độc, bất công không thể tồn tại trong Từ Bi Hỷ Xả.

 

          Thời kỳ sắp đạt thành Đạo Cả, sa-môn Gotama đã dừng lại trong khu rừng bồ-đề râm mát bên giòng sông Ni-Liên-Thuyền, nơi đó sa-môn đã nhận bát sữa cúng dường của một cô bé trong làng, đã gặp chú bé chăn trâu tặng cỏ non êm mát làm tọa cụ.

Dưới tàng bồ đề đại thụ, sa-môn đã dũng mãnh lập nguyện: “Nếu không đạt thành Đạo Cả, ta thề không rời khỏi nơi này.”

          Lúc đó, đất trời đang giao mùa, dăm cành sầu đông khẳng khiu cựa mình thức giấc chờ đón ngọn gió xuân thoảng tới. Giữa bao la vạn hữu, Sa-môn ngồi kiết già, thinh lặng, thảnh thơi quán chiếu luân hồi để phát hiện tự ngã, đạt tới Bình Đẳng Tánh Trí.

Ngọn gió nào thổi qua khu rừng bồ-đề ven thôn nghèo Ưu Lâu Tần Loa, hướng đông nam Ấn Độ vào canh ba của một đêm mầu nhiệm cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm, có phải là ngọn xuân phong đã hớn hở bay khắp mười phương tám hướng báo tin Đạo Cả vừa tựu thành?

Gió đã mang tin vui đi khắp vạn hữu, nhưng Người Đắc Đạo vẫn lặng yên ngồi giữa gió xuân sau khi đã đạt Túc Mệnh Minh, thấy hết đoạn đường sinh diệt của mình trong các kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai; đạt Lậu Tận Minh, cái thấy vượt thoát sinh tử; đạt Tha Tâm Minh, Thiên Nhãn Minh, Thiên Nhĩ Minh, Thần Túc Minh, do nắm vững bí quyết của chánh niệm mà thấy hết, nghe hết, tới hết với trầm luân của mọi loài.

          Khi ánh dương rạng rỡ ở phương Đông, vị sa-môn mới chậm rãi đứng lên. Ngài đi về phía bờ sông Ni Liên Thuyền. Cũng con sông ấy nhưng nước sông như trong hơn, mát hơn khi bước chân Bậc Giác Ngộ chạm vào giòng   chảy. Có lẽ con sông biết, từ đây, nó đã đi vào lịch sử vì người vừa xuống tắm sẽ là bậc đạo sư vĩ đại của nhân loại.

          Còn ngọn xuân phong? Nó đã thông minh, chuyển hóa thành sương mai buổi sáng, nắng ấm buổi trưa hay mây nhẹ lãng đãng buổi chiều để theo dấu chân vị đạo sư suốt bốn mươi chín năm du hóa. Bất cứ thuyết giảng nơi đâu, vị đạo sư cũng tĩnh tọa an nhiên, tự tại như đêm đắc đạo tại rừng bồ-đề. Làm sao ngọn xuân phong có thể thiếu vắng để mang những lời thuyết giảng đi xa, thật xa, tới tận ngọn thông trên bao đầu non, hay cuối bờ cát cháy những mịt mù sa mạc.

          Chẳng thế mà, hàng nghìn năm sau, bất cứ nơi đâu có bóng dáng của hành giả biết “ngồi yên” với tâm trong veo tĩnh lặng, nơi đó đều phảng phất hương gió xuân, bất kể khi đó đang là mùa nào trong trời đất.     

Hình ảnh Tọa Xuân Phong, đúng nghĩa cả thân, tâm, ý, sẽ chính là Thân Giáo, biểu tượng sự thanh khiết, tinh sạch, làm cảm động những lữ khách đang bôn ba xuôi ngược giữa lốc xoáy của kiếp nhân sinh. Phút giao cảm đó, có kẻ đã biết dừng lại, ngồi xuống, tạm thả buông hệ lụy, thở thật sâu và bàng hoàng nhận ra, hạnh phúc đang ở ngay phút giây này.

          Dường như lần đầu, kẻ ấy nhận thức được là mình đang thở, mình đang sống. Vậy trước kia có thở, có sống không? Phải thở mới sống được chứ?

Vậy là, trước kia vẫn thở mà “không có thì giờ” biết là mình đang thở; vẫn sống mà “không có thì giờ” biết là mình đang sống. Vậy thì, ta đã từng thở như không thở, sống như không sống! Hèn chi mà ta luôn khổ đau, quẩn quanh trong hơn thua, còn mất, giầu nghèo, sang hèn …

          Giữa bận rộn của kiếp nhân sinh, chỉ cần đôi lúc biết ngồi yên, lắng tâm, nhìn vào bên trong, nghĩa là nhìn vào bản ngã đích thực của kiếp người, sẽ thấy ra những vô thường, biến dịch. Thấy được Vô Thường sẽ chấm dứt khổ đau vì khổ đau là gốc rễ từ những cái ta ngỡ là Thường! Như những đợt sóng khi còn, khi mất, đã lo sợ, lao xao tìm nước; nhưng khi sóng biết mình là nước thì sóng sẽ yên vui.

 

          Hành giả đã từng được ngồi như thế, cảm nhận rõ ràng được ngồi như thế trên những bãi cỏ ở Phương Khê, Xóm Thượng, Xóm Hạ, Xóm Mới, trong một mùa an cư tại Làng Mai, Pháp Quốc.

Mỗi lần dẫn chúng thiền hành, Thầy thường dừng lại nơi nào đẹp nhất, khoáng đãng nhất, và thị giả sẽ trải chiếc chiếu nhỏ dưới gốc cây. Đại chúng dừng lại theo Thầy, tự tìm chỗ ưa thích và ngồi xuống. Thị giả mở túi vải mang theo bình trà đã pha sẵn, lấy ra một chiếc tách đất nung, rồi chậm rãi, rót trà dâng Thầy. Thầy đỡ lấy bằng hai tay, tỏ  lòng cám ơn. Thị giả chắp tay búp sen đáp lễ rồi lùi sang bên, vén áo, ngồi xuống sau Thầy.

          Khi ấy, đoàn thiền hành cũng đã khoanh chân ngồi yên.

          Chẳng cần một lời mà thầy trò đang cho nhau ngàn lời.

          Không gian mênh mông. Bầu trời cao, trong xanh, lửng lơ mây bạc. Rừng cây bát ngát hương tùng, hương bách. Chim hát trên cây. Hoa nở dưới đất. Tất cả lặng thinh thể hiện sự kỳ diệu của:

          “Đã về. Đã tới. Bây giờ. Ở đây”   

          Thế thôi.    

          Không cần chi nhiều, chỉ cần từ bi với chính ta bằng cách biết cho ta đôi lúc ngồi yên, ta sẽ hạnh phúc như vị vua đời Trần, coi ngai vàng như đôi dép rách để trở thành Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm, Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự :

          “Thị phi niệm trục triêu hoa lạc

          Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn

          Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch

          Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn” (*)

 

          “Phải, trái, như hoa rụng sớm mai

          Lợi danh buốt lạnh đêm mưa dài

          Hoa rơi, mưa tạnh, non u tịch

          Một tiếng chim ca, xuân dẫu phai!” (**)

          Sau đêm mưa lạnh, hoa rụng tơi bời, ta thấy gì khi hửng đông vừa hé rạng? Là những ngọn núi xanh rì, lặng thinh, tươi mát mà mưa kia chẳng thể cuốn trôi, hoa kia chẳng thể nhuộm héo. Trong tịch mịch tinh khôi ấy, mùa xuân dù còn đây hay đã qua, mà con chim về muộn vẫn cất tiếng hót hân hoan, bài ca của xuân bất tận trong tâm Bát-Nhã …

 

                                                Hạnh Chi                                      

                    (Nhớ về hương xuân Làng Mai, một mùa An Cư)

 (*) Trích bài “Sơn Phòng Mạn Hứng” của ngài Điều Ngự Giác Hoàng.

 (**) HC phỏng dịch

         




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2015(Xem: 10146)
1. Bí mật của Đức Đạt Lai Lạt Ma: Đừng lo lắng về những thứ bạn không thể thay đổi và hãy có được chín giờ ngủ mỗi đêm. 2. "Mang theo thông điệp tình yêu, lòng khoan dung, và sự tha thứ." 3. "Hãy xem nhân loại là đồng nhất, sau đó không có cơ sở để giết hại lẫn nhau. Tôi yêu đời sống của tôi. Mọi người đều có quyền được sống hạnh phúc. Hầu hết các vấn đề gây ra bởi con người. Giết chóc, bắt nạt, bóc lột. Chúng ta phải tìm giải pháp dài hạn. Điều này rất khó khăn.
01/07/2015(Xem: 13482)
Hề chi một phận đời riêng Buông hơi nằm xuống mà nghiêng đất trời Thiếu ta, đời cũng vậy thôi! Ta là hạt bụi giữa đời bao la..
01/07/2015(Xem: 24197)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 20045)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
01/07/2015(Xem: 11455)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
29/06/2015(Xem: 9256)
Như truyền thông đại chúng đã loan tải vào ngày 24 tháng 4/ 2015 một trận động đất xảy ra tại đất nước Nepal đã làm thiệt mạng gần 9.000 nạn nhân, và làm sập hư trên 100.000 ngôi nhà, trong hiện tại có trên 200.000 người không nhà cửa, và hàng ngàn trẻ em mồ côi cha mẹ. Nhìn thấy cảnh đời bể dâu tang thương đổ nát của người dân Nepal, Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ đã ra thông tư, cũng như tâm thư kêu gọi lòng từ tâm của người con Phật. Sau gần 2 tháng kêu gọi, với tấm lòng tùy tâm của đồng hương Phật tử xa gần trong và ngoài nước Úc, cũng như 37 tự viện thành viên của Giáo Hội đã đem đến kết quả với số tiền cứu trợ là $ 304.900. Úc Kim. Phái Đoàn Cứu Trợ Nepal thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đã lên đường vào tối ngày 8.6.2015 tại sân bay Melbourne.
29/06/2015(Xem: 8212)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12179)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 31221)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 13073)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]