Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngồi Giữa Gió Xuân

07/02/202119:20(Xem: 5240)
Ngồi Giữa Gió Xuân

NGỒI GIỮA GIÓ XUÂN

 

 

          Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân”
Ngồi Giữa Gió Xuân

         Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư?

          Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!

          Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?

          Đông lạnh lẽo gió mưa, kẻ trong chăn ấm, người ngoài phong sương, tấc lòng tương ái băn khoăn nào dứt?

          Chỉ mùa Xuân, người người tìm nhau đoàn tụ, muôn hoa tặng người thời kỳ mãn khai rực rỡ nhất để nhắc nhở người biết đến với người bằng Từ Bi Hỷ Xả.

          Có món quà cao quý này, chúng ta chỉ cần ngồi xuống bên nhau thì lập tức nắng hạ, mưa thu, đông rét mướt cũng trở thành gió xuân dịu dàng; Vì sân hận, oán trách, ác độc, bất công không thể tồn tại trong Từ Bi Hỷ Xả.

 

          Thời kỳ sắp đạt thành Đạo Cả, sa-môn Gotama đã dừng lại trong khu rừng bồ-đề râm mát bên giòng sông Ni-Liên-Thuyền, nơi đó sa-môn đã nhận bát sữa cúng dường của một cô bé trong làng, đã gặp chú bé chăn trâu tặng cỏ non êm mát làm tọa cụ.

Dưới tàng bồ đề đại thụ, sa-môn đã dũng mãnh lập nguyện: “Nếu không đạt thành Đạo Cả, ta thề không rời khỏi nơi này.”

          Lúc đó, đất trời đang giao mùa, dăm cành sầu đông khẳng khiu cựa mình thức giấc chờ đón ngọn gió xuân thoảng tới. Giữa bao la vạn hữu, Sa-môn ngồi kiết già, thinh lặng, thảnh thơi quán chiếu luân hồi để phát hiện tự ngã, đạt tới Bình Đẳng Tánh Trí.

Ngọn gió nào thổi qua khu rừng bồ-đề ven thôn nghèo Ưu Lâu Tần Loa, hướng đông nam Ấn Độ vào canh ba của một đêm mầu nhiệm cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm, có phải là ngọn xuân phong đã hớn hở bay khắp mười phương tám hướng báo tin Đạo Cả vừa tựu thành?

Gió đã mang tin vui đi khắp vạn hữu, nhưng Người Đắc Đạo vẫn lặng yên ngồi giữa gió xuân sau khi đã đạt Túc Mệnh Minh, thấy hết đoạn đường sinh diệt của mình trong các kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai; đạt Lậu Tận Minh, cái thấy vượt thoát sinh tử; đạt Tha Tâm Minh, Thiên Nhãn Minh, Thiên Nhĩ Minh, Thần Túc Minh, do nắm vững bí quyết của chánh niệm mà thấy hết, nghe hết, tới hết với trầm luân của mọi loài.

          Khi ánh dương rạng rỡ ở phương Đông, vị sa-môn mới chậm rãi đứng lên. Ngài đi về phía bờ sông Ni Liên Thuyền. Cũng con sông ấy nhưng nước sông như trong hơn, mát hơn khi bước chân Bậc Giác Ngộ chạm vào giòng   chảy. Có lẽ con sông biết, từ đây, nó đã đi vào lịch sử vì người vừa xuống tắm sẽ là bậc đạo sư vĩ đại của nhân loại.

          Còn ngọn xuân phong? Nó đã thông minh, chuyển hóa thành sương mai buổi sáng, nắng ấm buổi trưa hay mây nhẹ lãng đãng buổi chiều để theo dấu chân vị đạo sư suốt bốn mươi chín năm du hóa. Bất cứ thuyết giảng nơi đâu, vị đạo sư cũng tĩnh tọa an nhiên, tự tại như đêm đắc đạo tại rừng bồ-đề. Làm sao ngọn xuân phong có thể thiếu vắng để mang những lời thuyết giảng đi xa, thật xa, tới tận ngọn thông trên bao đầu non, hay cuối bờ cát cháy những mịt mù sa mạc.

          Chẳng thế mà, hàng nghìn năm sau, bất cứ nơi đâu có bóng dáng của hành giả biết “ngồi yên” với tâm trong veo tĩnh lặng, nơi đó đều phảng phất hương gió xuân, bất kể khi đó đang là mùa nào trong trời đất.     

Hình ảnh Tọa Xuân Phong, đúng nghĩa cả thân, tâm, ý, sẽ chính là Thân Giáo, biểu tượng sự thanh khiết, tinh sạch, làm cảm động những lữ khách đang bôn ba xuôi ngược giữa lốc xoáy của kiếp nhân sinh. Phút giao cảm đó, có kẻ đã biết dừng lại, ngồi xuống, tạm thả buông hệ lụy, thở thật sâu và bàng hoàng nhận ra, hạnh phúc đang ở ngay phút giây này.

          Dường như lần đầu, kẻ ấy nhận thức được là mình đang thở, mình đang sống. Vậy trước kia có thở, có sống không? Phải thở mới sống được chứ?

Vậy là, trước kia vẫn thở mà “không có thì giờ” biết là mình đang thở; vẫn sống mà “không có thì giờ” biết là mình đang sống. Vậy thì, ta đã từng thở như không thở, sống như không sống! Hèn chi mà ta luôn khổ đau, quẩn quanh trong hơn thua, còn mất, giầu nghèo, sang hèn …

          Giữa bận rộn của kiếp nhân sinh, chỉ cần đôi lúc biết ngồi yên, lắng tâm, nhìn vào bên trong, nghĩa là nhìn vào bản ngã đích thực của kiếp người, sẽ thấy ra những vô thường, biến dịch. Thấy được Vô Thường sẽ chấm dứt khổ đau vì khổ đau là gốc rễ từ những cái ta ngỡ là Thường! Như những đợt sóng khi còn, khi mất, đã lo sợ, lao xao tìm nước; nhưng khi sóng biết mình là nước thì sóng sẽ yên vui.

 

          Hành giả đã từng được ngồi như thế, cảm nhận rõ ràng được ngồi như thế trên những bãi cỏ ở Phương Khê, Xóm Thượng, Xóm Hạ, Xóm Mới, trong một mùa an cư tại Làng Mai, Pháp Quốc.

Mỗi lần dẫn chúng thiền hành, Thầy thường dừng lại nơi nào đẹp nhất, khoáng đãng nhất, và thị giả sẽ trải chiếc chiếu nhỏ dưới gốc cây. Đại chúng dừng lại theo Thầy, tự tìm chỗ ưa thích và ngồi xuống. Thị giả mở túi vải mang theo bình trà đã pha sẵn, lấy ra một chiếc tách đất nung, rồi chậm rãi, rót trà dâng Thầy. Thầy đỡ lấy bằng hai tay, tỏ  lòng cám ơn. Thị giả chắp tay búp sen đáp lễ rồi lùi sang bên, vén áo, ngồi xuống sau Thầy.

          Khi ấy, đoàn thiền hành cũng đã khoanh chân ngồi yên.

          Chẳng cần một lời mà thầy trò đang cho nhau ngàn lời.

          Không gian mênh mông. Bầu trời cao, trong xanh, lửng lơ mây bạc. Rừng cây bát ngát hương tùng, hương bách. Chim hát trên cây. Hoa nở dưới đất. Tất cả lặng thinh thể hiện sự kỳ diệu của:

          “Đã về. Đã tới. Bây giờ. Ở đây”   

          Thế thôi.    

          Không cần chi nhiều, chỉ cần từ bi với chính ta bằng cách biết cho ta đôi lúc ngồi yên, ta sẽ hạnh phúc như vị vua đời Trần, coi ngai vàng như đôi dép rách để trở thành Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm, Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự :

          “Thị phi niệm trục triêu hoa lạc

          Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn

          Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch

          Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn” (*)

 

          “Phải, trái, như hoa rụng sớm mai

          Lợi danh buốt lạnh đêm mưa dài

          Hoa rơi, mưa tạnh, non u tịch

          Một tiếng chim ca, xuân dẫu phai!” (**)

          Sau đêm mưa lạnh, hoa rụng tơi bời, ta thấy gì khi hửng đông vừa hé rạng? Là những ngọn núi xanh rì, lặng thinh, tươi mát mà mưa kia chẳng thể cuốn trôi, hoa kia chẳng thể nhuộm héo. Trong tịch mịch tinh khôi ấy, mùa xuân dù còn đây hay đã qua, mà con chim về muộn vẫn cất tiếng hót hân hoan, bài ca của xuân bất tận trong tâm Bát-Nhã …

 

                                                Hạnh Chi                                      

                    (Nhớ về hương xuân Làng Mai, một mùa An Cư)

 (*) Trích bài “Sơn Phòng Mạn Hứng” của ngài Điều Ngự Giác Hoàng.

 (**) HC phỏng dịch

         




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2016(Xem: 10371)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7845)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 7533)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 10147)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 8636)
Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình. Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn. Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không? Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.
18/12/2015(Xem: 16839)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
17/12/2015(Xem: 7814)
Sau khi dự đám tang của Bác Diệu Nhụy Phan Thị Nhị từ Hannover trở về nhà, không hiểu sao đêm nay tôi luôn trằn trọc thao thức mãi không ngủ yên được. Nhìn đồng hồ thấy đã gần 4 giờ sáng. Có một lực gì vô hình và lòng thương mến đã thôi thúc tôi ngồi dậy để viết lên tâm tư tình cảm của mình trong ngày tang lễ của Bác Diệu Nhụy. Bác Diệu Nhụy ơi, trong cõi hư vô hương linh của Bác còn đâu đó. Tình cảm của hai Bác đã dành cho chúng em khoảng mấy năm trước đây Bác đã nhận và xem chúng em như những người em trong gia đình. Trước giờ ra đi Bác vẫn còn sáng suốt minh mẫn, có lẽ sự giao cảm mến thương giữa hai chị em vẫn còn đâu đây.! Tôi không sao quên được, vào lúc 11 giờ sáng ngày 28.9.2015 tại nhà quàn Babst Hannover, Đức quốc; tang lễ của Bác Diệu Nhụy được cử hành long trọng trong không khí trang nghiêm đầy ấm cúng.
17/12/2015(Xem: 13405)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
17/12/2015(Xem: 9016)
Mỗi buổi sáng, sau thời công phu, đại chúng được nhắc nhở là trong suốt ngày, mỗi khi đi thì không nói năng và suy nghĩ mà phải thực tập tiếp xúc với đất Mẹ với tất cả những mầu nhiệm của sự sống. Lời nhắc nhở như sau, được đọc bằng tiếng Anh và tiếng Việt: “Đất Mẹ đang có mặt dưới chân chúng ta. Xin đại chúng khi đi đem hết thân tâm một trăm phần trăm đầu tư vào mỗi bước chân, để tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống để được nuôi dưỡng và trị liệu, không nói năng cũng không suy nghĩ.Nếu cần nói một điều gì hay nghe một điều gì thì xin dừng lại để nói và để nghe trước khi đi tiếp. Xin toàn thể đại chúng thực tập và yểm trợ cho sự thực tập này.”
12/12/2015(Xem: 8579)
Hôm nay không phải là ngày cuối tuần, nhưng chúng tôi đã có mặt bên nhau trong một không gian ấm cúng tại nhà sách Thái Hà trên đường Tô Hiệu quận Cầu Giấy của Thủ đô Hà Nội. Tôi từ Sài Gòn bay ra để được tham gia một sư kiện đặc biệt và ấn tượng. Hòa thượng Thích Phụng Sơn từ bên Mỹ bay về để giao lưu và sẻ chia với bạn đọc và Phật tử về chủ đề “Những nét văn hóa Đạo Phật”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]