Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Emily Dickinson, Nhà Thơ Ẩn Dật Trong Cõi Thơ Vô Ngã

22/01/202120:06(Xem: 6559)
Emily Dickinson, Nhà Thơ Ẩn Dật Trong Cõi Thơ Vô Ngã

Emily Dickinson, Nhà Thơ Ẩn Dật Trong Cõi Thơ Vô Ngã

 

Huỳnh Kim Quang

 emily-elizabeth-dickinson

Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.

 

Cuộc đời của nhà thơ Emily Elizabeth Dickinson

 

Emily Elizabeth Dickinson được sinh ra tại thành phố Amherst thuộc tiểu bang Massachusetts vào ngày 10 tháng 12 năm 1830 trong một gia đình nổi tiếng nhưng không giàu có. Cha bà, ông Edward Dickinson là một luật sư tại Amherst và là thành viên của hội đồng quản trị Đại Học Amherst College. Ông nội của Emily Dickinson, Samuel Dickinson, là một trong những người sáng lập Đại Học Amherst College.

Tất cả tài liệu cho thấy lúc trẻ Emily là người con gái thuần hậu. Lúc còn bé bà học trường mẫu giáo được xây trên đường Pleasant Street. Cha của bà là người muốn các con học hành thành đạt nên ông quan tâm theo dõi kỹ việc học của các người con cho dù bận rộn công việc.

Vào ngày 7 tháng 9 năm 1840, Dickinson và người chị Lavinia bắt đầu vào Trường Amherst Academy, trường này trước đó là trường nam sinh nhưng đã mở cửa đón nữ sinh trong vòng 2 năm trước. Cùng năm này, cha bà đã mua một căn biệt thự nằm trên đường North Pleasant Street. Căn nhà nhìn ra khu nghĩa trang được một mục sư địa phương mô tả là không có cây cối và “kín cổng cao tường.” Dickinson học tại Academy 7 năm và lấy các lớp về tiếng Anh và văn học cổ như Latinh, thực vật học, địa lý, lịch sử, “triết học tinh thần,” và toán học.

Dickinson từ lúc trẻ đã bị rắc rối bởi “sự đe dọa sâu sắc” về cái chết, đặc biệt cái chết của những người thân. Khi Sophia Holland, người chị em họ thứ hai của bà và là bạn thân, bị bệnh sốt phát ban và chết vào tháng 4 năm 1844, Emily bị chấn thương. Nhớ lại sự việc này 2 năm sau, Emily viết rằng “nó dường như đối với tôi là tôi cũng nên chết nếu tôi không thể được phép để nhìn mặt cô ấy.”  Bà đã bị chứng u uất đến nỗi cha mẹ bà phải gửi bà tới ở với gia đình tại Boston để bình phục. Khi sức khỏe và bệnh tình đã hồi phục, bà liền trở lại Amherst Academy để tiếp tục học. Trong thời gian này, bà gặp những người mà sau này đã trở thành bạn bè và thư từ qua lại lâu dài, như Abiah Root, Abby Wood, Jane Humphrey, và Susan Huntington Gilbert (người này sau đó đã lập gia đình với anh của Emily là Austin).

Vào năm 1845, một cuộc phục hưng tôn giáo đã diễn ra tại Amherst, đưa đến 46 lời thú nhận đức tin trong số những người bạn của Dickinson. Một năm sau đó, bà đã viết cho một người bạn rằng, “Mình chưa bao giờ thưởng thức loại bình an và hạnh phúc toàn hảo như thế như một thời gian ngắn mà mình cảm thấy mình đã khám phá ra Đấng Cứu Rỗi của mình,” theo Alfred Habegger trong tác phẩm “My Wars Are Laid Away in Books: The Life of Emily Dickinson.” Bà cho biết tiếp nó là “sự vui thích lớn nhất để đàm luận một mình với Thượng Đế vĩ đại và để cảm nhận rằng ngài lắng nghe lời cầu nguyện của mình.” Kinh nghiệm này không tồn tại lâu bởi vì Dickinson không bao giờ tuyên bố chính thức về niềm tin và đã chỉ tham dự các mục vụ thường kỳ trong vài năm. Sau khi nhà thờ của bà kết thúc vào năm 1852, bà đã làm bài thơ với lời mở đầu rằng, “Một số người tiếp tục đi Nhà Thờ / Tôi tiếp tục, ở nhà,” theo Thomas H. Johnson trong tác phẩm “The Complete Poems of Emily Dickinson.”

Trong năm cuối của bà tại Academy, Emily đã làm quen với Leonard Humphrey, vị hiệu trưởng mới trẻ nổi tiếng. Sau khi học xong tại Academy vào ngày 10 tháng 8 năm 1847, Dickinson bắt đầu vào học trường bán nữ Mary Lyon's Mount Holyoke Female Seminary mà sau này đổi thành trường cao đẳng Mount Holyoke College tại South Hadley, cách Amherst khoảng 10 dặm. Bà ở nội trú trong trường chỉ 10 tháng. Có nhiều lý giải về việc bà không ở nội trú lâu trong trường mà lý do chính là vì sức khỏe yếu kém của bà nên cha của bà muốn bà về nhà. Còn một lý do khác là bà chống đối việc truyền giáo ở trường.

Khi 18 tuổi, gia đình của Dickinson đã kết bạn với một luật sư trẻ tên là Benjamin Franklin Newton. Theo lá thư được Dickinson viết sau cái chết của Newton, anh ấy đã ở “với Cha tôi 2 năm, trước khi đến Worcester – để theo đuổi việc học của anh ấy, và phần nhiều trong gia đình chúng tôi,” theo Alfred Habegger. Dù mối quan hệ của họ có thể không lãng mạn, Newton là người ảnh hưởng chính thức và là người thứ hai trong nhiều người đàn ông lớn tuổi, sau Humphrey mà Dickinson đã nhắc tới nhiều cách khác nhau, như là gia sư, thầy dạy hoặc sư phụ.

Newton đã dạy bà các tác phẩm của William Wordsworth, và món quà của ông cho bà là cuốn sách đầu tiên của văn hào Ralph Waldo Emerson gồm những bài thơ tuyển chọn đã có ảnh hưởng khai phóng. Newton đã đặt nhiều kỳ vọng vào bà và nhận ra bà như là một nhà thơ. Khi ông sắp chết vì bệnh lao phổi, ông đã viết cho bà nói rằng ông muốn sống cho đến khi bà đạt thành vĩ đại mà ông thấy trước. Các nhà viết tiểu sử tin rằng tuyên bố của Dickinson vào năm 1862 rằng, “Khi còn là cô bé, tôi đã có một người bạn, là người đã dạy tôi sự Bất Tử -- nhưng khi sự khám phá đến quá gần, thì chính ông – không bao giờ trở lại” – để nói đến Newton.

Dickinson không chỉ biết có Thánh Kinh mà còn cả nền văn học phổ biến hiện đại. Bà có lẽ đã được ảnh hưởng bởi các Lá Thư từ New York của Lydia Maria Child, là quà của Newton cho. Người anh của bà đã lén đem về nhà cho bà cuốn Kavanagh của Henry Wadsworth Longfellow, và người bạn của bà đã cho bà mượn của Jane Eyre của Charlotte Bronte vào cuối năm 1849. William Shakespeare cũng là người ảnh hưởng trong cuộc đời bà.

Trong thập niên 1850s, mối quan hệ chặt chẽ và tình cảm nhất của Emily là với người chị dâu, Susan Gilbert. Emily đã gửi cho người chị dâu này hơn 300 lá thư, nhiều hơn với bất cứ người nào mà bà viết thư qua lại. Susan là người đúng ra là một nhà thơ, đóng vai trò của “người bạn thân nhất, người cố vấn ảnh hưởng và giàu tư tưởng” là người thỉnh thoảng có những đề nghị chỉnh sửa Dickinson. Trong lá thư viết cho Susan vào năm 1882, Emily viết rằng, “Ngoại trừ Shakespeare, chị đã chỉ cho em nhiều kiến thức hơn bất cứ người nào khác,” theo H.D. Woolf Rich  trong tác phẩm “George Eliot, and Others.” Mối quan hệ thân thiện của Emily và Susan đã khiến nhiều người cho rằng Emily có mối tình đồng tính với người chị dâu này. Thậm chí mối quan hệ này còn được đóng thành phim với tên “Wild Nights with Emily.”

Từ giữa thập niên 1850s, mẹ của Emily đã bắt đầu bị bệnh liệt giường với nhiều bệnh kinh niên cho đến khi bà qua đời vào năm 1882.

Rút khỏi thế giới bên ngoài, Emily bắt đầu vào mùa hè năm 1858 những gì gọi là di sản lâu dài của bà. Xem xét lại các bài thơ mà bà đã làm trước đó, bà bắt đầu thực hiện các bản sao rõ ràng về tác phẩm của mình, cẩn thận tập hợp chúng lại trong các bản thảo với nhau. 40 tập sách mà bà đã tạo ra từ năm 1858 tới 1865 tổng cộng gần 800 bài thơ. Không ai biết về sự có mặt của những tuyển tập thơ này cho đến sau khi bà qua đời.

Vào cuối thập niên 1850s, Dickinson làm bạn với Samuel Bowles, chủ nhiệm và chủ bút tạp chí Springfield Republican, và vợ của ông ấy, Mary. Họ đến thăm Dickinson thường xuyên từ năm đó về sau. Trong thời gian này Emily đã gửi cho ông hơn ba chục lá thư và gần 50 bài thơ, theo Richard B. Sewall trong tác phẩm “The Life of Emily Dickinson.” Mối quan hệ của họ đã đưa đến một số bài thơ của bà đã được Bowles đăng trong tạp chí cùa ông.

Và giữa đầu thập niên 1860s, sau khi bà rút khỏi phần lớn cuộc sống giao tiếp xã hội, là khoảng thời gian sáng tác nhiều nhất của Dickinson, theo Alfred Habegger. Nhiều học giả và nhà nghiên cứu hiện đại bị chia rẽ khi nói đến nguyên nhân rút khỏi giao tiếp xã hội và ẩn dật lạ lùng của Dickinson. Trong khi bà được chẩn đoán bị bệnh “suy nhược thần kinh” bởi một bác sĩ trong thời đại của bà, một số người ngày nay tin là bà có thể bị các chứng sợ khoảng rộng và động kinh, theo bài báo “A bomb in her bosom: Emily Dickinson's secret life” trên tờ báo Anh The Guardian số ra ngày 13 tháng 2 năm 2010.  

Vào tháng 4 năm 1862, Thomas Wentworth Higginson, nhà phê bình văn học, người chống nô lệ cấp tiến và cựu mục sư, đã viết ở trang đầu của báo The Atlantic Monthly với tựa đề “Lá Thư Cho Người Cống Hiến Trẻ.” Bài báo của Higginson, mà trong đó ông thúc giục các nhà văn có hoài bảo “gánh trách nhiệm lối sống của bạn với cuộc đời,” chứa đựng lời khuyên thực tiễn đối với những người muốn có đột phá vào văn học. Dickinson đã quyết định liên lạc với Higginson cho thấy vào năm 1862 bà cân nhắc việc xuất bản và rằng có thể ngày càng khó khăn hơn để làm thơ mà không có độc giả. Tìm kiếm sự hướng dẫn văn học mà không ai gần bà có thể cung cấp, Dickinson đã gửi thư cho ông, theo Richard B. Sewall.

Dickinson đã đánh giá lời khuyên của Higginson là hữu ích và bà nói với ông ấy rằng ông đã cứu cuộc đời bà vào năm 1862. Họ tiếp tục liên lạc thư từ qua lại cho đến khi bà qua đời.

Ngược với thập niên 1860s, Dickinson đã làm thơ ít hơn vào năm 1866. Nhiều chuyện buồn xảy ra như con chó cưng Carlo làm bạn với bà 16 năm đã chết, người hầu 9 năm Margaret O'Brien đã đi lập gia đình. Vào khoảng thời gian này, thái độ của Dickinson đã bắt đầu thay đổi. Bà không rời khỏi nhà trừ khi có việc tuyệt đối cần thiết và vào đầu năm 1867, bà bắt đầu nói chuyện với khách từ bên trong cửa thay vì nói chuyện mặt đối mặt với họ. Bà có tiếng tăm ở địa phương. Người ở đây hiếm khi thấy bà và khi thấy bà thì bà thường mặc đồ trắng. Dickinson có một sở thích khác là bông hoa cây cỏ, bởi vì lúc 9 tuổi bà đã học về thực vật học. Bà đã thu thập nhiều loại cây được ép lại trong một bộ sưu tập 66 trang chứa đựng 424 cánh hoa được ép lại, được phân loại và được dán nhãn.

Vào ngày 16 tháng 6 năm 1874, trong khi đang ở Boston, Edward Dickinson là anh của bà chết vì tai biến mạch máu não. Bà đã không dám dự đám tang của người anh mà chỉ ở trong phòng với cửa mở. Một năm sau, vào ngày 15 tháng 6 năm 1875, mẹ của Emily cũng bị tai biến mạch máu não làm cho bà bị bán thân bất toại và giảm trí nhớ.

Dù bà tiếp tục viết trong những năm cuối đời, Dickison ngưng việc chỉnh sửa và tổ chức lại thơ của bà. Chị của Emily là Lavinia, không lập gia đình, đã qua đời vào năm 1899. Ngày 14 tháng 11 năm 1882, mẹ của bà đã qua đời. Khi nhiều người thân lần lượt ra đi, Dickison cảm thấy thế giới của bà như đã chấm dứt. Vào mùa thu năm 1884 bà viết, “Những cái chết đã ở quá sâu trong tôi, và trước khi tôi có thể nâng trái tim mình lên từ một người thân đã chết, thì một cái chết khác đến,” theo Alfred Habegger. Mùa hè đó bà đã bị ngất xỉu trong lúc nướng thức ăn trong bếp. Bà bị bất tỉnh cho đến khuya đêm đó và bệnh theo sau nhiều tuần lễ. Ngày 30 tháng 11 năm 1885, vì sức khỏe bà suy nhược cho nên Austin đã bãi bỏ chuyến đi Boston. Bà bị liệt giường mấy tháng, nhưng rồi cũng đã cố gắng viết mấy lá thư cuối cùng vào mùa xuân. Đó là những lá thư cuối cùng bà gửi cho những người  em họ, Louise và Frances Norcross.

Ngày 15 tháng 5 năm 1886, sau nhiều ngày bệnh nặng, Emily Dickinson qua đời ở tuổi 55.

 

Cõi thơ của Emily Dickinson

 

Dù nhà thơ Dickinson làm rất nhiều thơ nhưng chỉ có khoảng 10 bài thơ và một lá thư được phổ biến trong lúc bà còn sống. Sau khi người chị gái Lavinia của Emily khám phá một tập hợp gần 1,800 bài thơ, tác phẩm đầu tiên của Dickinson mới được xuất bản 4 năm sau khi nhà thơ qua đời. Cho đến khi Thomas H. Johnson xuất bản Toàn Tập Thơ của Dickinson vào năm 1955, các bài thơ của Dickinson đã được chỉnh sửa và thay đổi so với bản thảo. Một trong những thí dụ về sự đổi khác giữa các bài thơ gốc của Dickinson và những bài thơ xuất bản sau này là bài thơ “I taste a liquor never brewed,” trong đó 2 câu cuối được viết lại hoàn toàn, theo Thomas W. Ford trong tác phẩm “Heaven Beguiles the Tired: Death in the Poetry of Emily Dickinson.”

Bài thơ gốc của Dickinson:

 

I taste a liquor never brewed –

From Tankards scooped in Pearl –

Not all the Frankfort Berries

Yield such an Alcohol!

 

Tôi nếm loại rượu chưa hề được ủ

Từ những cái cốc Tankard nhặt được Ngọc Trai

Không phải tất cả đều làm bằng trái nho ở Frankfort

Mang lại rượu như thế!

 

Bản Republican sửa lại:

 

I taste a liquor never brewed –

From Tankards scooped in Pearl –

Not Frankfort Berries yield the sense

Such a delirious whirl!

 

Tôi nếm loại rượu chưa hề được ủ

Từ những cái cốc Tankard nhặt được Ngọc Trai

Không phải rượu làm bằng trái nho Frankfort mang lại cảm giác

Cơn quay cuồng mê sảng!

 

Theo Thomas W. Ford, thơ của Dickinson có thể chia ra làm 3 thời kỳ sáng tác mà có cùng những đặc tính chung trong mỗi thời kỳ đó.

Thời kỳ trước năm 1861. Những bài thơ của Dickinson trong thời kỳ này mang tính chất thông thường và tình cảm.

Thời kỳ từ năm 1861 đến 1865. Đây là thời kỳ sáng tạo độc đáo nhất của Dickinson. Những bài thơ của Dickinson trong thời này mang tính chất mãnh liệt và sáng tạo.

Thời kỳ sau năm 1866. Sức làm thơ của Dickinson đã yếu bởi vì có tới hai phần ba tổng số bài thơ của bà đã được làm trước năm này.

Việc Dickinson cố tình sử dụng dấu gạch ngang và viết hoa bất thường trong các bản thảo thơ và từ ngữ và hình ảnh đặc dị, kết hợp để tạo ra bài thơ trong thể loại và hình thức hoàn toàn khác xa với sự thông thường, theo Anthony Hecht trong tác phẩm “The Riddles of Emily Dickinson.”

Dickinson tránh làm thơ năm âm tiết, mà thường là thơ ba âm tiết, bốn âm tiết và, đôi khi, hai âm tiết. Thỉnh thoảng bà dùng những âm tiết này thường, nhưng thường là bất thường. Hình thức thông thường mà bà hay sử dụng nhất là hình thức truyền thống được chia ra làm bốn câu, dùng bốn âm tiết cho câu một và câu ba và ba âm tiết cho câu hai và câu bốn, trong khi gieo vần ở câu hai và câu bốn. Dù Dickinson thường sử dụng cách gieo vần trọn vẹn cho các câu hai và bốn, bà cũng thường dùng cách gieo vần nghiên.

Dickinson không để lại tuyên bố chính thức nào về chủ đích mỹ học bởi vì sự đa dạng chủ đề của thơ bà, mà không phù hợp trong bất cứ thể loại nào. Bà được xem, cùng với nhà thơ Emerson – người mà Dickinson ngưỡng mộ -- là thuộc các nhà Siêu Việt Mỹ, theo Harold Bloom trong tác phẩm “Emily Dickinson.” Nhưng Judith Farr trong tác phẩm “ Emily Dickinson: A Collection of Critical Essays” thì không đồng ý với Bloom. Theo Farr, thơ của Dickinson ngoài các thể loại như hài hước, châm biếm, còn bao gồm hoa, vườn cây, bệnh tật, Phúc Âm, người yêu đời đời, những đại lục chưa được khám phá hay lãnh địa của tâm linh.

 

Đọc bài thơ “I’m Nobody! Who Are You?” của Dickinson

 

“I’m Nobody! Who Are You?” là bài thơ ngắn của Emily Dickinson đã được làm vào năm 1861 và được phổ biến lần đầu vào năm 1891 trong tuyển tập thơ Poems, Series 2. Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Dickinson.

 

I'm nobody! Who are you?

Are you nobody, too?

Then there's a pair of us — don't tell!

They'd banish us, you know.

 

How dreary to be somebody!

How public, like a frog

To tell your name the livelong day

To an admiring bog!

 

Tôi không là ai! Bạn là ai?

Có phải bạn cũng không là ai?

Thì chúng ta là một cặp – đừng nói với ai!

Bạn biết đó, họ sẽ xua đuổi chúng ta.

 

Làm người nào đó thì thê lương biết bao!

Công khai náo nhiệt, như con ếch

Gọi tên bạn suốt cả ngày

Một vũng lầy ngưỡng mộ!

 

Giáo Sư Y Khoa và cũng là nhà văn Dean Sluyter trong bài viết “Emily Dickinson and the Buddha vs. the WWF” đăng trên trang mạng của báo www.huffpost.com cho rằng qua bài thơ này nhà thơ Dickinson đã nói lên kiến giải về vô ngã trong Phật Giáo.

“I’m Nobody!” Tôi không là ai. Tôi không là người nào cả. Hay nói cách khác “tôi là không gì cả, tôi không là ngã, tôi là không.” Chữ “nobody” cũng được hiểu là non-self, mà trong tiếng Nam Phạn hay Pali là chữ anattā [vô ngã] và tiếng Bắc Phạn hay Sanskrit là chữ anātman [vô ngã].

Vô ngã là một trong những giáo nghĩa cốt lõi của Phật Giáo – Nam và Bắc Truyền. Giáo nghĩa này đã được Đức Phật giảng lúc Ngài còn tại thế. Đây cũng là giáo nghĩa làm cho Đạo Phật khác với tất cả mọi giáo lý và triết thuyết khác trên thế giới này từ cổ chí kim. Vô ngã là phủ nhận có một chủ thể tồn tại trong mọi hiện hữu. Mọi hiện hữu sở dĩ hiện hữu được là nhờ dựa vào các điều kiện, các yếu tố, các duyên. Không một sự vật và sự kiện nào có thể tự nó hiện hữu, hay khởi sinh và tồn tại một cách độc lập hoàn toàn. “Cái này có cho nên cái kia có. Cái này không cho nên cái kia không,” trong Kinh Nikaya Phật nói thế. Cũng qua ý nghĩa duyên sinh này cho thấy tự bản chất của mọi sự vật và sự kiện đều không có tự tánh cố định, không có tự ngã.

Đoạn cuối của bài thơ toát ra hương vị siêu thoát ra khỏi danh tướng phàm tình của nhà thơ Dickinson. Bà xem trò phô bày danh tướng như vũng lầy ô nhiễm, vì chính cái ngã còn không có thì quan trọng gì với cái thuộc về cái ngã đó! Có lẽ vì vậy bà đã chọn sống lặng lẽ, cô độc một mình.

 

 

+++++++++

 

 

 

Caption 01:

Hình chụp tại Mount Holyoke vào tháng 12 năm 1846 hay đầu năm 1847. Đây là hình chính thức duy nhất của Emily Dickinson sau thời tuổi trẻ.(www.en.wikipedia.org)

 

 

 

Caption 02:

Hình bìa lần xuất bản đầu tiên của tuyển tập thơ Poems của Emily Dickinson được xuất bản vào năm 1890. (www.en.wikipedia.org)

 

 

 

Caption 03:

Ba anh chị em Dickinson (Emily bên trái) được vẽ vào năm 1840. Hình được trưng bày tại Dickinson Room ở Thư Viện Houghton Library của Đại Học Harvard University.(www.en.wikipedia.org)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2010(Xem: 11350)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
10/09/2010(Xem: 59320)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 7304)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người.
07/09/2010(Xem: 8467)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu. Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một bình diện nào đó của địa cầu, huớng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xã hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an bình trên quả địa cầu này.
04/09/2010(Xem: 12890)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 7737)
Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua. Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.
02/09/2010(Xem: 7945)
Phiêu linh bao kiếp luân hồi - Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau - Mịt mùng tăm tối lạc nhau- Mang mang sáu cõi lao đao kiếm tìm
30/08/2010(Xem: 10313)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10628)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 9924)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]