Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh nghiệm Phụ Nữ qua Đạo Phật

04/09/201016:22(Xem: 7545)
Kinh nghiệm Phụ Nữ qua Đạo Phật


phu nu va dao phat
KINH NGHIỆM PHỤ NỮ QUA ĐẠO PHẬT


Karma Lekshe Tsomo
Diệu Anh Quỳnh Trâm (dịch)

Cảm nghĩ:

Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh...
Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua.
Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật.
Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.



nu tu phat giao


Chương 1

Lòng Từ Bi Trong Thời Đại Xa Lánh

Tất cả những ai đã sống tại Los Angles trong thời kỳ bạo động năm 1982, chắc sẽ nhớ về sự xa lánh, ngờ vực, giận dữ, chán nản và sợ hãi khủng khiếp trong cộng dồng và mọi tầng lớp xã hội.

Sự chán nản đã đóng một vai trò chính trong kinh nghiệm này: noí rõ hơn đó là một niềm tuyệt vọng, một sự khủng hoảng khôn cùng trong hiện tại và lo âu về sau.

Tuy nhiên, sau các cuộc bạo động và sau khi đã trải qua nhiều suy tư lẫn bàn luận với bạn bè, tôi tin chắc rằng các nguyên tắc về sự hòa giải không những có thể chỉ áp dụng trong gia đình mà còn cho cả thành phố chúng ta nữa. Gíao lý của Đạo Phật dạy rõ rằng lòng từ bi là liều thuốc hóa giải những thái dộ xa lánh và giận dữ - trong mọi trường hợp cá nhân, tập thể hay cho cả thế giới.

Có hai nguyên tắc hoà giải trong Phật Giáo và điều này rất quan trọng đối với tất cả Phật tử. Nguyên tắc thứ nhất được tìm thấy trong kinh Pháp Cú là:

Hận thù diệt hận thù
Đời này không có được
Không hận diệt hận thù
Là định luật ngàn thu’

Nguyên tắc thứ hai được tìm thấy ở trong kinh Đại Bi là:

Như một người mẹ sẵn sàng hy sinh bản thân
Để bảo vệ đứa con duy nhất của mình
Con người hãy nuôi dưỡng một trái tim vô bờ bến đối với tất cả mọi chúng sanh
Hãy trải rộng tình thương đến khắp nơi
Và vượt qua mọi chướng ngại
Ở trên, dưới và chung quanh
Để không còn sự căm thù và oán giận’

Tôi đã được khích lệ bởi Đại Đức Maha Ghosananda, người thầy kính yêu, đã có lần huấn từ trong buổi lễ cầu nguyện hòa bình cho Cam-bốt và thế giới. Tôi xin được trích dẫn những lời phát nguyện theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng này:

Với sự kiên tâm hoàn toàn niềm hạnh phúc vô biên cho mọi chúng sanh, vượt lên cả sự cầu mong tận tụy, tôi xin luôn luôn giữ niềm kiên quyết này!

Mỗi khi tiếp xúc với một người, tôi xin nguyện mình là kẻ thấp hèn nhất và tôn quí người ấy trong tận đáy của trái tim tôi!

Trong mọi hành động tôi xin được suy nghĩ kỹ và mỗi khi sự mê muội khởi lên, làm phương hại đến tôi và kẻ khác, tôi xin được trực diện và loại bỏ nó!

Mỗi khi tôi thấy một chúng sanh hung dữ, gây nên tội lỗi và phiền não, tôi xin dược trân quí họ như khi tôi tìm thấy một bảo châu.

Khi có người vì sự ganh ghét đối với tôi một cách tệ hại, lạm dụng tôi, nói xấu tôi, vân vân, tôi xin được chiến bại và cầu nguyện sự chiến thắng đến các vị ấy!
Khi có một người dã cho tôi niềm tin và hy vọng làm tôi bị tổn thương, tôi xin được tôn quí người ấy như một vị Thầy!

Một cách ngắn gọn, xin cho tôi được một cách trực tiếp hay gián tiếp, đem sự lợi lạc và hạnh phúc đến tất cả những người Mẹ của tôi; xin cho tôi một cách kín đáo thọ lãnh mọi sự tổn thương và đau khổ của các bà Mẹ!

Nguyện xin tất cả những tâm nguyện này mãi trong sạch, không bị ô uế bởi Bát Chánh Đạo; xin cho tôi biết rằng tất cả các Pháp đều hư ảo và không dính mắc, được giải thoát ra khỏi vòng luân hồi.

Những từ ngữ giản dị đến độ người đọc rất có thể bị lừa dối này, thật sự rất khó hiểu và hơn thế nữa rất khó thực hiện. Vào năm 1972, khi chồng tôi và tôi vừa thành hôn và sống tại Ấn Dộ, Đức Đại-Lai-Lạt-Ma dã trao cho chúng tôi quyển kinh này. Tôi vẫn trân quí quyển kinh nhỏ này trong hơn hai mươi năm qua và đã nghiền ngẫm nó qua nhiều giai đoạn trong cuộc sống. Đến nay, tôi vẫn không chắc rằng mình có thể hoàn toàn hiểu nó hay không, nhưng tôi tin rằng đó là một lời dạy quí báu cần được thực hiện và là một lý tưởng rất đáng noi theo.

Thiền Tập

Không một chút nghi ngờ nào rằng sự thiền tập là một đòi hỏi căn bản cho mọi sự hoà giải. Tôi e rằng sẽ không có người nào có thể hàn gắn lại các mối quan hệ mà không cần đến sự thiền tập. Dĩ nhiên, tâm lý trị liệu vẫn là một sự giúp đỡ to lớn đối với những trường hợp mà con người bị hà hiếp hoặc lệ thuộc vào nhau. Tuy nhiên, ngày càng dông, các nhà trị liệu tâm lý hoặc tâm thần đã bắt đầu nhận thấy giá trị của sự thiền tập - rằng nó là một phương pháp dễ hiểu và trị liệu cho những động lực trong gia đình.

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi hoàn toàn tin rằng nếu không nhờ vào sự thiền tập, thì tôi đã không thể nào thực hiện được sự hoà giải giữa tôi và cha tôi.
Câu chuyện hoà giải giữa tôi và cha tôi, một người suốt đời nghiện ngập và đã qua đời vào tháng ba năm 1991 là sự thật. Lời tường thuật ngắn gọn về mối quan hệ dó sau đây, sẽ cho thấy được vai trò và sự thực tiển của Đạo Phật về sự hoà giải trong gia đình, hay hơn các lối giảng giải lý thuyết nào khác.

Điểm đầu tiên thiết yếu trong qúa trình hoà giải này là vai trò quan trọng của sự thực tập về lòng từ bi. Chính thầy tôi, ngài Balangoda Anandamaitreya (người mà bây giờ (năm 1995) đã gần 98 tuổi) đã không ngừng nhắc nhở đến sức mạnh và tầm quan trọng về sự thực hành lòng từ bi này, đặc biệt giữa các mối quan hệ cá nhân. Mỗi khi tôi tiếp chuyện với Thầym, người đều nhắc nhở tôi về việc thực tập lòng từ bi này đối với chồng tôi và cha mẹ tôi.

Trong quá khứ sự thiếu liên lạc là điều khiếm khuyết giữa cha tôi và tôi. Đến nỗi mỗi khi chúng tôi nói chuyện với nhau, sự trao đổi đã rất hời hợt và không bao giờ thực tâm. Mặc dù tình trạng giữa cha tôi và tôi đã tuyệt vọng, Thầy Anandamaitreya đã đảm bảo với tôi rằng nếu tôi thực hành và hướng lòng từ bi về cha tôi liên tục mỗi ngày thì tình trạng giữa chúng tôi sẽ được cải thiện.

Một Kết Qủa Không Ngờ

Chỉ một vài tháng sau lời chỉ dạy cùa Thầy tôi và sau khi Thầy đã trở về Tích Lan, gia đình tôi đã bất ngờ biết được cha tôi đã lâm trọng bệnh. Quả thật vậy, cha tôi đang chết dần vì bệnh lao phổi và bệnh đã tới thời kỳ thứ ba. Mặc dù cha tôi biết mình mang bệnh khá lâu, nhưng ông dấu không cho tôi, mẹ tôi, chồng và con tôi biết. Cho dến khi tôi khám phá ra bí mật này thì cha tôi đã đi vào giai đoạn cuối của cuộc dời. Chúng tôi chỉ còn khoảng một tuần để nói những lời vĩnh biệt, để hiểu và chấp nhận sự việc đã an bày.

Một sự việc trọng đại đã xảy ra khoảng 12 ngày trước khi cha tôi qua đời. Hôm dó, tôi dến thăm người tại bệnh viện VA ở Los Angeles, tại dãy phòng dành riêng cho các bệnh nhân nội trú. Như thường lệ, cha tôi đang giận dữ về mọi thứ và mọi người, nhưng hình như là trừ tôi. Bãt thình lình cha tôi quay sang tôi và hỏi với cặp mắt đờ đẫn vì những cơn dau liên tục và những liều thuốc ngày càng tăng và cực mạnh rằng: ‘Điều mà cha không hiểu là tại sao lại là cha? Cha chưa từng làm tổn thương ai trong suốt cuộc đời của cha!’

Dĩ nhiên, tôi đã sững sờ vì câu hỏi dột ngột đó và cần một hồi lâu dể suy nghĩ. Tôi phải trả lời làm sao đây? Trong quá khứ, có lẽ phản ứng đầu tiên của tôi là giận dữ. Cha tôi là một người dã đem sự đau khổ liên tục đến nhiều người trong suốt cuộc đời ông, đặc biệt là mẹ tôi và tôi. Thế thì làm sao bây giờ ông có thể nói rằng ông chưa từng gây tổn thương đến cho một ai? Dù vậy trong lúc ấy, tôi nhận thức được rằng cha tôi đang bệnh nặng, tuy tôi chưa hoàn toàn hiểu được rằng cha tôi đang dần đi vào cửa tử. Tôi biết rằng sự trả thù của tôi cũng sẽ không đem lợi ích gì cho cha tôi lẫn chính tôi. Tôi cũng có thể chọn con đường khác bằng cách đóng vai trò ‘cô Mary vui vẻ’, một mẫu tính mà tôi đã học được từ khi còn bé. Cách này sẽ giúp cho cha tôi sống trong cảnh than thân trách phận cùng một lúc bảo với ông rằng, quả thật ông đã chưa hề làm một việc gì gây hại đến ai và ông không đáng lãnh chịu sự khổ đau này.

Tuy nhiên trong lúc đó tôi dã chọn con đường ở giữa. Có lẽ, đây là lần đầu tiên tôi đã thành thật với cha tôi. Tôi hít vào một hơi thật sâu và nói với một giọng bình tĩnh: ‘Cha ơi, con không nghĩ sự đau khổ này có liên quan gì đến quá khứ đâu. Tất cả mọi người đều phải trải qua khổ đau và bệnh hoạn. Chúng ta đều dễ nhiễm bệnh. Đây chỉ là một trong những định luật của kiếp người’. Cha tôi yên lặng nhìn tôi với một chút ngạc nhiên. Nhìn cha có vẻ bình tĩnh hơn trước. Đây là biến cố đầu tiên cho một loạt biến cố dẫn đường cho sự hoà giải giữa tôi và cha tôi.

Trong ngày sinh nhật 67 tuổi, cha tôi được chuyển ra khỏi dãy phòng dành cho bệnh nhân thường xuyên cư trú đến dưỡng đường dành riêng cho những bệnh nhân mang bệnh trầm trọng, ở vài tầng dưới. Cuộc nói chuyện với vị giám dốc của viện dưỡng đường giúp tôi đối phó với sự khích động, sau khi tôi được hiểu tường tận hơn về sự việc đang xảy ra. Chỉ mới đêm hôm trước cha tôi đã gọi tôi và say sưa nói về một cuộc giải phẩu mà các bác sĩ sẽ thực hiện cho cha, như là một cơ hội cuối cùng.

Sự việc cha tôi sống trong một trạng thái không hiện thực thật ra không lạ gì đối với những bệnh nhân nan y. Những người này đôi lúc chỉ bám víu vào những cộng rơm và hy vọng rằng mình sẽ được cứu vớt. Sự mơ hồ cuả tôi càng bị phức tạp hoá bởi khuynh hướng lâu đời của cha tôi là thích mơ mộng và ngụy tạo ra một thực tại cho riêng mình. Vị giám đốc điều hành viện dưỡng đường chắc chắn với tôi rằng cha tôi biết ông sắp mất và tự quyết dịnh nhập viện này. Bà giám đốc còn nói thêm rằng dù vậy, cha tôi vẫn cần sự ủng hộ của tôi để ông củng cố thêm quyết định của mình.

Chiều hôm đó, chồng và con trai tôi cùng tôi dến thăm cha tôi tại dưỡng đường để ăn mừng sinh nhật cuối cùng của người, trong một bầu không khí yên bình. Cha tôi đã nói chuyện với một trạng thái khẩn trương và đã yêu cầu tôi trông nom một vài việc cá nhân cần thiết. Tôi cũng đã gọi ngay cho mẹ tôi ở Sacramento và nhỏ nhẹ nói với mẹ rằng, nếu mẹ muốn nói lời vĩnh biệt với cha thì mẹ cần đến ngay lập tức. Cha mẹ tôi ly dị nhau đã 20 năm và cha tôi vẫn là mối tình đầu và duy nhất của mẹ, dù cho có biết bao khổ đau mà cuộc hôn nhân này đã đem đến cho mẹ tôi.

Vì thế, mẹ tôi và tôi đã có thể ở bên cạnh cha vào những ngày cuối của cuộc đời ông. Bây giờ nhìn lại thì sự hối hận lớn nhất của tôi là trong lúc vì bị choáng ngợp bởi những sự việc thiết thực, tôi đã hoàn toàn không có cơ hội để hồi tưởng về một sự việc phi thường đã xảy ra. Dù vậy, mỗi khi có cơ hội, thường là về khuya thì tôi tọa thiền, cầu nguyện và suy nghĩ bằng cách nào hay nhất để giúp cha tôi trải qua sự chuyển tiếp mà cha sắp đi qua. Cũng trong thời gian này, tôi đã tìm được sự giúp đỡ qua một quyển sách nhỏ mà một người bạn là thiền sư đã tặng cho tôi khoảng 15 năm trước: Bánh Xe Của Tử Thần (The Wheel of Death), tác giả là Philip Kapleau. Qua quyển sách nhỏ nhưng rất mạch lạc này, tôi đã tìm thấy sức mạnh và sự giúp đỡ cần thiết để sửa soạn cho sự ra đi của cha tôi. Đặc biệt là mười lời khuyên răn tôi tìm thấy trong đoạn có tên là ‘Những lời chỉ dẫn thiết thực cho sự ra đi’:

Tôi nguyện không giết hại và yêu thương mọi chúng sanh
Tôi nguyện không lấy cắp những của không cho và tôn trọng những sỡ hữu của người khác
Tôi nguyện không tà dâm và giữ cho tinh thần dược thanh khiết và thiểu dục
Tôi nguyện không nói dối mà chỉ nói lời những lời thật
Tôi nguyện không tác động những người khác dùng các thứ rượu hoặc ma tuý để tinh thần bị suy giảm - và cũng nguyện cho chính bản thân tôi như vậy để giữ cho tinh thần được trong sáng
Tôi nguyện không nói về những lỗi lầm của người khác mà chỉ nên hiểu biết và thông cảm cho các vị ấy
Tôi nguyện không tự ngợi khen hoặc lên án người nào mà chỉ cố gắng vượt qua những yếu kém của bản thân
Tôi nguyện không tích trữ mọi tài sản vật chất hay tinh thần nào mà sẽ tặng cho tất cả khi họ cần đến
Tôi nguyện không giận dữ mà chỉ luyện tập sự kềm chế
Tôi nguyện không phỉ báng ngôi Tam Bảo (đó là Phật, Pháp và Tăng) mà luôn quí trọng và bảo vệ Chánh Pháp.

Đây là những nguyên tắc hướng dẫn cho tôi trong lúc tôi tụng bài kinh Bát Nhã và sửa soạn mỗi ngày để đến và ở với cha tôi và an ủi cha trong lúc tất cả chúng tôi chờ đợi một biến cố trọng đại và rất gần kề.

Cũng trong thời gian này, lòng từ bi của tôi dối với cha tôi lớn dần, và tôi cũng bắt đầu nhìn thấy cha tôi như một người mà cả cuộc đời từ khi còn bé đã bị khổ dau chiếm ngự. Sự khổ đau này khiến cha tôi trả thù trên những người khác và tạo ra nhiều đau khổ liên tiếp mà người không thể hiểu được và vì thế không có khả năng để chấm dứt. Trong tôi, thời kỳ buộc tội, vu cáo lẫn nhau và phán xét đã mất tự bao giờ. Tôi nhận thức được trọng trách giúp đỡ cho cha tôi để người được ra đi với một trái tim càng an bình càng tốt.

Một sự việc nữa đã xảy ra là cuối cùng tôi đã có thể cảm nhận một tình thương sâu xa đối với cha tôi, một tình thương tiềm tàng đã ở trong tôi tự bao lâu nay nhưng không được phát triển vì bị bỏ rơi và sợ bị từ chối. Đây là một món quà rất lớn - sự không-khiếp-sợ - mà tôi đã thu lượm được khi tụng kinh Bát Nhã. Dây là sự không sợ hãi mà tôi cần có để chứng kiến cảnh cha tôi đi qua cửa ải mà tất cả mọi người đều hãi hùng.

Ngày cuối

Tinh thần của cha tôi khá tốt. Cha đã được vị giáo sĩ Thiên Chúa giáo tại bệnh viện dến thăm thường xuyên và đã đón nhận nghi lễ cuối cùng nhiều lần. Ngày trước khi cha mất, mẹ tôi và tôi đã dẫn một người bạn là một vị linh mục đến thăm cha. Đó cũng là một điều may mắn, vì vị linh mục này cũng là vị chủ lễ tang của cha tôi. Tôi đã thỉnh cho cha một vài quyển kinh nhỏ và một quyển kinh cầu nguyện vì cha đã đánh mất quyển cũ. Cho dù vậy, tôi vẫn biết rằng cha đang sợ hãi và đơn độc.

Ngày ông mất, một sự việc lạ lùng dã xảy ra. Cha tôi đã mạnh mẽ từ chối tất cả các thứ thuốc. Dường như cha đã quyết tâm trải qua sự chuyển tiếp với một đầu óc sáng suốt. Buổi sáng hôm đó, khi tôi đến thăm cha một mình, trông thấy hình dáng của cha thật ghê sợ. Cơ thể của cha co rúm lại và gương mặt tiều tụy, hốc hác. Người nhìn giống như một xác chết dù người vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Tôi cảm thấy bất lực. Tôi không muốn làm bất cứ chuyện gì làm cho người buồn lòng hoặc thêm đau khổ. Tôi đã nói chuyện với người và chạm vào tay người một cách nhẹ nhàng. Người vui vì tôi dã ở đó dù người không thể nói chuyện dược nữa.

Cuối cùng tôi đã hỏi cha rằng tôi có thể đọc một thời kinh Phật cho cha nghe hay không. Tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại hỏi như vậy, tuy tôi ý thức được rằng việc dọc kinh chính là để cho tôi hơn là cho cha tôi. Cha tôi gật dầu một cách nhiệt tình, và vì thế một cách chầm chậm và bình tĩnh, tôi đã đọc bài kinh Bát Nhã gần kề tai cha tôi. Tôi sững sờ khi nhìn thấy trong lúc tôi đọc, cha tôi dã nhắm nghiền mắt lại và những giọt nước mắt đã tuôn trào chảy xuống mặt người.

Khi tôi chấm dứt, bất thình lình tôi cảm thấy một tình thương tràn ngập dành cho cha tôi, cùng với sự can đảm để mở khóa chiếc lưỡi của tôi và tôi đã nói tất cả những điều mà tôi chưa bao giờ nói với cha. Hiện tại cha là một người đã bị buộc lại và trong tôi là sự không-sợ-hãi đang hoạt động. Một cách từ tốn, tôi đã nói với cha rằng tôi rất thương cha và tôi mang ơn cha vì tất cả những chuyện tốt mà cha đã làm cho tôi. Tôi hứa với người rằng tôi sẽ luôn luôn cầu nguyện và làm bất cứ chuyện gì cho người được bình an. Những giọt nước mắt tiếp tục tuôn trào xuống gương mặt cha. Sợ vì đã làm cho cha buồn, tôi hỏi nếu cha muốn tôi rời khỏi phòng. Cha tôi lắc đầu một cách mạnh mẽ: ‘Không’. Sau đó tôi hỏi nếu cha muốn tôi im. Cha gật dầu: ‘Muốn’. Và vì thế trong sự yên lặng, tôi đã đứng bên cha hồi hướng lòng từ bi và thiền định phương pháp hàn gắn (healing meditation) mà tôi dã thực hành mỗi ngày.

Sau một lúc tôi nói với cha rằng tôi phải ra về nhưng sẽ trở lại sớm. Tôi đã cùng mẹ và con trai tôi đến thăm cha vào buổi trưa. Biết rằng chồng tôi cũng muốn đến để nói lời vĩnh biệt nên chúng tôi đã đến đón anh và cùng trở lại bệnh viện. Chồng và con tôi dã tiếp chuyện với cha tôi và sau một vài phút chồng và con tôi cùng ra xe. Mẹ tôi và tôi ở lại, cảm thấy hơi mơ hồ và nôn nóng. Chúng tôi nhìn nhau trong sự bất lực. Sự ra đi của cha tôi dường như rất gần kề, tuy nhiên chúng tôi cũng không biết một cách chính xác khi nào tử thần sẽ đến, và vì thế chúng tôi không muốn rời xa cha lúc này.

Bất thình lình trước tám giờ tối, cha tôi ngồi bật dậy với cả một sự cố gắng. Lập tức chúng tôi biết rằng người sắp ra đi. Người nhìn chúng tôi với cặp mắt mở to, dù nhãn lực của người đã ngừng hoạt dộng, và cố gắng nói chuyện một cách tuyệt vọng. Cả hai, mẹ tôi và tôi có một phần nào đó hơi kinh khiếp với sự việc nghiêm trọng đang xảy ra, và bởi nguồn sống bất ngờ mà cha tôi đang có và cố gắng xử dụng để liên lạc. Dù vậy chúng tôi vẫn đứng tại chỗ, bằng một cách dịu dàng nhưng vững chải chúng tôi nói chuyện với cha. Chúng tôi cam đoan với cha rằng chúng tôi yêu thương cha, sẽ ở bên cạnh cha và cầu nguyện cho cha. Một cách chân thành, tôi dã nói với cha rằng cha không có gì để lo lắng và sợ hãi cả. ‘Đây là lần dầu tiên cha sẽ vui vẻ thật sự’. Mẹ tôi và tôi vẫn dịu dành lập di lập lại rằng chúng tôi yêu thương cha. Tôi cũng nói với cha rằng không một việc gì mà không thể tháo gỡ được. Cha không nói ra tiếng nào nhưng vẫn mở miệng và phát ra qua hơi thở câu nói ‘Tôi thương yêu em và con’. Sau một vài phút cố gắng, cha nằm xuống lại trên gối, nhắm mắt và sau một vài hơi thở với một chút khó khăn, người ra đi. Người chỉ mới ở viện dưỡng dường dược tám ngày.

Sự hoà giải và công phu hàng ngày

Những ngày và tuần sau cái chết của cha tôi, tôi đã thành tâm trì niệm mười lời nguyện trong quyển ‘Bánh Xe Của Tử Thần’ của thiền sư Philip Kapleau, theo sau là bài Bát Nhã và những lời Bồ Tát nguyện. Trong tuần sau khi cha mất, chúng tôi dã làm nhiều lễ cho cha, gồm một lễ Mi-sa (Mass) của Thiên Chúa Giáo (trong dịp này tôi đã đọc lời tán tụng cha), một lễ Phật Giáo tại ngôi chùa tôi thường dến và một lễ tang theo kiểu quân đội tại nghĩa trang. Có nhiều vị Tăng d㠬àm lễ trong ngày thứ bốn-mươi-chín. Cũng đã có một buổi lễ tại chùa vào ngày thứ mười chín, theo phong tục của người Tích Lan. Chồng tôi và gia dình anh đã cầu nguyện theo phong tục của người theo dạo Sikh và những người bạn cùng bà con theo dạo Hồi Giáo (Hindu) cũng dã làm lễ puja cho cha tôi.

Dối với bản thân, sự thực về cái chết của cha tôi đã tăng cường và làm sâu sắc thêm công việc công phu tu tập của tôi, đặc biệt là các lời nguyện mà tôi thay cha trì niệm. Những ngày đầu tiên sau khi cha mất, tôi đã hết sức quyết tâm giúp cha đi qua sự chuyển tiếp với tất cả những gì mà tôi có thể làm, và cam đoan với cha rằng tất cả chúng tôi đều cố gắng hết sức mình để giúp cha. Những lời chỉ bảo rành mạch của Tôn Sư tôi và những tháng nỗ lực thực tập đã chuẩn bị tinh thần tôi, mặc dù lúc dó tôi không mảy may biết rằng tôi đang sửa soạn cho việc gì.

Giờ dây nhìn lại, tôi thấy rằng con đường hoà giải đã dược khai phóng bởi sự chấp nhận trong tôi về cha tội. Khoảng một năm rưỡi về trước, chúng tôi đã liên lạc lại với nhau. Tôi đã chấp nhận những cuộc thăm viếng kỳ lạ và các món quà của cha tôi mà không mang sự oán hận nào, và đã nỗ lực xum họp lại với nhau để tạo sự vui vẻ dù khá căng thẳng, trong những dịp nghĩ hè và sinh nhật. Cha cũng đã dem nhiều nỗ lực để gặp tôi và chỉ sau khi cha mất, tôi mới ý thức dược sự khẩn cấp mà cha đã hành động vào những dịp ấy. Tôi hối tiếc đã không biết rằng cha sắp mất. Tuy nhiên vì tôi đã không biết, nên có thể sự chấp thuận của tôi về người đã đem đến cho người chút ngọt ngào trong tình cha con của chúng tôi.

Hai tác giả Bloomfield và Felder, trong quyển sách của họ ‘Giảng Hoà Với Cha Mẹ’ dã tóm tắt bằng một lý luận có sức thuyết phục mạnh, về sự nỗ lực dể giải hoà rằng:

‘Để tạo sự hoà bình với cha mẹ của bạn, có thể bạn sẽ phải dứt bỏ nhiều thứ. Bạn phải bỏ đi sự oán thù, giận dữ, khó chịu, ý muốn trừng phạt và trách móc. Cò thể bạn sẽ phải bỏ ý chống đối cha mẹ bạn và còn phải chuẩn bị cho những lúc dường như các vị ấy thắng và bạn thua. Có lẽ bạn phải học cách ngưỡng mộ và kính trọng cha mẹ bạn, các vị mà có thể bây giờ bạn có chút ít khinh rẻ và chán ghét. Quả thật vậy, bạn phải học để chấp nhận cha mẹ bạn như là con người thật của các vị ấy, thay vì bạn nghĩ rằng các vị ấy phải trở thành những người mà bạn mong muốn’.

Bạn có thể nói ‘Tại sao phải cần làm chuyện đó?’ hoặc ‘Tôi cần gì đến chuyện ấy chứ?’ Điều đó không phải cho cha mẹ bạn mà chính là cho bạn. Vì nếu không, tinh thần an vui, tình thương yêu, tình bạn hữu và tình trạng sống trong từng giây phút của bạn có thể bị nguy hiểm.

Có nhiều cách để hoà giải. Một cách là làm sao hiểu được sự giận dữ của bạn, nhưng cách đó cũng không đủ. Quả thật như Thầy Nhất Hạnh quan sát, chúng ta cần hiểu tường tận nguồn gốc của sự giận dữ và biết được sự biến đổi qua sự hiểu biết và quan tâm. Thầy Nhất Hạnh cũng nói bằng một lối đã làm tôi xúc dộng một cách sâu xa rằng, sự hòa giải thật sự có thể được phát triển qua sự nẩy nở của lòng từ bi:

‘Chúng ta có thể thiền định trên sự dau khổ mà người khác đã mang dến cho ta. Người nào mang đến sự đau khổ cho ta thì chắc chắn rằng người ấy cũng đang đau khổ. Chúng ta chỉ cần theo dõi hơi thở và nhìn sâu vào một cách tự nhiên thì chúng ta sẽ thấy sự đau khổ của các vị ấy. Một phần của sự khó khăn và đau buồn này đã có thể được tạo ra bởi cha mẹ các vị ấy vì họ đã thiếu khả năng dạy bảo các vị ấy khi còn nhỏ. Tuy nhiên chính cha mẹ các vị ấy có thể đã là nạn nhân của ông bà họ; sự dau khổ đã được truyền từ đời này sang đời khác và dã dược tái tạo nơi các vị ấy. Nếu chúng ta thấy được điều dó, chúng ta sẽ không còn trách móc các vị ấy bởi vì chính họ cũng là những nạn nhân. Khi nhìn thật sâu, chúng ta sẽ hiểu. Một khi chúng ta hiểu ra những lý do dã làm cho các vị ấy hành động thiếu suy nghĩ, sự cay đắng của chúng ta đối với các vị ấy sẽ mất đi, và chúng ta sẽ cầu mong các vị ấy bớt khổ! Chúng ta sẽ cảm thấy mát mẻ, nhẹ nhàng và chúng ta sẽ mĩm cười. Chúng ta không cần có sự hiện diện của những người đã làm chúng ta đau khổ để đạt được sự hòa giải. Khi chúng ta nhìn thật sâu, chính chúng ta sẽ hòa giải với bản thân mình và đối với chúng ta sự khúc mắc sẽ không còn hiện hữu. Sớm hay muộn, các vị ấy sẽ thấy được thái độ của chúng ta và sẽ cùng chia xẻ dòng tình thương tươi mát đang chảy ra một cách hết sức tự nhiên từ trong tim chúng ta’.

Đối với tôi, sự hòa giải đã không thể nào hoàn thành nếu không nhờ vào tất cả những yếu tố sau: thiền tập, tụng kinh, đọc kệ, học tập và nghiền ngẫm những giới nguyện. Tất cả những công phu này đều làm việc với nhau để tạo thành một trái tim từ bi, một trái tim mà tất cả chúng ta đều muốn có. Tất cả những thành phần của sự luyện tập này dẫn đường cho sự giải thoát của chúng sanh, giải thoát chúng ta ra khỏi sự thù hằn, oán giận và mê muội. Chúng ta sẽ giúp nhiều người ra khỏi sự đau khổ, đặc biệt đối với các vị mà chúng ta có một mối quan hệ duyên kiếp trực tiếp với nhau.

Chỉ một vài tuần sau khi cha tôi mất, thầy trụ trì ngôi chùa tôi thường đến viếng đã gọi và hỏi tôi rằng tôi có muốn giữ tám giới nguyện mãi mãi không. Sau khi Thầy giải thích cặn kẽ hơn, tôi dã trả lời ‘Thưa vâng’. Tôi cũng đã yêu cầu Thầy thêm vào một vài giới nguyện nữa. Tôi đã cùng ba vị tu sĩ-học giả uyên thâm người Tích Lan khai triển một cách thức phong chức mới cho các mục sư, bao gồm mười hai giới nguyện và nhấn mạnh con đường Bồ Tát hạnh theo truyền thống Phật Giáo , con đường mà từ lâu đã bị bỏ quên. Trong buổi lễ Phật Đản năm 1991, tôi đã được thọ giới Bồ Tát cùng với hai vị khác tại ngôi chùa ở Los Angeles. Tôi tin rằng sự thọ giới của tôi là một món quà mà cha tôi đã trao cho tôi. Như Ngài Shobogenzo (the Shobogenzo) nói:

‘Bằng cách chấp nhận và giữ gìn những giới nguyện sâu thẳm trong trái tim ta, cuối cùng ta cũng sẽ đạt được sự giác ngộ rốt ráo.....Ai lại có thể khước từ công việc này? Đức Phật đã dạy cho chúng sanh rằng khi chúng ta toàn tâm toàn ý giữ những giới hạnh trong cuộc sống, qua thời gian chúng ta sẽ thành Phật, trở thành bậc Giác Ngộ.... Gió và lửa tạo thành nguồn sống trong ta sẽ được thổi lên bởi ảnh hưởng sâu xa của các vị Phật qua những hạnh nguyện của chúng ta, sẽ đưa ta dến sự giác ngộ. Đây chính là sự tỉnh thức đạt được từ một tâm hồn minh mẫn’.

Dịch theo bài ‘Forging a Kind Heart in an Age of Alienation’ của Heidi Singh, từ quyển ‘Buddhism Through American Women’s Eyes, edited by Karma Lekshe Tsomo, nhà xuất bản Snow Lion Publications, Ithaca, New York, ấn loát năm 1995.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2010(Xem: 14890)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
17/09/2010(Xem: 10849)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
10/09/2010(Xem: 58321)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 6949)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người.
07/09/2010(Xem: 8211)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu. Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một bình diện nào đó của địa cầu, huớng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xã hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an bình trên quả địa cầu này.
04/09/2010(Xem: 12359)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
02/09/2010(Xem: 7477)
Phiêu linh bao kiếp luân hồi - Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau - Mịt mùng tăm tối lạc nhau- Mang mang sáu cõi lao đao kiếm tìm
30/08/2010(Xem: 9799)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10141)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 9368)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]