Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

20/01/202107:37(Xem: 5752)
Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

 

Nguyên bản: Noticing how everything depends on thought

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

His Holiness Dalai Lama-Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

***

 

Ở đây ngay cả những bông hoa đa dạng rộ nở vui mắt

Và những ngôi nhà bằng vàng rực rở siêu kỳ lấp lánh hấp dẫn

Hoàn toàn không có dấu vết của sự tồn tại cố hữu

Chúng được thiết lập qua năng lực của tư tưởng,

Qua năng lực của nhận thức mà thế giới được thành lập.

 

- ĐỨC PHẬT

 

 

 

Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng mọi người và mọi vật có thường xuất hiện đến chúng ta trong cách này hay không.  Khi chúng ta bị tác động bởi những tư tưởng trong một trình độ vi tế, thật khó để xác định chúng ta nắm bắt chúng như thế nào. Do thế, hãy xem xét một thời điểm khi mà chúng ta cảm thấy thù hận và khao khát mạnh mẽ.  Một con người và sự kiện thù hận và khao khát dường như cực kỳ cụ thể, ngay cả hoàn toàn không thay đổi, có phải thế không?  Khi chúng ta nhìn một cách sát sao, chúng ta sẽ thấy rằng không có cách nào để thừa nhận là chúng ta đã thấy những hiện tượng như lệ thuộc trên tư tưởng rồi.  Chúng ta sẽ thấy rằng chúng dường như tồn tại trong những điều kiện của chính chúng.

 

Khi tôi ở vào khoảng ba mươi lăm tuổi, tôi đang quán chiếu về ý nghĩa trong một thông điệp của Tông Khách Ba về vấn đề cái "tôi" có thể được tìm thấy hoặc là ở trong hay tách rời khỏi phức hợp thân - tâm hay không và cái "tôi" tùy thuộc cho sự tồn tại của nó trên nhận thức như thế nào.  Đây là thông điệp: 

 

-  Một sợi dây ngoằn ngoèo lốm đốm sắc màu và quấn cuộn lại, những thứ đó tương tự như một con rắn, và khi làn dây ấy được nhận thức trong một vùng ánh sáng lờ mờ, một tư tưởng nẩy sinh, “Đây là một con rắn.”  Về phần sợi dây, vào lúc ấy khi được thấy như môt con rắn, cái tập họp và những phần tử của làn dây ngay cả không ở trong một cung cách tối thiểu nào của một con rắn.  Do thế, con rắn ấy chỉ đơn thuần được thiết lập bởi nhận thức.  Trong cùng cách ấy, khi chúng ta nghĩ cái "tôi" sinh khởi trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể, không có gì trong tâm thức và thân thể - không phải là một tập hợp của sự tương tục của thời khắc trước đây hay sau này, cũng không là tập hợp của những phần tử của bất cứ thời điểm nào , cũng không là những phần tử riêng biệt - ở trong ngay cả một cung cách mõng manh nhất là cái "tôi".  Cũng không có ngay cả một điều gì đó mong manh nhất là hoàn toàn khác biệt với tâm thức và thân thể có thể hiểu như cái "tôi".  Kết quả là, cái "tôi" chỉ đơn thuần được thiết lập bởi nhận thức trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể, nó không được thiết lập bởi phương thức của thực thể chính nó.

 

Bổng nhiên, giống như là một tia chớp lóe ngang trái tim tôi, tôi thật là kinh khiếp, trải qua vài tuần tiếp theo, bất cứ khi nào tôi thấy con người, họ dường như là những ảo ảnh của nhà huyển thuật mà trong ấy họ xuất hiện để tồn tại một cách cố hữu nhưng tôi biết là họ không thật sự như thế.  Điều này là khi tôi bắt đầu thấu hiểu rằng thật sự có thể chấm dứt tiến trình của việc tạo tác những cảm xúc tàn phá bằng việc không còn đồng ý đến phương cách cái "tôi" và những hiện tượng khác xuất hiện để tồn tại.  Mỗi buổi sáng, tôi thiền quán về tính không, và tôi nhớ lại kinh nghiệm ấy nhằm để đem nó vào trong những hành vi hằng ngày.  Giống như suy nghĩ hay nói "tôi", giống như trong "tôi sẽ làm như vầy như vầy," sẽ thường gợi lại cảm giác ấy.  Nhưng tôi vẫn không thể tuyên bố rằng tôi hoàn toàn thấu hiểu tính không.

 

 

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐƯỢC THIẾT LẬP BỞI NHẬN THỨC

 

Vào lúc bắt đầu, những bông hoa xinh đẹp hay một ngôi nhà tuyệt vời xuất hiện để tồn tại trong chính nó và của chính nó xuyên qua từ tâm ý, nhưng vào lúc kết thúc không có gì có thể khẳng định một sự tồn tại như vậy; đúng hơn, sự nhận thức của tâm là cội nguồn của chúng.  Đây là trường hợp của tất cả mọi hiện tượng.  Khi chúng ta tìm kiếm, chúng không thể được tìm thấy tồn tại trong chính tự thể của chúng, mặc dù những hiện tướng là ngược lại.

 

Qua cách của sự hổ trợ và tổn hại của chúng - là điều lệ thuộc trên ý  thức -  rằng chúng tồn tại.  Chúng đã không bao giờ, đang không bao giờ, cũng sẽ không bao giờ tồn tại từ phía chúng, trong tự thể của chúng.  Chúng tồn tại qua năng lực của tâm thức, qua sức mạnh của những quy ước.

 

Qua sự trích dẫn vào lúc đầu của chương này, Đức Phật nói rằng toàn thể thế giới lệ thuộc trên nhận thức suy nghĩ.  Tương tự như Thánh Thiên nói trong Bốn Trăm Bài Kệ Về Những Nhu Cầu Của Các Vị Bồ Tát:

 

Từ sự khao khát, v.v...

Không tồn tại nếu không có nhận thức

Ai với trí thông minh sẽ tin rằng

Đây là những đối tượng thật sự và cũng là nhận thức?

 

Luận giải của Nguyệt Xứng về thi kệ này biểu thị rằng những hiện tượng chỉ tồn tại trong sự hiện diện của suy tư nhận thức:

 

Những thứ ấy chỉ tồn tại khi nhận thức tồn tại, và không tồn tại khi nhận thức không tồn tại, là không phải đặt vấn đề, một cách dứt khoát không được thiết lập qua phương cách của chính bản chất của chúng, giống như bị tưởng tượng từ một cuộn dây.

 

 

Khám Phá Ý Nghĩa

 

Chúng ta thấu hiểu thế nào về sự khẳng định của những bậc đại nhân của Ấn Độ và Tây Tạng trên vấn đề tư tưởng nhận thức quan trọng như thế nào?  Thật là không thoải mái nếu tin rằng, trước khi mỗi một đối tượng đi vào tầm hiểu biết của chúng ta, thì chúng ta phải có một tư tưởng xây dựng nó ngay lúc ấy.  Bất chấp tư tưởng sinh khởi nhanh như thế nào, cũng sẽ không đủ thời gian cho tất cả tư tưởng cần thiết trong một thời điểm đơn độc của nhận thức thị giác.

 

Thật thế, những đối tượng ngoại tại là một bộ phận của tiến trình phát sinh ý thức về chúng, như trong trường hợp thấy một cây cối và chỗ xung quanh của nó, nhưng nếu lệ thuộc trên tư duy có nghĩa rằng một tư tưởng nhận thức cần thiết để làm nên mọi thứ chúng ta thấy, điều này sẽ là ngớ ngẩn.  Do vậy, dường như đối với tôi là, cuối cùng, ý nghĩa sự hiện hữu của thế giới được thiết lập bởi tư tưởng nhận thức những đối tượng của nó, không lệ thuộc trên một ý thức, không thể thiết lập sự tồn tại của chúng ngay trong chúng.  Từ nhận thức này, nó nói rằng thế giới - tất cả mọi hiện tượng, cả người và vật - được thiết lập bởi tư tưởng nhận thức.

 

Thí dụ, rõ ràng rằng những hệ quả tùy thuộc trên các nguyên nhân, nhưng các nguyên nhân cũng thế, trong một ý nghĩa vi tế, tùy thuộc trên những hệ quả.  Mỗi nguyên nhân tự nó là một hệ quả của chính các nguyên nhân của nó, và do thế, sinh khởi trong sự lệ thuộc trên các nguyên nhân tương ứng.  Tất cả những trường phái Phật Giáo thừa nhận rằng những hệ quả sinh khởi trong sự lệ thuộc trên các nguyên nhân.  Ở đây nguyên nhân và hệ quả ở trong một tiến trình thế tục, một hệ quả xảy ra sau nguyên nhân của nó.  Điều này là duyên khởi trong ý nghĩa của duyên phát sinh[1].

 

Chỉ nhận thức triết lý cao nhất trong Đạo Phật mới chứa đựng một quan tâm bổ sung, bởi vì sự chỉ rõ điều gì đấy như một "nguyên nhân" tùy thuộc trên sự quan tâm về hệ quả của nó, trong ý nghĩa này một nguyên nhân tùy thuộc trên hệ quả của nó.  Điều gì đó không phải là một nguyên nhân trong nó và của tự chính nó; nó được mệnh danh là một "nguyên nhân" trong mối quan hệ đến hệ quả của nó.  Ở đây hệ quả không xảy ra trước nguyên nhân của nó, và nguyên nhân của nó không hình thành trước nguyên nhân của nó; đấy là trong suy nghĩ về hệ quả tương lai của nó mà chúng ta chỉ rõ điều gì đó như một nguyên nhân.  Đây là duyên khởi trong ý nghĩa của duyên mệnh danh[2].

 

Như Long Thọ nói trong Căn Bản Trung Quán Luận Gọi là "Tuệ Trí":

 

Người làm tùy thuộc trên một việc làm

Và một việc làm tồn tại tùy thuộc trên người làm

Ngoại trừ duyên khởi, chúng ta không thấy

Một nguyên nhân cho sự thiết lập của chúng.

 

Tác nhân và hành động tùy thuộc trên nhau.  Một hành động được đặt trong sự tùy thuộc một tác nhân, và một tác nhân được đặt trong sự lệ thuộc trên một hành động.  Một hành động sinh khởi trong sự tùy thuộc trên một tác nhân, và một tác nhân sinh khởi trong sự lệ thuộc trên một hành động.  Tuy thế, chúng không liên hệ trong cùng cách như nguyên nhân và hệ quả , vì một thứ được sản sinh trước một thứ khác.

 

Trong tổng quát, thế là thế nào, mọi thứ là tương đối?  Nó là như thế nào mà một nguyên nhân là tương đối với hệ quả của nó?  Đấy là bởi vì nó không được thiết lập trong nó và tự chính nó.  Nếu đấy là trường hợp, một nguyên nhân không cần phải lệ thuộc trên hệ quả của nó.  Nhưng mà không có một nguyên nhân độc lập, đấy là điều mà tại sao chúng ta không tìm thấy bất cứ điều gì trong nó và tự chính nó khi chúng ta thẩm tra một nguyên nhân theo cách phân tích, mặc dù hiện tướng của nó đến tâm thức hàng ngày của chúng ta rằng mỗi thứ có sự tồn tại độc lập của chính nó.  Bởi vì mọi thứ ở dưới sự ảnh hưởng của điều gì đó khác hơn là chính nó, sự định rõ điều gì đó như một nguyên nhân nhất thiết tùy thuộc trên sự quan tâm về hệ quả của nó.  Đây là lộ trình mà qua đó chúng ta đi đến nhận ra rằng sự thấu hiểu vi tế hơn này về duyên khởi như duyên mệnh danh là đúng đắn.

 

Mới đây, trong khi ở Nam Ấn sau khi thực hiện một chuyến hành hương đến Núi Shri Parvata, nơi Long Thọ đã sống gần lúc cuối đời của ngài.  Tôi đã ban một lễ quán đảnh cho một đám đông thính chúng trong một truyền thống của Đạo Phật gọi là Thời Luân Mật Pháp (Kalachakra).  Trong lễ quán đảnh, tôi đã trao truyền một sự giải thích trong Tán Dương Duyên Khởi của Tông Khách Ba trong sự kết hợp với giáo huấn Căn Bản Trung Quán Luận của Long Thọ Gọi là "Tuệ Trí".  Tôi đã đi đến một điểm, nơi Tông Khách Ba nói:

 

Khi Đức Phật nói, "Bất cứ điều gì lệ thuộc trên điều kiện (duyên)

là trống rỗng chính sự tồn tại cố hữu của nó (vô tự tính)"

Điều gì tuyệt vời

hơn sự chỉ bảo diệu kỳ này!

 

Tôi đã nghĩ, "Điều này thật là vậy!"  Những gì tôi đã nghĩ là điều này: Quả thật, có thể có những động vật nào đó kẻ biết duyên khởi của nguyên nhân và điều kiện, nhưng đối với con người, duyên khởi của nguyên nhân và điều kiện là không thể phủ nhận.  Nhưng khi chúng ta nghĩ sâu hơn, duyên khởi của nguyên nhân và điều kiện hình thành bởi duyên mệnh danh, là điều tự nó biểu hiện rằng nguyên nhân và điều kiện không có bản chất của nó; nếu chúng thật có bản chất của nó, chúng sẽ không phải là duyên mệnh danh.  Như môn nhân của Long Thọ là Phật Hộ đã nói trong luận giải chương thứ hai mươi Căn Bản Trung Quán Luận của Long Thọ Gọi "Tuệ Trí":

 

Nếu điều gì đó tồn tại bằng phương cách tự thể của nó, thì điều gì sẽ cần thiết cho việc thừa nhận một cách phụ thuộc?

 

Thật vậy, nếu một vật hiện hữu trong tự nó, đấy là một mình nó sẽ đầy đủ.  Chúng ta có thể chỉ nói, "Nó là điều này," không cần liên hệ nó đến bất cứ điều gì khác.  Bởi vì nó được thiết lập trong nó và tự nó, không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt nó trong mối liên hệ đến một điều gì khác.  Tôi vẫn cứ thấy tư tưởng này lợi ích.

 

Cùng cách ấy, Tông Khách Ba đã nói trong 'Ba Phương Diện Chính Yếu của con đường Giác Ngộ[3]' :

 

Với hai sự thân chứng về duyên khởi và tính không hiện hữu đồng thời chứ không luân phiên

Kiến thức rõ ràng phá hủy hoàn toàn kiểu mẫu lãnh hội tồn tại cố hữu (có tự tính)
Chỉ trên việc thấy duyên khởi như không thể tranh cải

Tại điểm ấy sự phân tích quan điểm của thực tại là hoàn toàn.

 

Quán chiếu trên duyên ngăn cách[4] tại trung tâm của duyên khởi của nguyên nhân và hiệu quả củng cố sự thấu hiểu rằng các hiện tượng chỉ đơn thuần là danh tự, chỉ đơn thuần bị quy cho [là như thế], và không gì hơn thế.  Khi chúng ta thấu hiểu rằng chỉ 'sự quy cho' làm xói mòn nhận thức về sự tồn tại của hiện tượng trong chúng và tự chúng (sự tồn tại độc lập), nhiệm vụ của chúng ta trong việc thông suốt quan điểm thực tại của Đạo Phật là hoàn toàn.  Tôi có hy vọng là tôi đang giải quyết vấn đề này.

 

Nếu chúng ta thấu hiểu rằng, bất chấp điều gì xuất hiện, cho dù cảm giác của chúng ta hay tâm thức suy nghĩ, những đối tượng đó được thiết lập trong sự tùy thuộc trên sự suy tư, chúng ta sẽ chiến thắng ý tưởng rằng các hiện tượng tồn tại trong tự thể của chúng.  Chúng ta sẽ thấu hiểu rằng các hiện tượng được xây dựng từ phía của chính chúng là không thật.  Chúng ta sẽ thực chứng tính không, sự vắng bóng của tự tính (sự tồn tại cố hữu), là điều tồn tại vượt khỏi sự tăng nhanh những rắc rối sinh ra từ việc thấy các hiện tượng như tồn tại trong chính chúng và cung cấp sự đối trị cho việc giải trừ vọng tưởng.

 

 

Thiền Quán Phản Chiếu

 

1-  Gợi lại một lúc khi chúng ta đầy ắp với thù hận hay tham dục.

 

2- Có phải dường như rằng con người hay sự vật thù hận và tham dục là cực kỳ cụ thể, rất thật, có phải không?

 

3- Vì trường hợp này là vậy, không có cách nào chúng ta có thể tuyên bố rằng chúng ta đã thấy các hiện tượng như lệ thuộc trên tư tưởng.

 

4- Chúng ta thấy chúng như hiện hữu trong tự thể của chúng.

 

5- Hãy nhớ rằng chúng ta cần thường xuyên thiền quán về tính không để chạm trán với hiện tướng sai lầm của hiện tượng.

 

 

NHẬN THỨC NÀY HỔ TRỢ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH SỰ TỒN TẠI CỐ HỮU NHƯ THẾ NÀO

 

Tất cả những hệ thống Phật Giáo thừa nhận rằng sự tồn tại và không tồn tại được quyết định bởi nhận thức có căn cứ.   Từ quan điểm này, chủ thể và khách thể dường như có cùng năng lực.  Hệ thống cao nhất của Đạo Phật, gọi là Trung Quán Tông, và trong nó Trường Phái Hệ Quả, đưa điểm này ngay cả xa hơn, nói rằng, không phải là một ý thức có giá trị tìm thấy mọi vật tồn tại trong tự thể của chúng, mà đúng hơn, những vật ấy tự chúng tùy thuộc trên việc xây dựng bởi tư tưởng nhận thức.  Không điều gì có thể tồn tại ngoài việc được thiết lập bởi nhận thức.  Mọi thứ được thấy lệ thuộc trên tâm thức - tâm thức là kẻ cầm quyền.

 

Đây là tại sao kinh điển Đạo Phật nói rằng cái "tôi" và những hiện tượng khác chỉ tồn tại qua năng lực của tư tưởng nhận thức.  Mặc dù cái "tôi" được thiết lập trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể; nhưng tâm và thân không phải là cái "tôi", cũng không phải cái "tôi" là tâm thức và thân thể.  Không có điều gì trong tâm thức và thân thể (trong sự lệ thuộc trên cái "tôi" được thiết lập) là cái "tôi".  Vì thế, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng nhận thức.  Nó và tất cả mọi hiện tượng khác chỉ được thành lập bởi tâm thức.  Khi chúng ta thông hiểu điều này, chúng ta tiếp nhận một ý tưởng nhỏ rằng con người không tồn tại trong và tự họ và chỉ được xây dựng một cách lệ thuộc.  Và khi chúng ta thấy rằng các hiện tượng thường không dường như ở dưới sự ảnh hưởng của nhận thức nhưng dường như tồn tại trong tự thế của chúng, chúng ta sẽ nghĩ, "Ah! Đây là những gì đang bị bác bỏ."

 

 

Thiền Quán Phản Chiếu

 

Quan tâm:

 

1- Cái "tôi"  được thiết lập trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể.

 

2- Tuy nhiên, tâm và thân không phải là cái "tôi", cũng không phải cái "tôi" là tâm và thân.

 

3- Do thế, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng nhận thức, thiết lập bởi tâm thức.

 

4- Sự thật là, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng hàm ý rằng cái "tôi" không tồn tại trong nó và tự nó.

 

5- Bây giờ hãy chú ý rằng chúng ta có một cảm nhận tốt hơn về những gì có ý nghĩa cho điều gì đó tồn tại trong và chính nó, chính là sự tồn tại cố hữu mà sự thực chứng về tính không xoáy vào chỗ bác bỏ.

 

 

***

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

BÀI LIÊN HỆ

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng
Khám phá cội nguồn của vấn đề
Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết
Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương
Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi
Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng
Đánh Giá Duyên Khởi Và Tánh Không
Tập trung tâm thức chúng ta
Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập
Thiền tập trên chính mình trước nhất
Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình
Quyết định những sự lựa chọn
Phân tích tính chất đồng nhất
Phân tích sự khác biệt
Đi Đến Một Kết Luận
Thử nghiệm sự thân chứng của chúng ta
Mở rộng tuệ giác này đến những gì chúng ta có
 
Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác
Nhìn chính mình như một ảo ảnh

 

 



[1] dependent production: sự sinh khởi phụ thuộc

[2] dependen designation: danh định phụ thuộc

[3] Đã được Tuệ Uyển chuyển ngữ trong Thư Viện Hoa Sen

[4] dependent latticework - cách tử duyên - sự phụ thuộc khuôn khổ




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2021(Xem: 4832)
Dịch bệnh là một chu kỳ, từng tồn tại với nhân loại từ xa xưa như dịch tả, dịch bại liệt, Sốt Rickettsia, Sốt vàng da. Lao,sốt rét, dịch hạch,dịch cúm, dịch aids, đậu mùa, yết hầu.. Những loại dịch thường xuất hiện vào những vúng có đời sống thiếu vệ sinh; tuy nhiên dịch virus Corona, aids không phát xuất từ điều kiện sống mà do hoạt động, hành xử của con người đối với con người, con người đối với thiên nhiên với nhiều lý do khác nhau. Các nhà khoa học đã tìm ra vaccine cho bệnh đậu mùa vào năm 1796, tuy nhiên, vi khuẩn dịch có thể tùy biến; cũng thế virus Corona hiện nay, không chỉ là loại dịch nguy hiểm giết hàng chục triệu người, ngay cả dịch đậu mùa, dịch Aids, cúm… đều tổn thất nhân mạng vô số người trên toàn thế giới. Virus Corona hiện nay đặt nhiều nghi vấn phát sinh từ động vật hoang dã như dơi hay từ phòng thí nghiệm do con người tạo ra, tất cả đều là duyên cớ theo từng chu kỳ sống của loài người để cân bằng sinh thái khi trái đất chịu quá tải và sự bạc đãi của con
08/08/2021(Xem: 19016)
QUAN ÂM THỊ KÍNH Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Tranh Minh Họa: Hương Bối LỜI NÓI ĐẦU Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
08/08/2021(Xem: 5746)
Thông thường hằng ngày tôi có nhiều việc để hanh trì, và ngoài việc tu học tại Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc ra, tôi hay viết sách, dịch Kinh và có thêm mấy việc khác nữa cũng tương đối quan trọng. Đó là điểm sách hay viết lời giới thiệu sách cho một tác giả nào đó sắp có sách xuất bản. Tôi rất hoan hỷ để làm việc nầy. Bởi lẽ người ta tin tưởng mình, họ mới giao cho mình đứa con tinh thần của họ để mình đọc và cho ý kiến, cũng như giới thiệu đến với quý độc giả khắp nơi.
08/08/2021(Xem: 5278)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021. Sách được trình bày bởi Lotus Media/Vĩnh Hảo. Bên trong có nhiều phụ bản rất đẹp được trình bày bởi Hạnh Tuệ và Hạnh Từ. Ảnh bìa có hình gác chuông chùa Hải Đức Nha Trang. Có loại bìa cứng và có loại bìa thường. Sách in rất trang nhã, dễ đọc.
08/08/2021(Xem: 7039)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
08/08/2021(Xem: 5888)
Tái sinh, hay là câu chuyện sinh tử luân hồi từ kiếp này sang kiếp kia, là một trong các giáo lý đặc biệt của Phật Giáo. Khi chưa giác ngộ, tái sinh là do nghiệp lực. Nhưng khi đã sống được với cái nhìn không hề có cái gì gọi là “ta” với “người” thì tái sinh là do nguyện lực. Một trong những người nổi tiếng nhất hiện nay, và được dân tộc Tây Tạng tin là hiện thân của tâm từ vô lượng, là Đức Đạt Lai Lạt Ma, một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, người giữ tâm nguyện tái sinh liên tục vì lợi ích độ sinh.
08/08/2021(Xem: 5134)
Đoạn video gần đây cho thấy Chính quyền địa phương ở tỉnh Cam Túc đã cưỡng bức các vị tăng ni, phải từ bỏ cuộc sống xuất gia, cởi áo Cà sa để đóng cửa một tu viện Phật giáo Tây Tạng, Tu viện Kharmar (Ch: Hongcheng).
08/08/2021(Xem: 4368)
Sáu tháng sau khi quân đội Myanmar lật đổ Chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 vừa qua, người dân của quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục sống trong nỗi sợ hãi, trong bối cảnh hỗn loạn diễn ra sau cuộc đảo chính Quân đội. Với các cuộc đàn áp bạo lực công khai đối với những người bất đồng chính kiến, và các cuộc biểu tình trên đường phố - tiếp tục diễn ra ở quy mô bất chấp sự đàn áp do quân đội lãnh đạo – chính quyền quân sự đã củng cố quyền lực của mình. Ngay cả Tăng đoàn Phật giáo được tôn kính của quốc gia cũng đã bị chính quyền quân sự bạo lực bắt giữ, được biết với ít nhất 23 vị tăng sĩ đang bị giam giữ, một số người trong số họ đã bị tra tấn bạo lực.
08/08/2021(Xem: 3426)
Nhiều người đổ lỗi toàn cầu hóa bởi đã gây ra đại dịch Covid-19, và cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn mạnh mẽ hơn nữa, sự bùng phát của những cơn đại dịch hiểm ác như thế này là phi toàn cầu hóa thế giới. Rào chắn, bế quan tỏa cảng, giảm giao thương. Tuy nhiên việc cách ly ngắn hạn là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh, cô lập dài hạn sẽ dẫn đến sụp đổ kinh tế, mà không mang lại bất kỳ sự đảm bảo thực sự nào trước những dịch bệnh lây nhiễm. Liều thuốc giải hữu hiệu trong phòng, chống Covid-19 không phải là chia rẽ, mà là đoàn kết.
07/08/2021(Xem: 28486)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]