Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuỗi Hội thảo Quốc tế về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp

17/01/202114:58(Xem: 4946)
Chuỗi Hội thảo Quốc tế về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp



Chuỗi Hội thảo Quốc tế
về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp

(International Workshop Series to Discuss Buddhism and Comparative Constitutional Law)


 Chuỗi Hội thảo Quốc tế về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp-1Chuỗi Hội thảo Quốc tế về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp-2



Trong một loạt các hội thảo hàng tuần, bắt đầu từ ngày 14 tháng 1 năm 2021, các học giả từ khắp nơi trên thế giới, sẽ thảo luận về các nghiên cứu So sánh Luật Hiến pháp và tư tưởng pháp lý của Phật giáo. Các buổi hội thảo dự kiến diễn ra trong tám tuần. Theo các nhà tổ chức, trong khi sự giao thoa giữa luật phát thế tục và các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo,  trong những thập kỷ gần đây đã được nghiên cứu rất nhiều, cho đến nay thù Phật giáo vẫn bị loại khỏi cuộc đối thoại. Chuỗi hội thảo này nhằm giảm bớt khoảng cách đó, bao gồm nghiên cứu về các giao điểm lịch sử, cũng như đương đại của Phật giáo và các quy tắc pháp lý quốc gia.

 

Hội thảo này được tài trợ bởi Đại học Chicago, Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA), và được tổ chức Tiến sĩ Tom Ginsburg, Giáo sư Luật Quốc tế Leo Spitz tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Ben Schonthal, Giáo sư Phật giáo và các tôn giáo châu Á tại Đại học Otago, New Zealand. Hội thảo này, một phần được tài trợ bởi nguồn Quỹ Khoa học Quốc gia.

 

Hình: Từ trái sang phải, Tiến sĩ Tom Ginsburg, Giáo sư Luật Quốc tế Leo Spitz tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Ben Schonthal, Giáo sư Phật giáo và các tôn giáo châu Á tại Đại học Otago, New Zealand. Ảnh:Hienbuddhism.org

 

Quỹ Khoa học Quốc gia, (National Science Foundation, NSF) là một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật ngoại trừ y tế. Đối tác y tế của nó là Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health).

 

Các học giả từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu, và chuyên ngành khác nhau sẽ cùng tham gia trong hội thảo này, có thể để thảo luận về chủ đề từ nhiều góc độ nhất, bao gồm một số Giáo sư Luật và học giả Phật giáo từ các khu vực địa lý khác nhau, bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, cũng như các học giả về chủ nghĩa thực dân, nhân chủng học và chính trị. Trong số họ sẽ có Tiến sĩ Jessica Main, một học giả về Đạo đức Phật giáo, người đã bắt đầu công việc của mình tại Đại học British Columbia (UBC), cơ sở giáo dục bậc cao lâu đời nhất tại bang British Columbia, Hoa Kỳ vào năm 2009, với tư cách là Chủ tịch Quỹ Tung Lin Kok Yuen (東蓮覺苑), Canada, và Giám đốc Chương trình Phật học và Xã hội Đương đại của Đại học British Columbia (UBC).

 

Theo trang web của hội thảo:

 

“Nó sẽ xem xét những câu hỏi như sau: Vai trò của các nhà sư Phật giáo, các tổ chức cư sĩ và các nhóm hoạt động trong việc ảnh hưởng đến những thay đổi Hiến pháp là gì? Các quy trình xây dựng và thực thi luật Hiến pháp có thể sửa đổi thực hành, và thể chế Phật giáo theo những cách nào? Các mô hình hiện có trong nghiên cứu tôn giáo, và luật Hiến pháp có giải thích thỏa đáng các động lực của Phật giáo và luật Hiến pháp ở châu Á không? Những cách giải thích lấy cảm hứng từ Phật giáo về luật công khác với những cách giải thích của các truyền thống diễn giải khác như thế nào? Có những liên kết xuyên biên giới trong khu vực, cả về các khái niệm vay mượn, hoặc mạng lưới tôn giáo, có hình thành nên suy nghĩ, và hành động Hiến pháp không? Những tiền đề lịch sử và các nguyên tắc giáo lý Phật giáo nào giúp chúng ta dự đoán, hoặc hiểu được những xu hướng này? (Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp; Buddhism and Comparative Constitutional Law)

 

Phiên hội thảo đầu tiên, với chủ đề “Nền tảng Giáo lý và Lịch sử” (Doctrinal and Historical Underpinnings), sẽ tổ chức vào  lúc 14 giờ (Giờ chuẩn miền Đông, theo địa phương), hôm thứ Năm, ngày 14 tháng 1 năm 2021 tức là 3 giờ sáng ngày 15 tháng 1 theo giờ HồngKông.

Phiên hội thảo thứ hai, “Phật giáo và sự Sửa đổi Hiến pháp ở Thái Lan” (Buddhism and Constitutional Change in Thailand), sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ tối theo giờ EST ngày 27 tháng 1 (10 giờ sáng tại Hồng Kông ngày 28 tháng 1 năm 2021. Các buổi thảo luận được lên kế hoạch sau đó mỗi tuần trong tổng số tám tuần.

 

Tuần thứ tám sẽ có hai cuộc thảo luận bàn tròn, một do Tiến sĩ Ran Hirschl chủ trì thuyết trình về “Tôn giáo và So sánh Luật Hiến pháp” (religion and comparative constitutional law), Tiến sĩ Asanga Welikala thuyết trình về “Tôn giáo và Lịch sử Hiến pháp trong bối cảnh Khối Thịnh vượng chung” (eligion and constitutional history in Commonwealth contexts), và Tiến sĩ Deepa Das Acevedo thuyết trình về “Tôn giáo và Luật pháp ở Nam (ern) Châu Á” (religion and law in South(ern) Asia).

 

Hội thảo bàn tròn thứ hai sẽ có các học giả đưa ra các quan điểm So sánh từ Ấn Độ giáo, Giáo luật Công giáo La Mã và Hồi giáo, cũng như tập trung vào chủ đề về sự thành lập.

 

Thông tin đăng ký và liên hệ có sẵn trên trang web của Hội thảo.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2015(Xem: 7325)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7300)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7922)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14729)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
17/01/2015(Xem: 11821)
Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.
17/01/2015(Xem: 8834)
Jean-Paul Ribes sinh năm 1939, một nhà văn và nhà báo chuyên về Tây Tạng, và cũng là một người tu tập Phật Giáo đã hơn bốn mươi năm. Ảnh chụp ngày 27 tháng 4, năm 2008, trong một cuộc phỏng vấn của một chương trình Phật Giáo trên đài truyền hình quốc gia Pháp) Người ta thường xem phi-bạo-lực là một trong các phẩm tính tự nhiên của Phật Giáo. Điều này quả hết sức đúng. Thế nhưng sự phi-bạo-lực ấy có phải là một trong các mục tiêu hay chỉ là một phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật Giáo? Câu hỏi thật tế nhị.
16/01/2015(Xem: 21906)
Ram Bahadur Bomjan, 01 cậu trai trẻ (sinh ngày 09 -tháng 04 -1990) đã ngồi thuyền định trong suốt 06 năm,mà không dùng bất kỳ thức ăn, nước uống nào, từ ngày 17 -05 -2005 đến ngày 17 -05 -2011. Với mong muốn đem lại thông điệp Hòa Bình và Yêu Thương Của Đấng Thiêng Liêng đến Toàn Thể Nhân Loại. Mong rằng mọi người hãy truyền bá thông điệp này rộng rãi hơn, và hãy thật sự yêu thương nhau như yêu chính bản thân mình. Ngài không khác gì 01 vị Bồ Tát tái sinh. Ngày nay người ta gọi Ngài là Dharma Sangha. Quý vị có quyền đặt câu hỏi với điều này "Đây có phải là sự thật hay là trò nhảm nhí, và anh ta làm vậy để làm gì và được gì ?" Dù cho Niềm Tin của quý vị có đặt ở đâu đi nữa, chỉ mong quý vị hướng đến việc Thiện, tránh xa việc Bất Thiện.Và nếu như chúng ta đã từng lầm lỗi cũng chẳng sao, vì vốn dĩ đâu ai hoàn thiện, nhưng quan trọng là chúng ta biết sai,chịu sửa, không tái phạm , điều đó đáng quý hơn. Xin hãy truyền bá thông điệp yêu thương này đến tất cả mọi người. Mong bình an và hạnh
15/01/2015(Xem: 9671)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp.
14/01/2015(Xem: 7906)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
14/01/2015(Xem: 8230)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]