Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời đầu tái bản năm 2020 của quyển Thiền Môn Nhật Tụng

16/01/202116:21(Xem: 10450)
Lời đầu tái bản năm 2020 của quyển Thiền Môn Nhật Tụng

htnhudien (15)
Lời đầu tái bản năm 2020
của quyển Thiền Môn Nhật Tụng


Bài viết: HT Thích Như Điển
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước





Đây là quyển Kinh căn bản của các chùa tại Việt Nam vẫn xử dụng hằng ngày trong hai thời khóa tụng công phu khuya và công phu chiều. Ngoài ra những Kinh khác như: Dược Sư, Vu Lan, Báo Ân Phụ Mẫu, Kinh Kim Cang và những bài Sám Nguyện v.v… thì được cho in sau nầy để tiện việc trì tụng. Khi ra ngoại quốc, các chùa Việt Nam vẫn hành trì theo phương pháp cổ điển Hán Việt nầy; nhưng vì một số Phật Tử Việt Nam không rõ các từ Hán Việt lắm; nên năm 1998 chúng tôi bắt đầu cho in hai ngôn ngữ Việt-Đức đi kèm ở phía sau quyển Kinh. Từ đó đến nay đã có những phát triển như sau:

  1. Bản Hán Việt mà chúng ta vẫn thường trì tụng phần lớn được dịch từ bản Hán Cổ của Ngài Hòa

Thượng Xingci người Trung Hoa soạn và chư Tôn Đức Việt Nam chúng ta dịch ra Hán Việt chắc cũng trên dưới 200 năm rồi.

  1. Bản chữ Đức do Tiến Sĩ Markus Guenzel lúc làm luận án Tiến Sĩ tại Đại Học Goettingen, Tiến Sĩ đã

dịch thẳng từ bản Hán Cổ nầy sang Đức ngữ và cho phép chùa Viên Giác tại Hannover xuất bản từ năm 1998.

  1. Bản tiếng Anh do Sư Cô người Đức, Pháp Danh là Ani Jinpa Lhamo(Edith C. Watts) dịch thẳng từ

chữ Đức và được xuất bản chung với tiếng Đức cùng tiếng Hán Việt vào năm 2015

  1. Bản hoàn toàn bằng tiếng Việt do cố Hòa Thượng Thích Thiện Thanh Viện Chủ chùa Phật Tổ tại

Long Beach, California, USA dịch từ chữ Hán sang Việt Ngữ(bản bằng điện tử có đăng trên trang nhà viengiac.de với tiêu đề là: Thiền Môn Nhật Tụng nhiều ngôn ngữ).

  1. Bản Hán Cổ do tài liệu từ Vạn Phật Thánh Thành ở gần San Jose, USA cung cấp và Đại Đức Thích

Hạnh Bổn, đệ tam Trụ Trì Tổ Đình Viên Giác cho vào bản điện tử trên trang nhà viengiac.de.

  1. Bản tiếng Phạn(Sanscrit)trích từ thời công phu khuya của Tu Viện Vô Lượng Thọ nơi Thượng Tọa

Thích Hạnh Tấn Trụ Trì tại Schmiedeberg.(Bản điện tử)

  1. Bản tiếng Nga do Phật Tử Thiện Duyên người Nga nhờ người dịch thẳng từ tiếng Đức sang tiếng

Nga(bản điện tử)

  1. Bản tiếng Pháp do Sư Cô Thích Nữ Đàm Như, chùa Kim Quang tại Paris, Pháp Quốc dịch từ tiếng

Hán Việt và Anh ngữ sang Pháp ngữ(bản điện tử)

  1. Bản tiếng Ý do hai Đại Đức người Ý, Pháp Danh là Tairi cùng Seiun dịch ra tiếng Ý từ tiếng Anh tại

Tu Viện Viên Đức Ravensburg năm 2017.(bản điện tử)

  1. Bản tiếng Na Uy do Thượng Tọa Thích Viên Giác tức nhạc sĩ Phi Long, Trụ Trì chùa Đôn Hậu Na

Uy dịch từ tiếng Anh và Hán Việt sang tiếng Na Uy đang trên đà hoàn thiện(bản điện tử).

Như vậy hiện tại Phật Giáo Việt Nam của chúng ta đã có được 10 ngôn ngữ của quyển Thiền Môn Nhật Tụng nầy. Do vậy những thế hệ đi sau, con em của Quý Vị sẽ có cơ hội tiếp xúc cũng như trì tụng Kinh nầy trực tiếp bằng những ngôn ngữ địa phương trên thì sẽ thâm nhập được Kinh Tạng một cách dễ dàng. Riêng bản tiếng Nga và tiếng Ý thì đã được các chùa tại Nga và Ý in thành Kinh tụng hằng ngày. Quý Vị nào muốn có những bản Kinh văn trên thì xin liên lạc với các chùa sở tại thì sẽ được cung cấp.

Chúng tôi cũng xin niệm ân các dịch giả đã dày công nghiên cứu, tra tìm những ngữ nghĩa thích hợp để dịch Kinh Văn nầy mà không nhận một thù lao nào cả. Ngoài ra năm nay 2020 chùa Viên Giác tại Hannover tái bản(không biết là lần thứ mấy) cũng đã được các Phật Tử xa gần góp phần ấn tống; nên bản Kinh nầy mới được ra mắt với Quý Vị. Xin nguyện cầu phước báu nầy luôn còn tồn tại nơi thế gian nầy và kính chúc bửu quyến của Quý Vị luôn được vạn sự an lành.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh

Tổ Đình Viên Giác Hannover ngày 14 tháng 4 năm 2020. Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển kính ghi lời tựa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 10525)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 10424)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
05/04/2013(Xem: 5710)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 8062)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
04/04/2013(Xem: 6876)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 5170)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 6110)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 8857)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 7773)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
03/04/2013(Xem: 15326)
Hôm nay là ngày 21 tháng 11 năm 1993, chúng ta khai giảng khóa tu mùa Đông ở tại Xóm Hạ, Làng Hồng. Khoá học của chúng ta là Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhism)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]