Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hành giới không giết hại sinh vật để chung tay ngăn ngừa đại dịch

15/01/202107:24(Xem: 4593)
Thực hành giới không giết hại sinh vật để chung tay ngăn ngừa đại dịch

Thực hành giới không giết hại sinh vật để chung tay ngăn ngừa đại dịch
stayhomecovid19

         Tháng một năm 2021, dự kiến một nhóm gồm 10 nhà khoa học quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ đến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, điều tra nguồn gốc bệnh cúm Covid-19. WHO đang cố tìm ra nguồn gốc của virus gây bệnh cúm Covid-19 để ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai. Dù virus  xuất phát từ các chợ động vật hay các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, các nhà khoa học đều nhất trí giả thuyết virus có từ động vật. Loài dơi. Tháng 1 năm ngoái, khi Vũ Hán xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên, các nhà dịch tễ học đã tìm thấy chủng virus corona ở một chợ bán động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Những hình ảnh về sở thích ăn dơi sống, tiết canh dơi của người Vũ Hán lập tức được lan truyền khắp thế giới ngay khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán.  Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của đại dịch là do virus corona lây lan từ động vật sang người.

Giết con vật để làm thức ăn là hành vi sát sinh, một trong những giới cấm theo giáo lý nhà Phật. Trong Kinh Phật Thuyết Bát Chánh Đạo Kinh, Phật dạy các đệ tử thực hành tám chân lý để sống an lạc. Ngài dạy chân lý thứ tư như sau : “ Chân lý thứ tư, người tu tập hãy tin mà thực hành không giết hại sinh vật, không trộm cướp, không tà dâm. ( 第四諦行者不殺盜婬而行誠信, Đệ tứ đế, hạnh giả bất sát đạo dâm nhi hành thành tín).[1]

Ngày hôm nay, đón chào năm mới năm 2021, nhân loại phải đối mặt về đại dịch do virus corona đang gây ra, những đe dọa xuất hiện các chủng virus corona mới có khả năng lây nhiễm cao và khó kiểm soát hơn. Chúng ta, những người con của Phật, những người có lòng thành tín giáo lý của Đức Phật, những người có tấm lòng từ bi luôn sống cho mình và cho cộng đồng, những Phật tử đang làm công việc nghiên cứu xin hãy tín tâm mà thực hành ( 而行誠信nhi hành thành tín) lời dạy về giới cấm sát sinh để nhân loại được an lạc. Chánh kiến hành động không sát sinh là chung tay bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.

Con người được làm bằng những yếu tố không phải con người, như cỏ cây, khoáng chất, đất, mây, ánh nắng và loài vật ( Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識。亦復如是[2]). Sự sống của con người liên quan đến sự sống của mọi loài. Cả thế giới lên án sở thích ăn “súp dơi nguyên con” là hành động ghê rợn và nguy hiểm. Y khoa đã chứng mình virus gây bệnh viêm phổi cấp ở Vũ Hán có bộ gen giống đến 96% với một con dơi mang virus corona.

Giáo lý nhà Phật dạy các đệ tử của Phật về chân lý vô ngã. không có sự phân chia ranh giới giữa các loài hữu tình và vô tình (  Như Lai đã nói tất cả các tướng đều không có tướng, và các loài chúng sanh đều không phải là chúng sanh如來說一切諸相, 即是非相。又說一切眾生。即非眾, Như Lai thuyết nhất thiết chư tướng, tức thị phi tướng, hựu nhất thiết chúng sanh tức phi chúng sanh).[3] Vì vậy, khi bảo vệ sự sống cho chính bản thân chúng ta tức là bảo vệ sự sống cho cộng đồng và cả mọi loại; cả hệ sinh thái; bảo vệ sự sống của cỏ cây, cầm thú, và đất đá.

Để bao vệ sự sống cho cộng đồng, từng cá nhân, từng hội đoàn thể, từng tôn giáo, từng quốc gia hãy chung tay bày tỏ chính kiến phản đối bất cứ một hành động giết chóc nào; dù là hành động thí nghiệm, hay tìm kiếm vũ khí hóa học phòng vệ cuộc chiến tranh tương lai. Sự bày tỏ chính kiến phản đối bất cứ một hành động giết hại giúp đánh thức tuệ giác và tình thương đang nằm ngủ sâu ở tàng thức của những người đang có suy nghĩ phát triển vũ khí hóa học từ virus. Những suy nghĩ về giết người hàng loạt thông qua vũ khí là suy nghĩ nguy hiểm.  Phật dạy mọi việc là do tâm ( nhất thiết duy tâm tạo). Tư duy nằm đằng sau mọi việc. Người học Phật, người có trách nhiệm với cộng đồng cần phải có ý thức tuệ giác đằng sau mỗi ý nghĩ của mình.

Nhận thức được bản chất tương tức; con người và mọi loài đều nương nhau mà có mặt, chúng ta sẽ thôi không oán hận và diệt trừ nhau, chúng ta sẽ trở nên bè bạn với tất cả mọi người. Phải thấy rằng một đất nước Trung Hoa thịnh vượng chỉ có thể có khi cả thế giới thịnh vượng. Một nước Mỹ hòa bình khi từng nước nhỏ hòa bình. Vấn đề biển Đông, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ là vấn đề độc lập chủ quyền của Việt Nam mà là sự ổn định của các nước trong khu vực và thế giới.

Khi thực tập bảo vệ con người và mọi loài, chúng ta đã và đang bảo vệ cho chính mình. Cảm nhận được mối liên hệ bền vững, thân thương với tất cả mọi loài trên trái đất. Năng lượng từ bi bảo vệ sự sống của mọi loài mang đến cho chúng ta cảm giác an ninh, lành mạnh và hoan hỷ. Học và thực hành giáo lý nhà Phật  như vậy mới xứng đáng con cháu của Đức Phật, giúp chúng ta có được giây phút Niết Bàn trong hiện tại và tương lai.

          Bến Tre, ngày 12 tháng 01 năm 2021

Hoàng Phước Đại – Đồng An

 



[1] http://tripitaka.cbeta.org/T02n0112_001

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9971)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9685)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11476)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6949)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6882)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8900)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10113)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8917)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7809)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5631)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]