Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tượng Phật hàng trăm tuổi bị rơi nứt vỡ hé lộ bí mật bên trong.

04/01/202110:11(Xem: 4550)
Tượng Phật hàng trăm tuổi bị rơi nứt vỡ hé lộ bí mật bên trong.
Tượng Phật hàng trăm tuổi nặng 5,5 tấn
bị rơi nứt vỡ hé lộ bí mật bên trong.

 

       Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. 
Tuong-Phat-hang-tram-tuoi-1

Tượng Phật hàng trăm tuổi nặng 5,5 tấn bị rơi nứt vỡ hé lộ bí mật bên trong. (Ảnh: steemit)

 

      Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 –  một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.

     Bức tượng nặng khoảng 5,5 tấn, được làm từ thạch cao, có nạm những viên thủy tinh. Theo giới nghiên cứu, quá trình bức tượng này được trát thạch cao có thể rơi vào thời gian vương quốc Ayutthaya bị quân xâm lược Miến Điện phá hủy vào năm 1767. Từ đó, bức tượng cũng dần bị rơi vào lãng quên trong đống đổ nát.

Năm 1801, sau khi Bangkok lên làm thủ đô, vua Thái Lan Buddha Yodfa Chulaloke (Rama I), đã ra lệnh đem tất cả tượng Phật từng bị bỏ rơi trong các ngôi đền bị tàn phá ở khắp cả nước về Bangkok.

Năm 1824 – 1851, dưới thời vua Rama III trị vì, bức tượng được đặt làm tượng Phật chính ở tòa nhà trung tâm của khu đền Wat Chotanaram.

Đến 25/5/1955, khi một tòa nhà mới vừa khánh thành trong khuôn viên chùa Wat Traimit, người ta mới tiến hành di chuyển bức tượng sang địa điểm mới.
Tuong-Phat-hang-tram-tuoi-2

Ngôi chùa Wat Traimit. (Ảnh qua Pinterest)

     Việc di chuyển pho tượng khổng lồ nặng đến 5,5 tấn không hề dễ dàng, do đó cần phải có một chiếc xe cẩu để nâng đỡ pho tượng. Tuy nhiên, trong lúc pho tượng được nhấc lên thì bất ngờ sợi dây thừng bị đứt, khiến bức tượng rơi xuống đất.

     Khoảnh khắc đó, một số phần của vỏ thạch cao nứt ra, hé lộ lớp vàng sáng bóng bên trong pho tượng, tượng cao 3 mét, hai đầu gối xếp bằng cách nhau 3 mét, khiến nhiều người chứng kiến kinh ngạc.

Sau khi các lớp thạch cao bên ngoài được tách mở ra hết, toàn bộ bức tượng được đúc bằng vàng hiện lên rực rỡ, các lớp chạm khắc đều vô cùng tinh xảo và đẹp hơn khi có lớp thạch cao bên ngoài rất nhiều.

Bức tượng được lắp ghép từ 9 phần khác nhau. Đồng thời, họ cũng phát hiện một chiếc chìa khóa, dùng để tháo rời các phần trên thân tượng, để dễ dàng vận chuyển hơn. Chìa khóa cũng được bọc trong lớp thạch cao để phía dưới chân tượng.

     Theo như dự đoán của các nhà nghiên cứu, có thể bức tượng được bọc thạch cao bên ngoài, để che giấu đi giá trị thật sự của nó, tránh những kẻ tham lam trộm cắp. Bức tượng chứa khoảng 60% hàm lượng vàng, ngoài ra còn một số kim loại khác.

     Thời gian phát hiện bức tượng vàng, trùng hợp là rất gần với dịp lễ kỷ niệm 2.500 năm “Ngày Đức Phật nhập Niết bàn”, nên nhiều Phật tử đã coi đây là một điều kỳ diệu.

     Theo tờ Culture Trip, bức tượng hiện đang được đặt tại chùa Wat Traimit, được xem là bức tượng Phật vàng nguyên khối lớn nhất thế giới, và cũng là một trong những bức tượng Phật đẹp nhất của xứ Chùa Vàng.

Bức tượng hiện đang được đặt tại chùa Wat Traimit, được xem là bức tượng Phật vàng nguyên khối lớn nhất thế giới. (Ảnh qua Pinterest)

     Giá trị ước lượng của nó khoảng 250 triệu đô la Mỹ, còn giá trị về mặt văn hóa của tượng thì không thể nào đong đếm được.

  Chúc Di Tinh Hoa




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2019(Xem: 6871)
TẬP TRUNG TÂM THỨC Nguyên bản: Focusing the Mind Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019
23/04/2019(Xem: 9810)
Khóa Tu Học nhân Mùa Phục Sinhà019 tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, từ ngày 19-22.4.2019.
23/04/2019(Xem: 6498)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo, Vào ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom
18/04/2019(Xem: 6568)
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10/04/2019(Xem: 7682)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
10/04/2019(Xem: 6694)
Ban sơ, Phật giáo là một phong trào cải cách chống lại uy quyền Vệ-đà, nghi lễ Bà-la-môn và hệ thống giai cấp đầy bất công cuả xã hội Ấn độ . Thời Đức Phật, khuynh hường nầy phát triển rộng khắp dưới sự lãnh đaọ của Đức Phật, đạo Phật được số đông dân chúng và gai cấp thống trị ủng hộ. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 9 DL, Ấn giáo tung đòn phản công: tư tưởng đạo Phật được cố ý đem vào Ấn giáo và Đức Phật lịch sử được tuyên bố là một Hóa thân của thần Vệ Nữu. Những gì trước đây là điểm hấp dẫn của Phật giáo nay cũng được tìm thấy trong Ấn giáo.
09/04/2019(Xem: 5826)
Con Cháu Hiếu Ông Bà Vui Tươi Lắm Hãy Giành Nhau Phụng Dưỡng Phước Đức Nhiều Chính Người Già Là Ruộng Phước Phì Nhiêu Sau Tam Bảo, Cùng Neo Đơn Khốn Khó…(2)
09/04/2019(Xem: 6904)
MỞ RỘNG GIÚP ĐỞ Nguyên bản: Extending Help Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, February 25, 2019
07/04/2019(Xem: 8902)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
04/04/2019(Xem: 8332)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]