Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tượng Phật hàng trăm tuổi bị rơi nứt vỡ hé lộ bí mật bên trong.

04/01/202110:11(Xem: 4250)
Tượng Phật hàng trăm tuổi bị rơi nứt vỡ hé lộ bí mật bên trong.
Tượng Phật hàng trăm tuổi nặng 5,5 tấn
bị rơi nứt vỡ hé lộ bí mật bên trong.

 

       Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. 
Tuong-Phat-hang-tram-tuoi-1

Tượng Phật hàng trăm tuổi nặng 5,5 tấn bị rơi nứt vỡ hé lộ bí mật bên trong. (Ảnh: steemit)

 

      Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 –  một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.

     Bức tượng nặng khoảng 5,5 tấn, được làm từ thạch cao, có nạm những viên thủy tinh. Theo giới nghiên cứu, quá trình bức tượng này được trát thạch cao có thể rơi vào thời gian vương quốc Ayutthaya bị quân xâm lược Miến Điện phá hủy vào năm 1767. Từ đó, bức tượng cũng dần bị rơi vào lãng quên trong đống đổ nát.

Năm 1801, sau khi Bangkok lên làm thủ đô, vua Thái Lan Buddha Yodfa Chulaloke (Rama I), đã ra lệnh đem tất cả tượng Phật từng bị bỏ rơi trong các ngôi đền bị tàn phá ở khắp cả nước về Bangkok.

Năm 1824 – 1851, dưới thời vua Rama III trị vì, bức tượng được đặt làm tượng Phật chính ở tòa nhà trung tâm của khu đền Wat Chotanaram.

Đến 25/5/1955, khi một tòa nhà mới vừa khánh thành trong khuôn viên chùa Wat Traimit, người ta mới tiến hành di chuyển bức tượng sang địa điểm mới.
Tuong-Phat-hang-tram-tuoi-2

Ngôi chùa Wat Traimit. (Ảnh qua Pinterest)

     Việc di chuyển pho tượng khổng lồ nặng đến 5,5 tấn không hề dễ dàng, do đó cần phải có một chiếc xe cẩu để nâng đỡ pho tượng. Tuy nhiên, trong lúc pho tượng được nhấc lên thì bất ngờ sợi dây thừng bị đứt, khiến bức tượng rơi xuống đất.

     Khoảnh khắc đó, một số phần của vỏ thạch cao nứt ra, hé lộ lớp vàng sáng bóng bên trong pho tượng, tượng cao 3 mét, hai đầu gối xếp bằng cách nhau 3 mét, khiến nhiều người chứng kiến kinh ngạc.

Sau khi các lớp thạch cao bên ngoài được tách mở ra hết, toàn bộ bức tượng được đúc bằng vàng hiện lên rực rỡ, các lớp chạm khắc đều vô cùng tinh xảo và đẹp hơn khi có lớp thạch cao bên ngoài rất nhiều.

Bức tượng được lắp ghép từ 9 phần khác nhau. Đồng thời, họ cũng phát hiện một chiếc chìa khóa, dùng để tháo rời các phần trên thân tượng, để dễ dàng vận chuyển hơn. Chìa khóa cũng được bọc trong lớp thạch cao để phía dưới chân tượng.

     Theo như dự đoán của các nhà nghiên cứu, có thể bức tượng được bọc thạch cao bên ngoài, để che giấu đi giá trị thật sự của nó, tránh những kẻ tham lam trộm cắp. Bức tượng chứa khoảng 60% hàm lượng vàng, ngoài ra còn một số kim loại khác.

     Thời gian phát hiện bức tượng vàng, trùng hợp là rất gần với dịp lễ kỷ niệm 2.500 năm “Ngày Đức Phật nhập Niết bàn”, nên nhiều Phật tử đã coi đây là một điều kỳ diệu.

     Theo tờ Culture Trip, bức tượng hiện đang được đặt tại chùa Wat Traimit, được xem là bức tượng Phật vàng nguyên khối lớn nhất thế giới, và cũng là một trong những bức tượng Phật đẹp nhất của xứ Chùa Vàng.

Bức tượng hiện đang được đặt tại chùa Wat Traimit, được xem là bức tượng Phật vàng nguyên khối lớn nhất thế giới. (Ảnh qua Pinterest)

     Giá trị ước lượng của nó khoảng 250 triệu đô la Mỹ, còn giá trị về mặt văn hóa của tượng thì không thể nào đong đếm được.

  Chúc Di Tinh Hoa




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2011(Xem: 15239)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7259)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 15737)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11169)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9131)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7398)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 11934)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11678)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6679)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 6739)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]