Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác

29/12/202021:36(Xem: 6226)
Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác

Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác

(Định - Tuệ)

 His-Holiness-Dalai-Lama-001

Nguyên bản: Balance Calm and Insight

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

***


 

Trau dồi thiền ổn định mà thôi

Sẽ không tiêu trừ sự phân biệt tồn tại cố hữu

Những cảm xúc phiền não có thể trở lại,

Làm nên tất cả những loại quấy rầy.

 

- ĐỨC PHẬT -

 

 

Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng.  Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau.  Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.

 

Sự trong sáng và ổn định của tịch tĩnh bất động mở ra đường hướng cho phân tích để cung ứng một tuệ giác chân thật đầy năng lực vào trong tính không của sự tồn tại cố hữu (tự tính không).  Với nhận thức trực tiếp về tính không của những hiện tượng ấy - chính chúng ta, người khác, và mọi sự vật - đưa chúng ta vào trong những cảm xúc tàn phá, các rắc rối có thể chiến thắng tại gốc rể của chúng.

 

Để phối hợp tịch tĩnh bất biến và tuệ giác đặc biệt (định tuệ song hành), chúng ta cần luân phiên thiền tập trung (chỉ) với thiền phân tích (quán) và đưa cả hai thứ đến sự hòa hiệp.  Quá nhiều phân tích sẽ thúc đẩy trạo cử xao động, làm tâm thức không ổn định một cách nhẹ nhàng, nhưng quá nhiều ổn định sẽ làm cho chúng ta không muốn phân tích.  Như hiền nhân Tây Tạng Tông Khách Ba nói:

 

Nếu chúng ta chỉ đơn thuần diễn tập thiền phân tích, tịch tĩnh bất biến phát sinh trước đây sẽ suy giảm.  Do thế, đã leo lên con ngựa tịch tĩnh bất biến, chúng ta phải duy trì với phân tích và sau đó luân phiên điều này với thiền ổn định một cách định kỳ.

 

LIÊN HỢP TỊCH TĨNH BẤT BIẾN VÀ TUỆ GIÁC ĐẶC BIỆT

(Định Tuệ Hiệp Nhất)

 

Trước tiên, tịch tĩnh bất biến và phân tích như hai đầu của một cái cân, cái này trở nên hơi sáng suốt hơn khi cái kia trở nên rõ ràng.  Nhưng bây giờ, khi chúng ta đã luân phiên thiện nghệ giữa thiền ổn định và phân tích (chỉ và quán), năng lực của chính phân tích làm cho tinh thần và thân thể uyển chuyển rộng sâu hơn trước đây, khi tịch tĩnh bất biến được đạt đến qua thiền ổn định.  Khi tịch tĩnh bất biến và tuệ giác hoạt động trong cách này, đồng thời với năng lưc tương ứng, nó được gọi là "sự hợp nhất của tịch tĩnh bất biến và tuệ giác đặc biệt" (định tuệ bất nhị).  Nó cũng được gọi là "tuệ trí phát sinh từ thiền tập", như một sự tương phản với tuệ trí sinh khởi từ nghe, đọc, học, hay suy nghĩ.

 

Trước đây, trong khi đọc và suy nghĩ về tính không, ý thức của chúng ta hướng tới tính không như một đối tượng vận dụng trí óc của điều tra, vì thế tâm thức chúng ta và tính không tách rời và  phân biệt.  Nhưng bây giờ chúng ta đã có kinh nghiệm về việc thẩm thấu tính không mà không có cảm giác rằng chủ thể và đối tượng là xa cách với nhau.  Chúng ta đang tiếp cận một thể trạng mà trong ấy tuệ giác và tính không giống như nước để vào trong nước.

 

Dần dần, cảm giác vi tế duy trì của chủ thể và đối tượng tan biến, với chủ thể và đối tượng hoàn toàn hiệp nhất vào trong vô thức hay vô phân biệt.  Như Đức Phật nói, "Khi ngọn lửa của sự hiểu biết về thực tại giống như nó phát sinh từ sự tự phân tích đúng đắn, gỗ của khái niệm được đốt cháy, giống như lửa của gỗ cọ xát với nhau."

 

THIỀN QUÁN PHẢN CHIẾU

 

Đối với người mới bắt đầu, thật hữu ích để học hỏi việc lên kế hoạch này cho tiến trình tâm linh, bởi vì nó sẽ duy trì một ảnh hưởng đầy năng lực trên sự phát triển của chúng ta.  Trong thời gian thực tập, chúng ta có thể luân phiên một ít thiền ổn định (chỉ) với một chút thiền phân tích (quán) nhằm để cho cả hai trải qua tiến trình và để làm mạnh sự thiền tập hiện tại.

 

1- Đầu tiên tập trung tâm thức chúng ta trên một đối tượng, thí dụ như một hình tượng của Đức Phật hay hơi thở.

 

2- Sử dụng thiền phân tích như được diễn tả trong bốn bước thiền quán về bản chất của "cái tôi". Quán chiếu sự không thể hợp lý của việc quả quyết rằng tự ngã và thân/tâm hoặc là giống nhau hay khác biệt:

 

TÍNH ĐỒNG NHẤT

 

          *"Cái tôi" và thân/tâm phải là hoàn toàn và trong mọi cách là một.

          * Trong trường hợp ấy, thừa nhận một "cái tôi" sẽ là vô nghĩa.

          * Sẽ là không thể để nghĩ về "thân thể tôi" hay "cái đầu tôi" hay "tâm thức    tôi".

          * Khi tâm thức và thân thể không còn tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại nữa.

          * Vì thân thể và tâm thức là số nhiều, những cái ngã của một người cũng là

số  nhiều.

          * Vì "cái tôi" chỉ là một, tâm thức và thân thể cũng là một.

          * Giống như thân thể và tâm thức được sản sinh và tan rả, vì thể phải thừa nhận rằng "cái tôi" cũng được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách cố hữu.  Trong trường hợp này, không phải các ảnh hưởng thỏa lòng của các hành vi đạo đức cũng không phải các tác động đau đớn của các hành động không đạo đức sẽ chịu kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trải nghiệm những ảnh hưởng của những hành vi mà chính chúng ta đã chẳng từng làm.

 

TÍNH KHÁC BIỆT

 

          * "Cái tôi" và thân/tâm sẽ phải là riêng biệt hoàn toàn.

          * Trong trường hợp ấy, "cái tôi" phải tìm ra được sau khi tẩy trừ sạch tâm thức và thân thể.

          * "Cái tôi" sẽ phải có những đặc trưng của sản sinh, bất động, và tan rả, là những thứ không hợp lý.

          * "Cái tôi" một cách ngớ ngẩn phải chỉ là một thứ ảo ảnh của tưởng tượng hay thường còn.

          * Một cách không hợp lý, "cái tôi" sẽ phải có những đặc trưng thân thể hay tinh thần.

 

3- Khi chúng ta phát triển một ít tuệ giác, trụ với tuệ giác ấy trong thiền ổn định (chỉ), thưởng thức tác động của nó.

 

4- Rồi thì, khi cảm giác giảm bớt một ít, hãy trở lại thiền phân tích (quán) để khôi phục cảm giác và phát triển tuệ giác hơn nữa.

 

 

Luân phiên giữa việc tập trung trên một chủ đề và phân tích trực tiếp về nó sẽ đẩy mạnh kinh nghiệm sâu sắc hơn.

 

***

 

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

BÀI LIÊN HỆ

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng
Khám phá cội nguồn của vấn đề
Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết
Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương
Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi
Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng
Đánh Giá Duyên Khởi Và Tánh Không
Tập trung tâm thức chúng ta
Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập
Thiền tập trên chính mình trước nhất
Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình
Quyết định những sự lựa chọn
Phân tích tính chất đồng nhất
Phân tích sự khác biệt
Đi Đến Một Kết Luận
Thử nghiệm sự thân chứng của chúng ta
Mở rộng tuệ giác này đến những gì chúng ta có
 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/12/2013(Xem: 7697)
Nguyện là mong cho, cầu mong cho, ước mong rằng… Khi nguyện cho người khác được hạnh phúc, chính ta liền có được hạnh phúc. Tại sao như thế? - Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Khi ấy chúng ta xóa bỏ được, dù chỉ là tạm thời, sự phân biệt chia cách kiên cố giữa ta và người khác. Chính sự thoát khỏi những ràng buộc tiêu cực nặng nề này đưa chúng ta đến miền đất chung của hạnh phúc.
08/12/2013(Xem: 10435)
Bodh Gaya (Bihar), Ngày 3, tháng 12, năm 2013 – Lễ trùng tụng Tam tạng thánh điển quốc tế đã cử hành tại Bồ Đề Đạo Tràng thuộc tỉnh Bihar, Ấn độ. Hàng ngàn chư Tăng và Phật tử trên toàn thế giới đang tham dự buổi lễ này. Buổi lễ 10 ngày được tham dự bởi chư Tăng và Phật tử từ các quốc gia như Bangladesh, Căm bốt, Ấn độ, Nepal, Miến điện, Thái lan, Tích lan và Việt nam sẽ chấm dứt vào ngày 12 tháng 12 năm 2013.
08/12/2013(Xem: 32142)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
07/12/2013(Xem: 22098)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
07/12/2013(Xem: 10733)
Các Phật tử nam lắng nghe chăm chú, các Phật tử nữ lặng nhìn, nghe Hòa thượng khai thị. Có lẽ ai nấy cũng chạnh lòng khi biết rằng, chính tại ngôi chùa Cực Lạc Cảnh Giới này, TT. Hạnh Nguyện đang ngày đêm nguyện cầu chư Phật, hộ pháp gia hộ cho công trình xây dựng Chùa Cực Lạc Cảnh Giới sớm thành tựu, và là nơi nương tựa, tu học tâm linh quan trọng của bà con Phật tử Việt Nam ở hải ngoại.
07/12/2013(Xem: 9243)
Sáng ngày 4/12, chùa Việt Nam mới có tầm cỡ bậc nhất tại Thái Lan “Cực Lạc Cảnh Giới” (WAT PA SUKAWADEE) địa chỉ: 75 Moo, 6 Tambon Samoeng-Nue Samoeng, ChiangMai, ThaiLand đã trang nghiêm tổ chức lễ xuất gia cho sáu cư sĩ bạch y Ưu Bà Tắc, dưới sự chứng minh của HT.Thích Như Điển – Tổng thư ký GHPGVNTN Châu Âu- Phương trượng chùa Viên Giác (CHLB Đức), TT.Thích Hạnh Nguyện – trụ trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, TT. Thích Nguyên Hiền – trụ trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng)…, gần 80 Tăng Ni Phật tử về tham dự.
07/12/2013(Xem: 8929)
Không ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống phát triển bền vững và tốt đẹp. một xã hội tốt đẹp khi có: - Một hướng đi tiến bộ được đa số đồng thuận tin tưởng. - Một sự ổn định trật tự, nghĩa là có tinh thần chịu chấp nhận nhũng kỷ luật chung bắt nguồn từ trung tâm.
07/12/2013(Xem: 9074)
Khi đức Phật đi giáo hóa đến ngự tại động Thất Diệp thuộc núi Kỳ xà Quật gần thành La Duyệt, một hôm con một Trưởng giả tên Thiện Sinh, sáng sớm tắm rửa xong, ra khỏi thành vào vườn cây, dùng hương lễ lạy sáu phương. Lúc ấy, đức Phật đang ở tại động Thất Diệp, Ngài quán sát chúng sinh, thấy vậy, Ngài liền đến chỗ ấy (bằng thần thông) ngay khi Thiện Sinh vừa lễ lạy xong; khi gặp, Ngài nói với thanh niên rằng:
06/12/2013(Xem: 10514)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
05/12/2013(Xem: 13127)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]