Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thủ Bút Của Bậc Danh Tăng, HT. Thích Thông Bửu (1936-2007)

10/12/202019:19(Xem: 4410)
Thủ Bút Của Bậc Danh Tăng, HT. Thích Thông Bửu (1936-2007)

Thủ bút của bậc danh tăng

HÒA THƯỢNG THÍCH THÔNG BỬU (1936-2007)

trên Sách, Thư từ & Thiệp Chúc Tết

HT Thông Bửu 

           Trong số nhiều ấn phẩm sách báo, thư từ cũ xưa mà mẫu thân truyền giao cho tôi gìn giữ, bảo quản để làm tư liệu để viết lách sáng tác, tôi tìm thấy được quyến sách “Thi phẩm Từng giọt Ma Ni” (xuất bản năm 1993, bìa sách là tranh của Họa sĩ Phượng Hồng), cùng 02 phong bì thư của “Tạp chí An Lạc” được gửi qua bưu điện từ Sài Gòn ra Nha Trang vào năm 1966 và 1969. Trên các kỷ vật quý hiếm này đều có lưu thủ bút của một bậc danh tăng Phật giáo nước nhà: Hòa thượng Thích Thông Bửu.

          Nội dung bức thư, vị Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tạp chí An Lạc đã tân tâm tận tình trao đổi với cộng tác viên về chuyện in ấn phát hành tuần báo của “Ấn Quán Phổ Đà”… Đặc biệt là tấm thiệp Chúc Tết năm Kỷ Dậu 1969, với tranh vẽ nhánh mai vàng nở rộ vươn lên từ phía dưới một hồng chung,  chúng ta mường tượng và cảm nhận được đất trời đã vào xuân, muôn người muôn vật hoan hỷ lắng nghe tiếng chuông ngân vọng từ cõi già lam thanh tịnh để tĩnh tâm chào đón một tân niên An Lạc. Mặt sau của thiệp có in một câu đối thư pháp tiếng Việt:

          “Nguyệt tàn Trống lặng nhường Rồng Việt khai nguyên

           Mai nở Chuông ngân dục Phượng Hoàng xuất thế!”

HT Thich Thong Buu-BI THU TS TUAN BAO AN LAC-2HT Thich Thong Buu--TUNG GIOT MANIHT Thich Thong Buu-THU -BAO AN LAC 

            Trích lược Tiểu sử & Công hạnh:

            Hòa thượng pháp húy Đồng Phước, pháp tự Thông Bửu, pháp hiệu Viên Khánh, nối pháp đời thứ 43 Thiền phái Lâm Tế, dòng Chúc Thánh. Ngài thế danh Trần Thượng Hiền, sinh ngày 02.9.1936 (Bính Tý) tại xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

          Năm 1956, ngài được song thân đồng ý cho xuât gia tu hành tại chùa Long Hà (xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân). Đến năm 1957, ngài vào Ninh Hòa (Khánh Hòa) được duyên lành yết kiến Hòa thượng Thích Quảng Đức tại tổ đình Thiên Bửu Thượng, và được Hòa thượng tiếp nhận, thế độ truyền giới Sa di, cho pháp danh Đồng Phước.

       Sau đó, được tin thân phụ bệnh nặng ngài đành về lại quê hương chăm sóc, khi người khỏi bệnh ngài trở vào Ninh Hòa theo thầy, thì lúc đó Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vào Nam hoằng hóa Phật pháp. Thầy trò không gặp nhau, nên ngài cầu Hòa thượng Thích Viên Giác, chùa Giác Hải (Vạn Giã, huyện Vạn NInh) làm y chỉ sư nương tựa tu học. Để có giới đức trang nghiêm thân tâm, thăng tiến trên đường giải thoát, năm 1960, ngài đã thọ giới Tỳ kheo Bồ tát tại giới đàn chùa Giác Hải.

         Đến năm 1962, được tin Hòa thượng Thích Quảng Đức phổ hóa Phật pháp tại Sài Gòn, ngài xin Hòa thượng y chỉ sư cho vào Nam gặp thầy tổ. Khi gặp lại Hòa thượng bổn sư, ngài một mực hầu thầy, tiến tu đạo hạnh và được bổn sư ban pháp tự Thông Bửu.

         Năm 1963, Phật giáo bị lâm vào pháp nạn. Hòa thượng bổn sư và ngài dấn thân vào cuộc đấu tranh cho sự trường tồn của đạo pháp và dân tộc. Cuộc đấu tranh của Phật giáo không dừng lại, mà vẫn tiếp diễn, tổ đình Quán Thế Âm trở thành nơi trung tâm phát xuất những phong trào xuống đường rầm rộ ở Gia Định.

        Trước khi tự thiêu, Hòa thượng bổn sư (Thích Quảng Đức) gởi gắm ngài cho chư tôn đức Giáo hội giúp đỡ kế thế trụ trì tổ đình Quán Thế Âm.

        Với tâm nguyện phát triển tổ đình làm nơi tu học cho hàng xuất gia và tại gia, năm 1965 ngài đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Vạn Ân, chùa Hương Tích (Phú Yên) về tổ đình chứng minh. Thời gian này ngài cầu pháp với Hòa thượng, được ban pháp hiệu Viên Khánh, và được trao truyền pháp hành trì Mật tong.

         Ngài nhận ra rằng, sự kế thừa mạng mạch Phật pháp phải cần đào tạo tăng tài, nên năm 1964, ngài thu nhận 22 học tăng từ các tỉnh về Sài Gòn tu học, trong đó có những vị hiện nay đã thành danh như Hòa thượng Thích Quảng Thiện, Hòa thượng Thích Tịnh Từ…

         Chẳng những quan tâm truyền bá giáo lý Phật giáo cho giới Tăng ni, Phật tử, mà ngài còn cố gắng đưa tinh thần đạo Phật rộng khắp qua mảng văn hóa để làm lợi lạc quần sanh, như:

          - 1965, sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tập san “Sử liệu thức”.

           - 1966, thành lập “Ấn quán Phổ Đà Sơn” và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí An Lạc, tuần báo An Lạc.

         + Biên soạn:

          Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa giảng luận, 2 tập - Phổ Môn giảng luận - Phật pháp căn bản - 25 bài giảng Phật pháp - Quản trị học Phật giáo - 36 pháp điều thân.

          + Sáng tác:

        - Giảng sư, Bảy Đức Tính Ưu Việt - Truyện ngắn Triết lý Phật giáo bằng tranh - Thi phẩm Từng Giọt Ma Ni - Chủ biên Nội san tổ đình Quán Thế Âm (từ năm 1999-2007) - Phát hành một số băng đĩa giảng Phật pháp của ngài,

         Trưởng tử của Bồ tát Quảng Đức, được kế thế trụ trì tổ đình Quán Thế Âm (ngôi chùa thứ 31 và cuối cùng của Bồ tát), ngài có trách nhiệm trùng tu, mở rộng ngôi tổ đình thành nơi trang nghiêm thờ phụng Tam bảo và xây dựng cơ sở nhà tăng, phòng ốc để chư tăng có nơi tu học. Quá trình trùng tu đã thực hiện qua các giai đoạn từ năm 1964 đến năm 2000 mới hoàn tất để trở thành ngôi phạm vũ huy hoàng.

        Về xây dựng, ngài đã có công khai sơn:

       - Năm 1986, khai sơn ngôi chùa Quảng Đức tại Mađagui, huyện Đạ Oai, tỉnh Lâm Đồng - Năm 1998, xây dựng Từ đường Bồ tát Quảng Đức tại xã Tu Bông, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa - Năm 2000, trùng tu chùa Thiên Phước, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (ngôi chùa thứ 30 của Bồ tát Quảng Đức khai sơn) - Năm 2002, tái thiết chùa Phước Huệ Hàm Long tại xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên…

           Trải qua một thời gian lâm bệnh, đến hồi nhân duyên đã mãn, ngài thâu thần thị tịch tại tổ đình Quán Thế Âm lúc 21 giờ ngày 14 tháng Giêng năm Đinh Hợi (tức ngày 02.03.2007), trụ thế 72 năm, 47 giới lạp.

        CUNG DUY TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ, QUÁN THẾ ÂM ĐƯỜNG THƯỢNG, HÚY THƯỢNG ĐỒNG HẠ PHƯỚC TỰ THÔNG BỬU HIỆU VIÊN KHÁNH, HÒA THƯỢNG GIÁC LINH.

 

                                                                            Tâm Không Vĩnh Hữu

 HT Thich Thong Buu-THIEP CHUCTET BAO AN LACHT Thich Thong Buu--THIEP CHUC TET- bao an lacHT Thich Thong Buu--Chu KyHT Thich Thong Buu-BI THU TS TUAN BAO AN LAC




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2010(Xem: 5522)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
22/11/2010(Xem: 12525)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
22/11/2010(Xem: 6316)
Hôm nay chúng tôi được duyên lành về đây, trước hết thăm chư Tăng trong mùa an cư, sau có vài lời muốn nói cùng chư Tăng Ni. Chúng tôi thường tự tuyên bố rằng tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nên trọn đời lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng nghĩ đến người tu xuất gia, muốn làm sao tạo duyên tốt cho tất cả Tăng Ni trên đường tu, mỗi ngày một tiến lên và tiến đúng đường lối của Phật đã dạy.
20/11/2010(Xem: 6138)
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạnlà "Astalokadharma",tương đối ít thấy đề cập trong Phậtgiáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trongPhật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Támmối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâmvà lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bậntâm đó được phân chia thành bốn cặp :
19/11/2010(Xem: 5752)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
19/11/2010(Xem: 7192)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 8156)
Tôi vừa từ Kuala Lumpur trở về Singapore tối nay. Tôi đã tới đó để dự một lễ Mani Puja trong 5 ngày do Trung tâm Phật giáo Ratnashri Malaysia tổ chức. Đây là trung tâm thuộc Dòng Truyền thừa Drikung Kagyu và có nối kết mật thiết với Đạo sư Drubwang Konchok Norbu Rinpoche. (1) Trong khóa nhập thất này, tôi đã cố gắng để được gặp riêng Đại sư Garchen Rinpoche. Rinpoche đã xác nhận rằng Khóa Nhập thất hàng năm Trì tụng 100 Triệu Thần chú Mani được tiếp tục để làm lợi lạc tất cả những bà mẹ chúng sinh chính là ước nguyện vĩ đại nhất của Đạo sư Drubwang Rinpoche. Rinpoche khuyên rằng chúng ta có thể thành tâm thỉnh cầu Tu viện KMSPKS (Tu viện Kong Meng San Phor Kark See tại Singapore) tiếp tục khóa nhập thất bởi điều này cũng làm lợi lạc cho Tu viện. Rinpoche cũng đề cập rằng các Đạo sư Tâm linh Drikung Kagyu sẽ luôn luôn hết sức quan tâm tới Khóa Nhập Thất Mani bởi nó rất lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
18/11/2010(Xem: 9389)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
17/11/2010(Xem: 8826)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắt khe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tự con người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất di dịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người.
16/11/2010(Xem: 6296)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567