Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thủ Bút Của Bậc Danh Tăng, HT. Thích Thông Bửu (1936-2007)

10/12/202019:19(Xem: 4393)
Thủ Bút Của Bậc Danh Tăng, HT. Thích Thông Bửu (1936-2007)

Thủ bút của bậc danh tăng

HÒA THƯỢNG THÍCH THÔNG BỬU (1936-2007)

trên Sách, Thư từ & Thiệp Chúc Tết

HT Thông Bửu 

           Trong số nhiều ấn phẩm sách báo, thư từ cũ xưa mà mẫu thân truyền giao cho tôi gìn giữ, bảo quản để làm tư liệu để viết lách sáng tác, tôi tìm thấy được quyến sách “Thi phẩm Từng giọt Ma Ni” (xuất bản năm 1993, bìa sách là tranh của Họa sĩ Phượng Hồng), cùng 02 phong bì thư của “Tạp chí An Lạc” được gửi qua bưu điện từ Sài Gòn ra Nha Trang vào năm 1966 và 1969. Trên các kỷ vật quý hiếm này đều có lưu thủ bút của một bậc danh tăng Phật giáo nước nhà: Hòa thượng Thích Thông Bửu.

          Nội dung bức thư, vị Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tạp chí An Lạc đã tân tâm tận tình trao đổi với cộng tác viên về chuyện in ấn phát hành tuần báo của “Ấn Quán Phổ Đà”… Đặc biệt là tấm thiệp Chúc Tết năm Kỷ Dậu 1969, với tranh vẽ nhánh mai vàng nở rộ vươn lên từ phía dưới một hồng chung,  chúng ta mường tượng và cảm nhận được đất trời đã vào xuân, muôn người muôn vật hoan hỷ lắng nghe tiếng chuông ngân vọng từ cõi già lam thanh tịnh để tĩnh tâm chào đón một tân niên An Lạc. Mặt sau của thiệp có in một câu đối thư pháp tiếng Việt:

          “Nguyệt tàn Trống lặng nhường Rồng Việt khai nguyên

           Mai nở Chuông ngân dục Phượng Hoàng xuất thế!”

HT Thich Thong Buu-BI THU TS TUAN BAO AN LAC-2HT Thich Thong Buu--TUNG GIOT MANIHT Thich Thong Buu-THU -BAO AN LAC 

            Trích lược Tiểu sử & Công hạnh:

            Hòa thượng pháp húy Đồng Phước, pháp tự Thông Bửu, pháp hiệu Viên Khánh, nối pháp đời thứ 43 Thiền phái Lâm Tế, dòng Chúc Thánh. Ngài thế danh Trần Thượng Hiền, sinh ngày 02.9.1936 (Bính Tý) tại xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

          Năm 1956, ngài được song thân đồng ý cho xuât gia tu hành tại chùa Long Hà (xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân). Đến năm 1957, ngài vào Ninh Hòa (Khánh Hòa) được duyên lành yết kiến Hòa thượng Thích Quảng Đức tại tổ đình Thiên Bửu Thượng, và được Hòa thượng tiếp nhận, thế độ truyền giới Sa di, cho pháp danh Đồng Phước.

       Sau đó, được tin thân phụ bệnh nặng ngài đành về lại quê hương chăm sóc, khi người khỏi bệnh ngài trở vào Ninh Hòa theo thầy, thì lúc đó Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vào Nam hoằng hóa Phật pháp. Thầy trò không gặp nhau, nên ngài cầu Hòa thượng Thích Viên Giác, chùa Giác Hải (Vạn Giã, huyện Vạn NInh) làm y chỉ sư nương tựa tu học. Để có giới đức trang nghiêm thân tâm, thăng tiến trên đường giải thoát, năm 1960, ngài đã thọ giới Tỳ kheo Bồ tát tại giới đàn chùa Giác Hải.

         Đến năm 1962, được tin Hòa thượng Thích Quảng Đức phổ hóa Phật pháp tại Sài Gòn, ngài xin Hòa thượng y chỉ sư cho vào Nam gặp thầy tổ. Khi gặp lại Hòa thượng bổn sư, ngài một mực hầu thầy, tiến tu đạo hạnh và được bổn sư ban pháp tự Thông Bửu.

         Năm 1963, Phật giáo bị lâm vào pháp nạn. Hòa thượng bổn sư và ngài dấn thân vào cuộc đấu tranh cho sự trường tồn của đạo pháp và dân tộc. Cuộc đấu tranh của Phật giáo không dừng lại, mà vẫn tiếp diễn, tổ đình Quán Thế Âm trở thành nơi trung tâm phát xuất những phong trào xuống đường rầm rộ ở Gia Định.

        Trước khi tự thiêu, Hòa thượng bổn sư (Thích Quảng Đức) gởi gắm ngài cho chư tôn đức Giáo hội giúp đỡ kế thế trụ trì tổ đình Quán Thế Âm.

        Với tâm nguyện phát triển tổ đình làm nơi tu học cho hàng xuất gia và tại gia, năm 1965 ngài đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Vạn Ân, chùa Hương Tích (Phú Yên) về tổ đình chứng minh. Thời gian này ngài cầu pháp với Hòa thượng, được ban pháp hiệu Viên Khánh, và được trao truyền pháp hành trì Mật tong.

         Ngài nhận ra rằng, sự kế thừa mạng mạch Phật pháp phải cần đào tạo tăng tài, nên năm 1964, ngài thu nhận 22 học tăng từ các tỉnh về Sài Gòn tu học, trong đó có những vị hiện nay đã thành danh như Hòa thượng Thích Quảng Thiện, Hòa thượng Thích Tịnh Từ…

         Chẳng những quan tâm truyền bá giáo lý Phật giáo cho giới Tăng ni, Phật tử, mà ngài còn cố gắng đưa tinh thần đạo Phật rộng khắp qua mảng văn hóa để làm lợi lạc quần sanh, như:

          - 1965, sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tập san “Sử liệu thức”.

           - 1966, thành lập “Ấn quán Phổ Đà Sơn” và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí An Lạc, tuần báo An Lạc.

         + Biên soạn:

          Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa giảng luận, 2 tập - Phổ Môn giảng luận - Phật pháp căn bản - 25 bài giảng Phật pháp - Quản trị học Phật giáo - 36 pháp điều thân.

          + Sáng tác:

        - Giảng sư, Bảy Đức Tính Ưu Việt - Truyện ngắn Triết lý Phật giáo bằng tranh - Thi phẩm Từng Giọt Ma Ni - Chủ biên Nội san tổ đình Quán Thế Âm (từ năm 1999-2007) - Phát hành một số băng đĩa giảng Phật pháp của ngài,

         Trưởng tử của Bồ tát Quảng Đức, được kế thế trụ trì tổ đình Quán Thế Âm (ngôi chùa thứ 31 và cuối cùng của Bồ tát), ngài có trách nhiệm trùng tu, mở rộng ngôi tổ đình thành nơi trang nghiêm thờ phụng Tam bảo và xây dựng cơ sở nhà tăng, phòng ốc để chư tăng có nơi tu học. Quá trình trùng tu đã thực hiện qua các giai đoạn từ năm 1964 đến năm 2000 mới hoàn tất để trở thành ngôi phạm vũ huy hoàng.

        Về xây dựng, ngài đã có công khai sơn:

       - Năm 1986, khai sơn ngôi chùa Quảng Đức tại Mađagui, huyện Đạ Oai, tỉnh Lâm Đồng - Năm 1998, xây dựng Từ đường Bồ tát Quảng Đức tại xã Tu Bông, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa - Năm 2000, trùng tu chùa Thiên Phước, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (ngôi chùa thứ 30 của Bồ tát Quảng Đức khai sơn) - Năm 2002, tái thiết chùa Phước Huệ Hàm Long tại xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên…

           Trải qua một thời gian lâm bệnh, đến hồi nhân duyên đã mãn, ngài thâu thần thị tịch tại tổ đình Quán Thế Âm lúc 21 giờ ngày 14 tháng Giêng năm Đinh Hợi (tức ngày 02.03.2007), trụ thế 72 năm, 47 giới lạp.

        CUNG DUY TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ, QUÁN THẾ ÂM ĐƯỜNG THƯỢNG, HÚY THƯỢNG ĐỒNG HẠ PHƯỚC TỰ THÔNG BỬU HIỆU VIÊN KHÁNH, HÒA THƯỢNG GIÁC LINH.

 

                                                                            Tâm Không Vĩnh Hữu

 HT Thich Thong Buu-THIEP CHUCTET BAO AN LACHT Thich Thong Buu--THIEP CHUC TET- bao an lacHT Thich Thong Buu--Chu KyHT Thich Thong Buu-BI THU TS TUAN BAO AN LAC




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2011(Xem: 6418)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
27/07/2011(Xem: 5439)
Hỏi: Tại sao đạo Phật lại đề xướng ăn chay? Đáp:Người ăn chay thì dục niệm nhẹ. Kẻ ăn mặn thì dục niệm nặng nề. Có tôn giáo cho rằng động vật được sanh ra là để cho loài người ăn, cho nên ăn mặn là một việc hợp lý trời đất. Song le, Phật Giáo đề xướng tinh thần "mọi vật đều cùng một thể, đó gọi là Đại Bi," và xem mọi loài chúng sanh đều có Phật-tánh, đều sẽ thành Phật; cho nên chủ trương giới sát, phóng sanh.
27/07/2011(Xem: 5673)
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:
26/07/2011(Xem: 5436)
Quyển “MỚI VÀO CỔNG CHÙA” ra đời trước, chúng tôi hướng dẫn độc giả vừa mới làm quen với mùi tương dưa, còn ngỡ ngàng khi bước chân vào cổng chùa. Đến quyển “VÀO CỔNG CHÙA”, chúng tôi nhắm đến những độc giả đã quen thuộc với những chiếc mái vốn cong, từng nghe tiếng mộc ngư nhịp đều buổi tối và tiếng chày kình ngân nga buổi khuya. Tuy nhiên vẫn còn là khách thấy nghe thân cận nhà chùa, chưa phải là người sống trong chùa.
24/07/2011(Xem: 6329)
Ngày nay, việc tổ chức đám cưới tại chùa có lẽ không mấy ai còn cho là lạ, nhưng đây là điều đã được mong muốn từ nửa thế kỷ trước, mà Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải hiện nay – ngày đó là sư cô Tịnh Nguyện, là một trong những vị tu sĩ mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này. Một số người vẫn hình dung nhà thờ là nơi để tổ chức đám cưới với tiếng đàn Organ sang trọng, âm vang dưới mái vòm trang nghiêm phủ xuống cô dâu chú rể. Còn nhà chùa chỉ là nơi tổ chức đám tang, với những “vãng sanh đường” leo lét ánh nến, nhang khói mờ mờ, âm âm tiếng mõ trầm buồn.
22/07/2011(Xem: 4704)
Bạn bè là sự thể hiện sinh động cho mối quan hệ đặc thù giữa người với người. Mối quan hệ đó được thiết lập căn bản trên sự đồng đẳng hoặc bất đồng đẳng về giới tính, tuổi tác, chí nguyện, đam mê, sở thích,… là tiêu chí quan trọng để khẳng định nhân cách hoặc quan điểm sống của một con người. Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng, và là một trong những nhân tố quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên bối cảnh sống cũng như khả năng thăng hoa tâm linh của một con người. Sống phải có bạn bè. Không có bạn bè, được xem là một trong năm điều bất hạnh đã được Đức Phật cảnh báo(1).
22/07/2011(Xem: 5297)
Bên cạnh sự ảnh hưởng trực tiếp của gia đình, trong cuộc sống chúng ta, mối tương giao với bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của mình. Trong mối quen biết ngoài xã hội, hay trong đoàn thể cùng sống chung, ta có nhiều loại bạn hữu; nhưng tìm được người bạn tốt, chân thật hiểu được ta, để có thể chia sẻ tâm tư là điều khó, huống chi là hỗ trợ ta vượt qua những khó khăn trong đời sống thì càng khó gấp bội phần.
22/07/2011(Xem: 4829)
Suốt ngàn năm bị nội thuộc Trung Quốc dân tộc Việt không ngừng nỗi dậy đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ. Năm 968 (Mậu Thân) Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ 12 sứ quân, thống nhất non sông xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lập nên triều đại quân chủ đầu tiên của nước Đại Việt.
22/07/2011(Xem: 5138)
Có những biện giải Phật học mà đôi khi ý nghĩa thực tiển vượt thoát khỏi cái võ ngôn từ. Đó là khi hiện thực nương gá vào sự biện giải đó bị biến dạng theo lịch sử, thời gian. Gần gũi hơn, có những phạm trù, khái niệm mà khi vận dụng, ta vô tình quên mất nghĩa gốc ban đầu của chúng. Vấn dề Phật sự là một trường hợp như vậy.
16/07/2011(Xem: 5871)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567