Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mổ Bụng Tìm Con

15/09/201100:18(Xem: 8241)
Mổ Bụng Tìm Con

MỔ BỤNG TÌM CON
A LAN NHÃ

Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái.

Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.

Bà la môn nữ nghe vậy, lo lắng bảo: “Con à, hãy chờ ta sanh đã. Nếu ta sanh con trai, thì nó sẽ được một phần gia sản; còn nếu ta sanh con gái, thì nó sẽ hầu hạ con”.

Lần thứ hai, cậu con trai đến nhắc nhở tiểu phu nhân kia phải giao hết tài sản lại cho nó, còn bà thì không được gì hết. Bà la môn nữ, cũng như lần trước, lo lắng bảo cậu hãy chờ xem bà sanh trai hay gái đã rồi hẵng quyết.

Lần thứ ba, cậu con trai lại đến thúc giục bà phải giao ngay tài sản. Tiểu phu nhân cảm thấy bức bách, không thể đợi được, vội vào phòng lấy dao rạch bụng mình ra để xem ngay cái thai ấy là trai hay gái.

Kết cục, Bà la môn nữ nọ không những không được chút của thừa tự nào, mà cả hai mẹ con đều bị chết thảm!

(Thuật lại theo kinh Trung bộ, tập 2, kinh Tệ Túc- Pàyàsi-Suttanta. HT.Thích Minh Châu dịch).

Bàn thêm

Được thừa kế sản nghiệp đúng pháp là một phước báo khi sống trong đời. Bậc làm cha mẹ, khi đi qua cuộc đời, ai cũng mong mỏi có một chút gì để lại cho con, dù là vật chất hoặc những giá trị tinh thần. Tuy nhiên, có được mấy người con nhận ra những giá trị mà cha mẹ để lại? Và có bao nhiêu người hiểu thấu và tìm ra được những di sản mà cha mẹ đã cực nhọc một đời, mong để lại cho con? Phương cách tìm kiếm và sử dụng của thừa tự là một minh chứng sống động, nói lên tính cách cũng như thước đo giá trị của một con người. Một người con hiếu hoặc ngược lại cũng căn cứ vào tiêu chí này để phân định ra.

Theo kinh văn, muốn tìm kiếm của thừa tự đúng pháp thì phải viện dẫn trí tuệ để suy tư một cách thấu đáo. Nếu như vắng mặt trí tuệ thì mọi hành động đều có khả năng dẫn đến khổ đau. Kết quả buồn thảm của một bà mẹ mà kinh văn vừa nêu tuy chỉ là ẩn dụ, nhưng vẫn có thể xảy ra trong thực tế đời thường, biểu hiện ở những cung bậc đau khổ khác nhau.

Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan. Khi duyên chưa hội đủ cũng như chưa chín muồi mà mong sự vật hiện hữu là điều bất khả. Và dầu có nỗ lực tác động bằng cách này hay cách khác mong quả sớm hình thành, nhưng một khi duyên chưa chín muồi thì kết quả dẫn đến cũng là sự hiện diện của khiếm khuyết, bất toàn và vô dụng. Xem ra, sự nôn nóng khi quả chưa chín muồi đôi khi gây ra bao sự bất an và thậm chí là tận cùng khổ đau trong cuộc sống. Bản kinh kể trên cũng xác quyết rằng: “Cái gì chín đến thời thì phải chín, không nên gượng ép”là một thực tế có ý nghĩa trong mọi khoảng thời gian.

Trở về với căn bản của ẩn dụ, có thể thấy rằng lý do khởi nguyên của ẩn dụ nhằm làm sáng tỏ quan điểm: “Có đời sau, có các loài hóa sanh, hành vi thiện ác có quả báo”. Để chứng minh sự tồn tại của chân lý này trong hiện thực, tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đã không mệt mỏi viện dẫn từ ví dụ này đến ví dụ khác, nhằm giúp cho vua Pàyàsi (Tệ-túc) nhận ra thực tại nêu trên. Trong giai đoạn đầu của quá trình hoằng hóa, trong bối cảnh có quá nhiều quan điểm của các tôn giáo thời bấy giờ ở Ấn Độ đang ngự trị và đan xen trong nhận thức của số đông, thì việc triển khai và chứng minh lý thuyết Nhân quả và Luân hồitheo quan điểm của Đức Phật, là một tiếng sét trong nhận thức của nhiều người.

Kinh văn cũng đồng thời giới thiệu trách vụ cũng như phương cách hoằng pháp của đệ tử Phật thời xưa. Dù chỉ chứng minh một quan điểm, nhưng người đệ tử Phật đã không mệt mỏi, tìm hết ví dụ này đến ví dụ khác nhằm làm cho người nghe tỏ ngộ chân lý mà thôi. Mở rộng để chiêm nghiệm thêm về trách vụ của đệ tử Phật ngày nay, thiển nghĩ còn nhiều điều cần phải chuẩn bị và nhiều việc cần làm. Trước nhất, một đức tính mà người hoằng pháp thời nay cần học hỏi và kiện toàn: mạnh mẽ khi chứng minh chân lý và không mỏi mệt trong nỗ lực chuyển hóa tha nhân. n

(NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 186)
(Thư Viện Hoa Sen)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2011(Xem: 8823)
Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, Báo NLĐO muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!
28/08/2011(Xem: 8915)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
28/08/2011(Xem: 6286)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
27/08/2011(Xem: 19486)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
21/08/2011(Xem: 10520)
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.
21/08/2011(Xem: 7327)
Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân sỹ trí thức có tầm ảnh hưởng lớn đã và đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Họ là những người tiên phong, dám vượt qua rào cản định kiến của xã hội, của những học thuyết giáo điều cổ hủ, để chọn và đi theo lý tưởng cao đẹp của chính mình.
18/08/2011(Xem: 6674)
Con người giống như hoa sen. Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo. “Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh. “Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Ph
18/08/2011(Xem: 12111)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
16/08/2011(Xem: 8984)
Bắt đầu từ hôm qua (13.08.11)mười ngàn người đã đến tham dự chương trình giảng huấncủa Đức Đạt-Lai Lạt-ma tại rạp Zénith của thành phố Toulouse (miền nam nước Pháp). Vị lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo sẽ còn lưu lại đếnngày mai để nói chuyện về đề tài Nghệ thuậtmưu cầu Hạnh phúc.
15/08/2011(Xem: 6998)
Trước khi ta thọ nhận một giáo pháp, điều quan trọng là việc cúng dường một mạn đà la để thỉnh cầu giáo huấn từ đạo sư. Khi chúng ta thực hiện điều này, điều thiết yếu là ta hiểu được tầm quan trọng của những câu kệ mà ta tụng niệm cùng với sự cúng dường. Với cúng dường dâng lên các cõi Phật Nền tảng này, tẩm đầy nước thơm, rải rắc nhiều bông hoa Trang nghiêm với núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng, Nguyện tất cả chúng sanh lang thang trong luân hồi đều được đưa về tịnh độ, Om idam guru ratna mandala-kam-nir-yatayami. Con kính dâng mạn đà la này đến chư đạo sư tôn quý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]