Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais, nhà Sưu tập Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng

10/12/202016:35(Xem: 5415)
Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais, nhà Sưu tập Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng

Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais, nhà Sưu tập Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng

(1887-1948)

 Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais 1

Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais sinh năm 1887 tại Cincinnati, thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ. Thân phụ của bà là cụ ông John Coblentz và mẫu thân là cụ bà Margaret Norman Coblentz. Vốn mồ côi cha từ thuở ấu thơ, mẹ phải vất vả đùm bộc trong cảnh gà mái nuôi con; Jacques Marchais đã đến các trại mồ côi và các mái ấm khác nhau trong suốt thời thơ ấu, và tuổi thanh xuân 16, bà đã trở thành diễn viên tham gia vào một bộ phim Boston Peggy From Paris, nơi bà gặp người chồng đầu tiên Brookings Montgomery. Bà sinh được ba người con, hai gái Edna May và Jayne, và con trai, Brookings.

 

Bà bắt đầu sự nghiệp tại Chicago, trong một diễn viên nhí khi năm lên 3 tuổi, với tên gọi diễn viên  Edna Coblentz hoặc Edna Norman (họ của mẹ), cả hai tên gọi mà hiền mẫu của bà cho là phù hợp hơn với sự nghiệp diễn viên trên sân khấu. Hiền mẫu của bà đã đưa bé gái yêu quý lên sân khấu vì vấn đề tài chính. Diễn viên nhí, Jacques Marchais đã trình diễn trong những vỡ kịch khá đáng chú ý vào thời điểm bấy giờ (như các vỡ diễn “Lời nói dối trắng trợn” “Trận đấu hiện đại” tại Nhà hát Shiller). Diễn viên nhí, Jacques Marchais cũng đã từng được mời đến tư gia của những gia đình giàu có ở Chicago để biểu diễn độc tấu (trong đó có tên trùm tội phạm Mike McDonald), những gia đình khá giả này đã trả tiền học phí cho Diễn viên nhí, Jacques Marchais.

 

Tuổi thiếu nữ xuân sắc nước hương trời (16), nữ nghệ sĩ Jacques Marchais đến Boston, trong một vỡ kịch của George Ade (1866-1944), một nhà viết kịch nổi tiếng nhất ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

 

Năm 1916, bà chuyển đến thành phố New York để hỗ trợ mình như một diễn viên, và tiếp tục sử dụng tên diễn viên Jacques Marchais.

 Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais 2

Trong bối cảnh chiến tranh và khủng hoảng của nền văn minh phương Tây, nhiều trí thức Mỹ đã quan tâm đến văn hóa và Thông thiên học phương Đông. Khi nữ nghệ sĩ Jacques Marchais chuyển đến New York vào năm 1916 để theo đuổi sự nghiệp diễn viên nghệ thuật sân khấu, bà đã tham gia vào một nhóm xã hội gồm các nghệ sĩ, du khách, học giả, nhà khoa học và quý tộc, những người đều tò mò về tâm linh châu Á và Phật giáo. Do đó, nữ nghệ sĩ Jacques Marchais có thể nói là một trong những người tham gia tích cực đầu tiên trong lịch sử sơ khai của Phật giáo Hoa Kỳ.

 

Thời gian sống tại thành phố New York, Hoa Kỳ,  bà thường giao lưu với nhiều bạn bè, chia sẻ mối quan tâm chung trong nghệ thuật, tâm linh Phật giáo.

 

Năm 1920, bà thêm một lần kết hôn với chàng Harry Klauber (1885-1948), một doanh nhân người Brooklyn trong ngành hóa chất. Doanh nhân Harry Klauber và nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais chuyển đến đảo Staten vào năm 1921, định cư ở Lighthouse Hill, theo nhật ký của bà, họ có thể có “một nông trại trong khoảng cách đi lại Manhattan, một quận của thành phố New York” và bà bắt đầu sưu tầm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng.

 

Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais, một trong những nhà sưu tập đầu tiên về Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng tại Hoa Kỳ. Bà đã viết trên tạp chí rằng, lần đầu tiên của mình khi được tiếp xúc với bất cứ điều gì là Phật giáo Tây Tạng, một bộ sưu tập các pho tượng nhỏ bằng đồng, miêu tả vị thần hộ pháp, đã được lưu truyền từ đời ông cố của bà, John Joseph Norman, một thương gia từ Philadelphia người đã tích cực trong việc buôn bán trà. Là một cô gái trẻ, bà đã chơi với các bức tượng nhỏ như thể chúng là đồ chơi.

 Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais 3

Sau khi mẫu thân của bà đã qua đời vào năm 1927, bà đã khám phá ra những pho tượng nhỏ trong số đồ đạc của mẫu thân, và đã thúc đẩy và khám phá sâu hơn về ý nghĩa của những pho tượng này. Và đã dẫn bà đến việc “Nghiên cứu sâu và nghiên cứu liên tục”, trong “Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng- Đất nước – Con người và Tôn giáo của họ”.

 

Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais đã phát triển mối quan hệ này với văn hóa Phật giáo Tây Tạng vào cuối những năm 1920, và nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những gì bà có thể làm được. Bà tin rằng “Ít nhiều hoạt động như nam châm trong việc vẽ các vị thần Hộ pháp, chư vị Bồ tát và Phật Đông Ấn Độ và Tây Tạng cũng như các pháp khí theo nghi thức Phật giáo”. Sau khi xem một cuộc triển lãm dành cho Cung điện Potala (tọa lạc tại Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, đã từng là nơi ngự của các đời Đạt Lai Lạt Ma), tại Triển lãm Quốc tế Thế kỷ 1933 tại Chicago, Hoa Kỳ, bà đã trở thành nhân vật đặc biệt là cảm hứng để tăng cường bộ sưu tập các hiện vật văn hóa nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng của bà và chia sẻ kiến thức của bà với thế giới.

 

Năm 1938, bà mở Phòng Trưng bày Jacques Marchais, để trưng bày nghệ thuật Phật giáo từ những nền văn hóa tương đối chưa được biết đến ở Đông Ấn Độ và Tây Tạng. Bộ sưu tập này trải dài từ các tác phẩm nghệ thuật tranh Thangkas trên tường hoành tráng, đến đồ trang trí nội thất chạm trổ bằng gỗ và ánh sáng đồ đạc. Tượng và tác phẩm điêu khắc xếp hàng trên kệ, như bà đã tự hào giới thiệu mua lại của mình cho các nhóm cá nhân. Nhiều trong số hiện vật này chỉ có sẵn cho những người thu mua như bà từ những năm 1911 đến 1950, do hoạt động chính trị được tăng cường trong khu vực. Bà muốn gây ảnh hưởng đến nhân loại trên quy mô lớn hơn và sử dụng Thư viện làm “bước đệm” để xây dựng Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng.

 

Mặc dù bà không bao giờ đi du lịch đến Tây Tạng, bà đã mua các vật dụng thông thường qua đấu giá, và bán bất động sản. Bà thường giữ những tác phẩm tốt nhất cho bản thân, và bán các đồ vật khác trong phòng trưng bày như một phương tiện khác để liên tục xây dựng bộ sưu tập của mình. Bà đã cam kết chia sẻ kiến thức của mình về Phật giáo Tây Tạng với thế giới.

 

Trong suốt cuộc đời của Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais, đã sưu tập hơn một nghìn cổ vật. Bộ sưu tập này bao gồm các tác phẩm điêu khắc, pháp khí nghi lễ, nhạc cụ Phật giáo, thangka hoặc tranh cuộn và đồ trang trí nộ thất. Các vật thể chủ yếu từ Tây Tạng, Nepal, Bắc Trung Quốc và Mông Cổ, và một vài vật phẩm đến từ Đông Nam Á.

 Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais 1

Trong một bức thư gửi Thượng nghị sĩ Edward E. Denison của Mairon vào ngày 02/06/1939, Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais đã viết: “Là một học sinh có triết học phương Đông, và đã quen với các tôn giáo phương Đông. Tôi sớm nhận ra  rằng, tôi đã hành động ít nhiều như một nam châm trong việc vẽ các vị Thần Hộ pháp, chư Phật, Bồ tát Đông Ấn Độ và Tây Tạng và các đối tượng với tôi trong nghi thức”.

 

Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais được bao quanh với các khu vườn bậc thang, với một ao Liên trì (hoa sen), cá cảnh bơi lội tung tăng, đêm trăng gió mát từng bước chân thanh thản nhẹ bước an lạc kinh hành sau khi tọa thiền. Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais đặt tên phong cảnh của mình là khu vườn Thiền định (samātha bhāvanā). Các tòa nhà được thiết kế cảnh quan đã tạo ra một môi trường mang tính nghệ thuật Phật giáo. Khi Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais chính thức khai trương vào ngày 05/10/1947, sự kiện này đã được đăng trong tạp chí LIFE.

 

Cả đời gắn bó với nghệ thuật điển ảnh thuận theo thế gian, với đạo pháp bà đã say mê trong nghệ thuật Phật giáo, tứ đại đến hồi suy yếu, thuận thế vô thường, bà đã thanh thản trút hơi thở về với cõi Phật vào tháng 02 năm 1948, chỉ bốn tháng sau khi khai trương bảo tàng. Công đức viên mãn của bà với một bộ sưu tập hoành tráng, nhấn mạnh đến giá trị văn hóa nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng.

 

Khi chính trị toàn cầu đưa Tây Tạng xa xỉ vào thế giới vào đầu thế kỷ 20, điều này đã thúc đẩy sự quan tâm của phương Tây vào văn hóa Tây Tạng. Ý tưởng lãng mạn của Tây Tạng – một nơi nào đó có một nền văn hóa dựa trên tinh thần giác ngộ chứ không phải là sản xuất công nghiệp hoặc mở rộng thuộc địa – đã thu hút được nhiều người không biết đến ở phương Tây, đặc biệt là những sự tàn phá vào Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ II.

 

Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais đã tiên phong trong thời gian của mình để nhận ra giá trị của văn hóa Tây Tạng đối với kho tàng kiến thức của con người, và bà đã thực hiện tuyệt vời về khát vọng của mình rằng: “Nếu tôi có thể cho thế giới cái gì đó nâng cao và sự giúp đỡ chân thành, Tôi luôn sẵn sàng”.

 

Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais đã đóng góp đáng kể cho sự quan tâm ngày càng tăng đối với nghệ thuật Hy Mã Lạp Sơn và triết học Phật giáo ở Hoa Kỳ trong đầu thế kỷ 20, với mục tiêu chung là mở rộng đối thoại giữa các nền văn hóa, như một phương tiện để phát triển từ bi tâm và hòa bình thế giới.

 

Sự nỗ lực của Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais, từ những thập niên 1921 đến 1948, tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật Phật giáo, tạo thành một bộ sưu tập nghệ thuật Himalayan, và xây dựng một phiên bản thu hẹp của Cung điện Potala của thủ đô Lhasa, là một phản ánh sâu sắc của giai đoạn quốc tế của Phật giáo phương Tây, được đặc trưng bởi những thay đổi và những diễn giải mới, mang lại trong việc thích ứng các giáo lý và thực hành Phật giáo với hiện đại.

 

Có người thắc mắc rằng mối quan hệ của bà với Phật  giáo như thế nào?.

 

Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais có phải là một Phật tử không?

 

Vào thời đại của bà, Phật giáo không được coi trọng, và rất ít thông tin về Phật giáo tại Hoa Kỳ. Thông qua cuốn tiểu thuyết “Lost Horizon; Đường Chân trời đã mất” (1933) của nhà văn người Anh Jammes Hilton, mô tả một nơi có sự hòa hợp tuyệt vời, với những bức tranh tuyệt đẹp về vùng đất cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa, Tây Tạng huyền thoại.

 

Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais đồng nhất mạnh mẽ với văn hóa Tây Tạng và Phật giáo, nhưng lại không bao giờ công khai mình là một Phật tử. Đúng hơn, bà tỏ ra cởi mở với mọi tôn giáo. Mặc dù muốn Bảo tàng Nghệ thuật Tây Tạng của bà giống như một cơ sở tự viện Phật giáo, nhưng bà không quan niệm đây là nơi để mọi người cải đạo và truyền đạo, đây là nơi để giáo dục họ về văn hóa tâm linh Hy Mã Lạp Sơn. Mục tiêu của bà là cống hiến nhiều hơn vào sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa giữa phương Tây và phương Đông, cũng như sự khoan dung tôn giáo. Tuy nhiên, bà đã bày tỏ niềm tin của bà vào Chánh tín, Chánh kiến Phật giáo.

 

Là một nữ nghệ sĩ Phật tử sinh vào cuối thế kỷ 19, bà đã xoay sở với cuộc sống của riêng mình, và tự hiện thực hóa một ước mơ vào thời bấy giờ, có thể nói là rất hy hữu. Sự tò mò và trí tưởng tượng của bà, cũng như sự nỗ lực học tập nghiêm túc của bà, khiến bà trở thành một trong những người đầu tiên công khai hóa Tây Tạng và Phật giáo ở thế giới phương Tây. Với sự lan tỏa đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai, thông qua ánh quang minh từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do bình đẳng đạo Phật tại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ ngày nay, và về những lý tưởng nhân văn về giao thoa giữa các nền văn hóa sau Đệ nhị Thế chiến, Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais có thể nói là một người có tầm nhìn xa.

Lip video:

 

NYC Traveler - Jacques Marchais Museum of Tibetan Art

https://www.youtube.com/watch?v=ZJwtbPVXfug

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Staten Island NYC Living)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2012(Xem: 6574)
Điều 1- Người Phật tử chân chính phải nên siêng năng chuyên cần học hỏi, có tư duy, có suy xét, có chiêm nghiệm và biết cách áp dụng lời Phật dạy. Xem tam tạng kinh điển gồm có kinh, luật, luận là những lời dạy minh triết, là món ăn tinh thần nhằm giúp cho ta biết cách dứt ác làm lành. Điều 2- Người Phật tử chân chính, nên cố gắng sắp xếp thời gian thuận tiện để đến các trung tâm văn hóa Phật giáo, các lớp giáo lý phổ thông ở các chùa, thiền viện, các buổi thuyết pháp vào ngày sám hối, ngày vía Phật, Bồ-tát.
16/06/2012(Xem: 6482)
Điều 1- Ý thức được khổ đau do giết hại gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không sát sinh hại vật dưới mọi hình thức, nhất là sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải biết tôn trọng và thể hiện tình thương yêu và bảo vệ sự sống của muôn loài.
16/06/2012(Xem: 6495)
Điều 1- Người Phật tử chân chính thờ phượng hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát, A-la-hán và Thánh Tăng để được chiêm bái, học hỏi qua công hạnh độ sinh, không biết mệt mỏi, nhàm chán mà vẫn an nhiên tự tại để làm gương sáng cho cuộc đời, nhằm làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội.
14/06/2012(Xem: 8599)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
05/06/2012(Xem: 36022)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 12079)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
27/05/2012(Xem: 9092)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
26/05/2012(Xem: 8009)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
26/05/2012(Xem: 8841)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
26/05/2012(Xem: 7757)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bi và trí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]