Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cư sĩ Giuseppe Tucci, Học giả Phật giáo Tiên phong người Ý

07/12/202021:22(Xem: 5686)
Cư sĩ Giuseppe Tucci, Học giả Phật giáo Tiên phong người Ý

Cư sĩ Giuseppe Tucci, Học giả Phật giáo Tiên phong người Ý

(Tucci, Giuseppe, (1894-1984)

 Cư sĩ Giuseppe Tucci 2

Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 – mất ngày 5 tháng 4 năm 1984), Học giả tiên phong người Ý, nhà Đông phương học, Ấn Độ học, Đông Á học, người đã xuất bản một số sách, mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp vùng cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và các vùng phụ cận, những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.

 

Vào thời kỳ đỉnh cao, Cư sĩ Giuseppe Tucci là một người ủng hộ Chủ nghĩa phát xít Ý, và ông đã sử dụng bức tranh chân dung lý tưởng về truyền thống châu Á, để hỗ trợ các chiến dịch tư tưởng của Ý. Ông đã thông thạo nhiều ngôn ngữ châu Âu, tiếng Phạn, tiếng Bengali, tiếng Pali, tiếng Prakrit, tiếng Trung và tiếng Tây Tạng, ông đã giảng dạy tại Đại học Rome La Sapienza (Viện Đại học La Mã; Università degli Studi di Roma “La Sapienza”) cho đến khi trút hơi thở xả báo thân về cõi Phật. Ông là một trong những người đặc nền móng cho lĩnh vực Phật học tại Ý.

 

Nguyên quán, Cuộc sống và công việc Học vấn

 

Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 tại Macerata, một vùng Marche của Ý, từ những người di cư ở Pu Puglia, một vùng nằm ở Nam Ý giáp với biển Adriatic về phía đông, biển Ionia về phía đông nam, eo biển Òtranto và vịnh Taranto về phía nam. Phụ thân của ông là cụ ông Oscar Tucci và hiền mẫu là cụ bà Ermenegilda Firmani.

 

Năm 1902, gia đình của ông đã chuyển đến Novara, thành phố thủ phủ tỉnh Novara vùng Piedmont tây bắc nước Ý, về phía tây của Milano, nhưng lại trở về Macerata vào năm sau, trước khi định cư lâu dài tại Ancona, một thành phố và hải cảng ở vùng Marche, miền trung nước Ý,  vào năm 1917, khi Cư sĩ Giuseppe Tucci đã sống ở Rome. Phụ thân của ông, cụ Oscar Tucci từng là Thư ký thứ nhất của Văn phòng Tài chính.

 

Cư sĩ Giuseppe sinh trưởng trong một gia đình trung lưu và phát triển mạnh về mặt học tập. Ông đã học tiếng Do Thái, tiếng Trung Hoa và tiếng Phạn.

 

Năm 1911, vừa tròn 18 tuổi thanh xuân, ông đã xuất bản một tuyển tập các Thánh thư bằng tiếng Latinh trên tạp chí danh tiếng của Viện Khảo cổ học Đức ở Rome, trong khi các bài luận đầu tiên về chủ nghĩa phương Đông, về các văn bản tôn giáo cổ đại của Iran và Triết học Trung Quốc, có từ năm 1914. Ông hoàn thành chương trình tại Đại học Rome vào năm 1919, nơi việc học của ông liên tục bị gián đoạn bởi hậu quả của Đại chiến Thế giới thứ nhất.

 

Sau khi hoàn tất học vị Đại học, Cư sĩ Giuseppe Tucci vân du hành hương chiêm bái xứ Phật huyền bí và định cư Ấn Độ, tại Đại học Visva-Bharati, được thành lập bởi nhà thơ Bengali, và người đoạt giải Nobel, Rabindranath Tagore. Tại đây, ông học chương trình Phật học, tiếng Tây Tạng và tiếng Bengali đồng thời dạy tiếng Ý và tiếng Trung Hoa. Ông học tập và giảng dạy tại Đại học Benares và Đại học Calcutta. Ông lưu trú tại Ấn Độ cho đến năm 1931, mới về quê hương nước Ý. 

 

Có đến 3 cuộc hôn nhân đến với Cư sĩ Giuseppe Tucci: lần thứ nhất, do sự lựa chọn của cụ phụ thân, sau khi cưới nàng Rosa De Benedetto trở thành chồng vợ, và năm 1932 đã hạ sinh được cậu con trai Ananda Maria. Tái hôn lần thứ hai vào năm 1927 cưới nàng Giulia Nuvoloni (sau khi hủy bỏ cuộc hôn nhân đầu tiên), và tái hôn lần thứ ba vào năm 1971 cưới nàng Francesca Bonardi (sau khi ly hôn với người vợ thứ hai, người mà ông đã sống ly thân từ năm 1942). Cả hai người vợ thứ hai và thứ ba đều cùng ông trong một số chuyến thám hiểm đến các vùng châu Á.

 

Đào tạo và Học thuật

 

Năm 1907, ông đăng ký nhập học trường trung học “Giacomo Leopardi” ở Macerata, nơi ông tốt nghiệp năm 1912. Ngay từ thuở ấu thơ, ông đã tỏ ra rất quan tâm đến cổ vật của quê hương mình, trước tiên là lịch sử và tôn giáo của các dân tộc phương Đông sau này.

 

Ông đã ghi danh tại Đại học Rome, “La Sapienza”, ông phải tạm dừng việc học của mình để phục vụ trong quân đội vào Đại thế chiến thứ nhất. Ông tốt nghiệp Đại học Rome vào năm 1919.

 

Từ những thập niên 1919 đến 1921, ông đã dạy như một giáo viên dự bị tại Liceo-Ginnasio “Stabili” ở Ascoli Piceno. Sau một cuộc tranh cử, vào ngày 1 tháng 1 năm 1921, ông được bổ nhiệm làm Thư ký tại Thư viện Hạ viện, một vị trí mà ông giữ cho đến khi khởi hành sang Ấn Độ vào năm 1925, mặc dù ông vẫn đảm nhiệm vị trí này cho đến ngày 1 tháng 1 năm 1930.

 

Từ những thập niên 1925-1930, ông cư trú tại Ấn Độ, giảng dạy tiếng Trung và Tiếng Ý tại các trường Đại học Santiniketan và Calcutta.

 

Năm 1929, Cư sĩ Giuseppe Tucci được bầu vào Accademia d'Italia, và vào năm 1930, ông nhậm chức Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ và Văn học Trung Hoa tại Istituto Universitario Orientale of Naples, Ý. Sau đó, ông nhận chức Chủ nhiệm Khoa Tôn giáo và Triết học của Ấn Độ và Viễn Đông tại Đại học Rome (1932) nơi ông ở lại cho đến khi nghỉ hưu 1969.

 

Cư sĩ Giuseppe Tucci, vị học giả hàng đầu của nước Ý về phương Đông học, với sở thích nghiên cứu đa dạng từ tôn giáo cổ đại của Iran đến triết học Ấn Độ và Trung Hoa. Trong sự nghiệp giáo dục, chủ yếu ông giảng dạy tại Đại học Rome, với tư cách là một học giả thỉnh giảng tại các Học việc khắp Châu Âu và Châu Á.

 

Năm 1931, Đại học Neples “L'Orientale” đã bổ nhiệm ông trên cương vị Chủ tịch đầu tiên về Ngôn ngữ và Văn học Trung Hoa.

 

Sau khi trở về quê nhà nước Ý, năm 1933, Cư sĩ Giuseppe Tucci xuất bản các tác phẩm về hành trình của ông và thành lập Viện Trung – Viễn Đông.

 

Ông có công trong việc thành lập trường Đại học Istituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente (IsMEO), Giovanni Gentile (1875-1944), Chủ tịch Hội đồng Quản trị đầu tiên, là đồng nghiệp và bạn của ông. Bản thân Cư sĩ Giuseppe là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Học viện từ những thập niên 1947-1978; từ những thập niên 1979, ông là Chủ tịch Danh dự của Học viện này.

 

Cuối năm 1936, tháng 11, lần đầu tiên Cư sĩ Giuseppe Tucci đã chính thức đến thăm Nhật Bản và lưu tại đây hơn hai tháng cho đến tháng 1 năm 1937, khi ông tham dự lễ khai trương Học viện Ý-Nhật (Istituto Italo-nipponico) ở Tokyo.  Ông đã vân du đó đây khắp xứ hoa Anh Đào Nhật Bản để thuyết trình về Tây Tạng và “sự thuần khiết chủng tộc”.

 

Cư sĩ Giuseppe Tucci đã tiên phong tổ trong chức một số cuộc  khai quật khảo cổ học trên khắp châu Á, ví dụ ở Swat, Pakistan, Ghazni, Afghanistan, Persepolis, Iran và vùng Hy Mã Lạp Sơn. Ông cũng là người quảng bá cho Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia phương Đông.

 

Năm 1978, ông nhận giải thưởng Jawaharlal Nehru về Hiểu biết Quốc tế. Năm 1979, ông nhận giải thưởng về Lịch sử Balzan (ví dụ với Ernest Labrousse). Trọn đời trong cống hiến sự nghiệp văn học, ông đã viết hơn 360 cuốn sách và bài báo.

 

Tham gia Chính trị

 

Cư sĩ Giuseppe Tucci là người ủng hộ Chủ nghĩa phát xít Ý và Il Duce ("The Leader”, Lãnh tụ),vị lãnh tụ Benito Mussolini (1883-1945), người sáng lập Chủ nghĩa phát xít Ý. Hoạt động của ông dưới thời Il Duce, và bắt đầu với nhà triết học chủ nghĩa phát xít, Chủ tịch Học viện Hoàng gia Ý, Giovanni Gentile (1875-1944), lúc bấy giờ trên cương vị Giáo sư Lịch sử Triết học tại Đại học Rome, và đã là bạn thân và cộng tác viên của lãnh tụ Benito Mussolini, khi Cư sĩ Giuseppe Tucci đang học tại Đại học Rome, và tiếp tục cho đến khi Giovanni Gentile bị giết, bắt buộc sự quản lý IsMEO trong hơn 20 năm cho đến năm 1947.

 

Vào những thời gian tháng 11 năm 1936-tháng 1 năm 1937, Cư sĩ Giuseppe Tucci là đại diện cho lãnh tụ Benito Mussolini tại Nhật Bản, nơi ông được đề cử đi cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Ý-Nhật và tuyên truyền Chủ nghĩa phát xít.

 

Vào ngày 27 tháng 4 năm 1937, thay mặt lãnh tụ Benito Mussolini, Cư sĩ Giuseppe Tucci đã có một bài phát biểu trên đài phát thanh bằng tiếng Nhật. Tại xứ hoa Anh Đào này, hành động mãnh liệt và không biết mệt mõi của ông đã mở đường cho việc đưa Ý vào Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản Hiệp ước Chống Cộng sản (ngày 6 tháng 11 năm 1937). Ông đã viết các bài báo phổ biến cho Chính phủ nước Ý, phê bình Chủ nghĩa Duy lý của châu Âu vào những thập niên 1930-1940, công nghiệp hóa và khao khát một sự tồn tại đích thực trong mối liên hệ với thiên nhiên, mà ông tuyên bố có thể tìm thấy ở châu Á.

 

Năm 1995, Cư sĩ Giuseppe Tucci kiến nghị hợp nhất Viện Ý – Phi ở Rome thành Viện châu Phi và phương Đông, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa giữa Ý và các quốc gia châu Á.

 

Theo giáo sư kiệt xuất về Phật học và Tây Tạng học tại Đại học Michigan, Donald S. Lopez “Đối với Cư sĩ Giuseppe Tucci, Tây Tạng là một thiên đường sinh thái vượt thời gian, nơi mà châu Âu công nghiệp hóa theo nghĩa bóng có thể thoát ra và tìm thấy hòa bình, một phương pháp chữa trị cho những căn bệnh phương Tây, và từ đó châu Âu có thể tìm lại quá khứ nguyên sơ của chính mình để trở về”.

 

Nhà Ngoại giao Anh, nhà Tây Tạng học, Sĩ quan Dịch vụ Dân sự Ấn Độ Cư sĩ Hugh Richardson (1905-2000), và nhà Tây Tạng học người Anh, nổi tiếng với công trình tiên phong về Phật giáo Tây Tạng, Cư sĩ David Snellgrove (1920-2016), khi cống hiến tác phẩm “Lịch sử Văn hóa Tây Tạng; Cultural History of Tibet” năm 1968 đã viết rằng, “Cư sĩ Giuseppe Tucci, người đã tiết lộ cho biết rất nhiều kho tàng bí ẩn trong cuộc sống, nghệ thuật và học tập của Tây Tạng”. Diễn viên nghệ thuật sân khấu và điện ảnh nổi tiếng nhất của Romania, Chủ tịch và giám khảo của Liên hoan phim quốc tế Anonimul, Marcel Iures đã thủ vai diễn xuất Cư sĩ Giuseppe Tucci như một nhân vật trong bộ phim được đăng tải trên Youth Without Youth vào năm 2007 của một nhà đạo diễn, nhà sản xuất và nhà biên kịch phim của điện ảnh Mỹ,  Francis Ford Coppola.

 

Cư sĩ Giuseppe Tucci đã an nhiên trút hơi thở xả báo thân vào ngày 5 tháng 4 năm 1984, tại tư gia của ông,

San Polo dei Cavalieri, gần Tivoli, thành phố Rome.

 

Hoạt động Biên tập

 

Cư sĩ Giuseppe Tucci chỉ đạo các tạp chí định kỳ “Alle Fonti delle Religioni” (1921-1924), “Bulletin of the IsMEO”, từ năm 1936 với tên mới là “Asiatic” (1935-1943), “Le scienze del mistero e il mistero delle scienze” (1946), “East and West” (1950-1978); sau này ông vẫn là Tổng biên tập cho đến khi kết thúc.

 

Từ năm 1950, ông đã được bầu làm Giám đốc nhà xuất bản Serie Orientale Roma, từ năm 1962, của Báo cáo và Hồi ký của Trung tâm Nghiên cứu và Khai quật Khảo cổ họ IsMEO ở Châu Á, từ năm 1969, Phục hồi Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Khai quật Khảo cổ họ IsMEO ở Châu Á. Từ năm 1950 đến 1973, ông giám sát chỉ đạo khoa học của loạt bài Il Nuovo Ramusio, được xuất bản bởi Thư viện Quốc gia.

 

Nhiều ấn phẩm dịch thuật và công trình Phật giáo của Viện Trung – Viễn Đông được hiệu chỉnh bởi những bậc đạo sư Phật giáo Tây Tạng, trong đó có ngài  Geshe Jampel Senghe, lần đầu tiên đến ý để hoàn thiện các công trình học thuật cho Viện này, và sau đó là các chuyến Phật sự hoằng pháp của các vị Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng ở châu Âu. Một thời gian sau, ngài Jampel Senghe thành lập Viện Phật giáo Samantabhadra, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

 

Kể từ đó, nhiều vị Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng quang lâm thừa hành Phật sự, hoằng dương chính pháp Phật đà, giảng dạy ngôn ngữ và văn chương Tây Tạng tại Viện Đông phương học Naples; mở trng tâm tu học ở Arcidosso, gần Grosseto (Tuscany).

 

Sau giữa thế kỷ 20, từ những thập niên 1960, các trung tâm Phật học hiện diện khắp nơi trên nước Ý.

 

Hoạt động Khoa học  

 

Hấp dẫn lực ngay khi còn bé bởi các nền văn minh cổ đại, và đặc biệt là bởi tư tưởng tôn giáo, Cư sĩ Giuseppe Tucci đã sớm học các thứ tiếng Do Thái, tiếng Phạn và Trng Hoa.

 

Trong những thời gian ở Ấn Độ (1925-1930), ông đã bắt đầu nghiên cứu về tiếng Bengali và tiếng Tây Tạng. Vào một 100 năm ngày sinh nhật của ông, Cư sĩ Giuseppe Tucci được miêu tả là “một loại Mozart của ngữ văn cổ điển” (La Stampa, ngày 2 tháng 6 năm 1994, trang 19), một thần đồng đã viết bài báo uyên bác đầu tiên của mình khi mới 17 tuổi.

 

Từ những thập niên 1928-1948, Cư sĩ Giuseppe Tucci đã tổ chức 8 chuyến hành hương thám hiểm Tây Tạng, Ladakh, Spiti, và 5 cuộc hành hương khác được thực hiện tại Nepal vào những thập niên 1929, 1931, 1933, 1952 và 1954, thu thập các đồ vật, văn bản và một tài liệu khổng lồ, gần như thể loại văn học độc nhất của các quốc gia này, sau đó thường bị suy thoái. Sau cuộc khảo sát đầu tiên được thực hiện vào năm 1955, ông bắt đầu Phái bộ Khảo cổ học Ý tại Thung lũng Swat ở Pakistan; năm 1956, ông bắt đầu nghiên cứu khảo cổ học tại Afghanistan và năm 1959 tại Iran, chỉ đạo các công trình khảo cổ học này cho đến năm 1978.

 

Trong hoạt động giáo khoa lâu dài của ông, Cư sĩ Giuseppe Tucci đã giáo dục đào tạo nhiều thế hệ sinh viên, bao gồm các nhà phương Đông học Pio Filippani Ronconi, Fosco Maraini, Mario Bussagli, một học giả nổi tiếng về nền văn minh Trung Á, Raniero và Gherardo Gnoli, và đặc biệt là Luciano Petech. Ông rất coi trọng Massimo Scaligero, người mà từ cuối những thập niên 1940, ông đã gọi là phụ trách nhóm biên tập “East and West”.

 

Cư sĩ Giuseppe Tucci  đã nhận các Danh hiệu cao quý nhất của các quốc gia Afghanistan, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Nepal, Pakistan và Thái Lan. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ Danh dự của nhiều trường Đại học châu Âu và châu Á, bao gồm các trường Đại học Delhi, Kathmandu và Tehran; Ông đã được trao nhiều danh hiệu Học thuật và Khoa học ở Ý (từ Accademia d'Italia, Accademia delle Scienze of Turin, Accademia of San Luca, và Societ à Geografica Italiana), ở Áo (từ Ö sterreichische Akademie der Wissenschaosystem), ở Pháp (từ Soci é t é Asiatique), ở Đức (từ Deutsches Arch ä ologisches Institut), ở Nhật (từ Học viện Hoàng gia Tōyō Bunko), ở Ấn Độ (từ Hiệp hội Châu Á của Calcutta và Đại học Vishvabharati của Santiniketan), và tại Vương quốc Anh (từ Học viện Hoàng gia Anh và Hiệp hội Châu Á).

 

Cư sĩ Giuseppe Tucci đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế, bao gồm Huy chương Vàng của Hiệp hội Nghệ thuật Calcuttu (1965), Huân chương Kỷ niệm Sir Percy Sykes (1971), Huy chương về Khảo cổ học của Học viện Kiến trúc Pari (1972), Giải thưởng Jawaharlal Nehru cho Quốc tế Sự hiểu biết (1976), và Giải thưởng Balzan về Lịch sử (1979).

 

Giải Jawaharlal Nehru cho sự Thông cảm quốc tế, luôn đặc biệt thân thiết với Cư sĩ Giuseppe Tucci vì tình thân hữu của ông với vị Thủ tướng đầu tiên Ấn Độ Jawaharlal Nehru, mối quan hệ của ông với nhân vật vĩ đại Ấn Độ hiện đại như Rabindranath Tagore (1861-1941), nhà thơ Bengal, riết gia Bà La Môn, nhạc sĩ và nhà dân tộc chủ nghĩa, Tổng thống thứ hai Ấn Độ, Sarvepalli Radhakrishnan (1888-1975), và vị anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahātmā Gāndhī (1869-1948).

 

Toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và Tây Tạng, là những khu vực quan tâm chính của Cư sĩ Giuseppe Tucci, với tư cách là một học giả và nhà thám hiểm. Một thư mục hoàn chỉnh về các tác phẩm của ông gồm có 360 đầu sách, bao gồm hàng chục cuốn sách, khoảng 200 bài báo, nhiều mục từ bách khoa toàn thư, các bài phê bình, v.v. . . Tuy nhiên, nghiên cứu của ông chủ yếu đề cập đến nhiều lĩnh vực khác với nghiên cứu Ấn Độ và Tây Tạng, đặc biệt ông tập trung vào nghiên cứu tư tưởng tôn giáo, triết học và điều tra lịch sử. Mối quan tâm của ông đối với lĩnh vực thứ hai đã khiến ông nghiên cứu khảo cổ học của Hindukush và Iran; Nghiên cứu này cũng được truyền cảm hứng bởi sự quan tâm lâu năm của ông đối với các địa điểm gặp gỡ khác nhau của nền văn minh châu Á lớn ở các vùng Hy Mã Lạp Sơn, Tây Bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan.

 

Chủ yếu của ông trong nghiên cứu Trung Hoa, giai đoạn đầu tiên  hoạt động học thuật của ông trong các tác phẩm như Scritti di Mencio (1921), Storia della filosofia cinese antica (1922), và Saggezza cinese (1926). Dù sao đi nữa, đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của ông là Phật giáo dưới nhiều hình thức khác nhau, ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đã lan tỏa từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Á, Trung Hoa và Viễn Đông. Cư sĩ Giuseppe Tucci giải thích Phật giáo là hình thức cao nhất của Chủ nghĩa Nhân văn châu Á. Luôn tìm kiếm những giá trị phổ quát dưới góc nhìn nhân văn, Cư sĩ Giuseppe Tucci cảm thấy rằng lịch sử của châu Á có mối liên hệ chặt chẽ với châu Âu, và do đó, ông luôn coi Âu-Á là một lục địa duy nhất về Văn hóa cũng như Địa lý.

 

Những trước tác đã xuất bản:

 

1.  On the foundation of IsMEO until 1947, when it was re-opened after its compulsory administration, see Enrica Garzilli, L'esploratore del Duce. Le avventure di Giuseppe Tucci e la politica italiana in Oriente da Mussolini a Andreotti. Con il carteggio di Giulio Andreotti, 2 Vols., Memori /Asiatica Association, Vol. 1, pp. 355-493. ISBN 978-8890022654

 

2. {{The newsreel Giornale Luce B1079, 21 April 1937, on the opening entitled Giappone Tokyo. L'Istituto Italo-Nipponico, produced by Asahi and distributed in the Italian Cinemas, can be viewed at the site of Istituto Luce in Rome url=http://www.archivioluce.com/archivio/}}

 

3.  "Fosco Maraini". Obituaries. The Independent. 19 June 2004. Retrieved 25 September 2010. On Tucci's mission in Japan and the related diplomatic documents see Enrica Garzilli, L'esploratore del Duce. Le avventure di Giuseppe Tucci e la politica italiana in Oriente da Mussolini a Andreotti. Con il carteggio di Giulio Andreotti, 2 Vols., Memori/Asiatica Association, Rome, Milan, 2012, Vol. 1, pp. 401-418.

 

4. "List of the recipients of the Jawaharlal Nehru Award". ICCR website. Archived from the original on 23 March 2013. Retrieved 13 November 2010.

 

5. See Enrica Garzilli, L'esploratore del Duce. Le avventure di Giuseppe Tucci e la politica italiana in Oriente da Mussolini a Andreotti. Con il carteggio di Giulio Andreotti, 2 Vols., Memori/ Asiatica: Rome and Milan, 2012, Vol. 1, Chaps. 2-6; Vol. 2, Chap.

 

6. Reported in the newspaper Il Messaggero of 27 April 1937. See Enrica Garzilli, L'esploratore del Duce. Le avventure di Giuseppe Tucci e la politica italiana in Oriente da Mussolini a Andreotti. Con il carteggio di Giulio Andreotti, 2 Vols., Memori/ Asiatica: Rome and Milan, 2012, Vol. 1, p. 405 ISBN 978-8890022654.

 

7. On Tucci's collaboration with Fascism see Enrica Garzilli, L'esploratore del Duce, cit., Vol. 1, pp. 283-493; Vol. 2, pp. 5-82 et passim. On Tucci's mission in Japan, idem, Vol. 1, pp. 387-413 ISBN 978-8890022661.

 

8.  Clarke, John James (1997). Oriental enlightenment: the encounter between Asian and Western thought. Psychology Press. p. 196. ISBN 978-0-415-13376-0.

 

9.  Mullen, Eve (2001). The American occupation of Tibetan Buddhism: Tibetans and their American hosts in New York City. Jugend, Religion, Unterricht. 6. Waxmann Verlag. p. 94. ISBN 978-3-8309-1053-4.

 

10. Snellgrove, David L.; Richardson, Hugh (1968). A Cultural History of Tibet. Internet Archive. New York, New York: Frederick A. Praeger. p. 5.

 

11. Brooks, E Bruce. "Sinological Profiles - Giuseppe Tucci". University of Massachusetts. Retrieved 27 June 2018.

 

Tra cứu một số tác phẩm của Cư sĩ Giuseppe Tucci:

 

http://worldcat.org/identities/lccn-n50011743/

 

https://data.bnf.fr/fr/11927217/giuseppe_tucci/

 

Lip video:

 

Giuseppe Tucci. Sull'altare della terra - Documentario

https://www.youtube.com/watch?v=sCtnvo-VD4M

 

Giuseppe Tucci, Mussolini, Andreotti e l' Oriente - Enrica Garzilli

https://www.youtube.com/watch?v=oaUM0_J_spc

 

Giới thiệu 14 bức ảnh trắng đen được chụp vào những thập niên 1930, trong những chuyến vân du đó đây của Cư sĩ Giuseppe Tucci, hành hương chiêm bái thánh tích Phật giáo, khám phá Ladakh (Ấn Độ) và Tây Tạng. Những hình ảnh này cho thấy phong cảnh hùng vĩ của “Tây Tạng - Nóc nhà thế giới” - nơi mà Trời và Đất gặp nhau, nơi mà con người thấy mình gần hơn với các thiên thể, nơi mà mặt trời mặt trăng là láng giềng và ngàn sao là bạn:

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Encyclopedia Britannica)

 Cư sĩ Giuseppe Tucci 5Cư sĩ Giuseppe Tucci 4Cư sĩ Giuseppe Tucci 3Cư sĩ Giuseppe Tucci 1

 


Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  1Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  2Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  3Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  4Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  5Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  6Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  7Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  8Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  9Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  10Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  11Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  12Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  13Ảnh tư liệu Cư sĩ Giuseppe Tucci  14


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2014(Xem: 8874)
18 giờ tối ngày 9/10/2014, đông đảo Phật tử, doanh nhân, sinh viên và các bạn yêu đọc sách đã được học hỏi rất nhiều từ thiền sư Minh Niệm, tác giả cuốn sách “Hiểu về trái tim” tại nhà sách Thái Hà ( số 119, C5, phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Cá nhân tôi cũng vậy. Tôi học được rất rất nhiều. Thầy Minh Niệm đã chia sẻ nhiều trải nghiệm sâu sắc, phong phú của chính thầy đến với những ai may mắn có mặt để giao lưu, để lắng nghe. Đối với rất nhiều người, đó là những điều mới mẻ và hữu ích.
10/10/2014(Xem: 8452)
Vào năm 2004 lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban chiếm toàn bộ khu vực thung lũng Swat, nơi em đang sống bình yên với bố mẹ và hai người em, hằng ngày cắp sách đến trường. Tiếp đó, từ năm 2007, Taliban cấm phụ nữ không nghe nhạc và hạn chế họ lui tới nhiều cơ sở công cộng. Đến 15.01.2009 thì Taliban lại ban hành một sắc lệnh mới cấm các em học sinh nữ đi học, phá hủy khoảng 150 trường học. Thời gian này đài BBC phổ biến một tập nhật ký của một cô gái Pakistan 11 tuổi có tên là Gul Makai bằng tiếng Urdu trên trang Blog của đài BBC. Sau này người ta mới biết được Gul Makai là bút hiệu của Malala Yousafzai.
08/10/2014(Xem: 10445)
Ông Dan Stevenson không phải là một Phật Tử, cũng không theo một tôn giáo có tổ chức nào cả. Ông là một người dân cư ngụ trên đại lộ số 11 ở khu Eastlake của Oakland (California.) Vào năm 2009, khi ông đi vào trong cửa tiệm Ace chuyên bán vật dụng sắt thép dùng trong nhà, ông chợt hứng khởi phát tâm và đã bỏ tiền mua một pho tượng đức Phật bằng đá cao 2 feet (khoảng tương đương với hơn 60 cm). Sau đó ông mang về và gắn tượng Phật này vào một góc đường trong khu gia cư giữa đại lộ số 11 và con đường số 19.
06/10/2014(Xem: 9604)
“The History of Sampan” “Chiếc thuyền này thường xuyên được neo tại đây vốn là chiếc thuyền của người Việt Nam di tản, đã dạt vào bờ này với 167 người lớn và trẻ em vào tháng 5-1980 …May thay một thời kỳ non trẻ đã trôi qua, nhiều kinh nghiệm quý báu đã được tổng kết, người ta đã biết đắn đo hơn khi nói về một thời đã qua. Ngày nay Việt Nam là một cộng đồng hòa hợp tốt đẹp hơn xưa, thậm chí còn là chỗ “thích nghi” cho một số người nước ngoài, là “điểm đến” cho doanh nhân và du khách. Có những điều tưởng như giản đơn nhưng con người cần cả một thế hệ mới hiểu hết. Bài học của hòa hợp dân tộc và lòng cởi mở nhân ái ngày xưa của vua Trần dường như bị quên mất sau nhiều thời kỳ chiến tranh và chia cắt khốc liệt, nay cần phải được ôn lại…
29/09/2014(Xem: 8073)
Không học Phật pháp thì không biết đường nào để giải thoát, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ – tuyệt nhiên không giống với những gì ta đã học. Tấm bản đồ không phải con đường, càng không phải chỗ mình muốn đến. Nhưng bỏ mất nó thì có mà chết, mà ôm cứng lấy nó cũng chết. Muốn tu học ngon lành, hãy hỏi mấy em hướng đạo sinh cách dùng bản đồ.
26/09/2014(Xem: 12714)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền não là tâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận. Và cũng từ đó ánh sáng vô tận khởi hiện. Ánh sáng vô tận trong tâm ta không thể khởi hiện, vì tâm ta chứa đầy phiền não và phiền não đã tạo thành những chủng tử phân biệt và kỳ thị vận hành liên tục ở trong tâm ta, khiến cho mạch sống vô tận bị tắt nghẽn.
25/09/2014(Xem: 9055)
Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.
25/09/2014(Xem: 13582)
Thỉnh thoảng tôi đi về quê, để được nằm một mình giữa bãi cát trắng xoá với trăng mênh mông và nghe sóng vỗ, để cảm nhận những gì sâu sắc từ cuộc sống cô tịch của con người. Trong khoảnh khắc ấy, tôi đã nghe từng con sóng từ biển cả thì thầm và ước mơ, rồi đua chen nhau chạy vào bờ để kiếm tìm vùng đất hứa
24/09/2014(Xem: 7820)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
24/09/2014(Xem: 9003)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]