Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Cư sĩ Keith Dowman, nhà Dịch thuật Kinh điển Phật giáo

01/12/202017:02(Xem: 6431)
Đôi nét về Cư sĩ Keith Dowman, nhà Dịch thuật Kinh điển Phật giáo

Đôi nét về Cư sĩ Keith Dowman, nhà Dịch thuật Kinh điển Phật giáo

 Cư sĩ Keith Dowman 1

Cư sĩ Keith Dowman sinh năm 1945, gốc người Anh, tinh hoa Phật giáo, một vị giáo thụ giảng dạy Thiền Đại Viên Mãn (Dzogchen; 大圓滿), theo truyền thống Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa, Mật tông Tây Tạng, dịch giả các kinh điển Phật giáo Tây Tạng.

 

Cư sĩ Keith Dowman đang cư ngụ tại Kathmandu, Nepal, nơi ông đã sống trong 25 năm. Các bản dịch của ông từ tiếng Tây Tạng.

 

Ông đã thực hành Phật giáo Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông Tây Tạng hơn 30 năm, cùng hài hòa chung sống giữa những người Newars, người Tây Tạng và Phật tử phương Tây các quốc gia Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng.

 

Là một người tỵ nạn Tôn giáo từ quê hương Vương quốc Anh, ông đã vân du đó đây hành hương chiêm bái xứ Phật huyền bí trên đất liền đến Ấn Độ vào năm 1966, nơi ông khám phá thực hành tôn giáo ở Banares, Ấn Độ, trong vài năm trước khi bái kiến các vị Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng tỵ nạn ở những nơi linh thiêng miền Bắc Ấn Độ. Sau đó, ông theo học chuyên Khoa ngữ văn ngôn ngữ Tây Tạng tại Ba La Nại (Benares), một thành phố thánh và là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ngoài việc thỉnh thoảng trở về phương Tây, ông đã dành  cả đời ở Ấn Độ và Nepal để tham gia vào Phật pháp hiện sinh. Gắn liền với đời sống của ông như người luyện tập Yoga (Yogini), một  vị tăng sĩ Phật giáo, một người hành hương, và sau đó là một chủ hộ gia đình, và như một học giả, nhà thơ mà không có mọi ràng buộc về thể chế chính trị.

 

Tại Ấn Độ vào sau giữa thế kỷ 20, sau những thập niên 1960, định mệnh của ông là gặp gỡ những người Tây Tạng tỵ nạn, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn Độ sau cuộc cưỡng chiếm xâm lược Tây Tạng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm gian khổ đầy khó khăn khi các vị Lạt Ma đã thu nhận các môn đồ người phương Tây. Ông quy y tam bảo và được đạo sư Tartang Tulku truyền trao giới pháp và trở thành Phật tử. Ông được Thiền sư Anāgārika Shri Munindra (1915-2003) dạy thực hành Kriya Yoga và thiền vipassanā.

 

Thiền sư Anāgārika Shri Munindra, người Ấn Độ gốc Bengal, một bậc thầy tràn đầy trí tuệ và từ bi, một trong những thiền sư Á Châu ưu tú nhất trong kỷ nguyên truyền bá Phật pháp sang Âu Mỹ đồng thời cũng là một du sĩ Ấn Độ đầu tiên đem Giáo Pháp Nguyên Thủy trở về hoằng dương ngay tại đất nước mà đạo Phật đã khởi sinh và hầu như đã bị mai một trong gần mười thế kỷ nay.

 Cư sĩ Keith Dowman 3

Sau khi kết nối với Phật giáo Tây Tạng, ông đã giao lưu và được sự đào tạo bởi nhiều vị đạo sư Tây Tạng, bao gồm các vị Thánh tăng Dudjom Rinpoche Jigdral Yeshe Dorje (1904-1987), Kyabje Kangyur Rinpoche (1898-1975), Longchen Yeshe Dorje. Ông đã nhiều năm sống gần các bậc đạo sư này ở Darjeeling, một thành phố thuộc bang Tây Bengal của Ấn Độ. Ông học tiếng Tây Tạng Cổ điển tại Đại học Queens College, Đại học Sanskrit, ở Varanasi, Ấn Độ, dưới thời Lạt Ma Jamspal.

 

Năm 1973, ông đến thăm Trung tâm Phật giáo thuộc truyền thống Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng, Berkeley, California, Hoa Kỳ, các bản dịch của ông được xuất lần bản đầu tiên dưới sự bảo hộ của đạo sư Tartang Tulku, trong khi ông giảng dạy về ngôn ngữ Tây Tạng tại Đại học Sonoma (Sonoma State University) tại Rohnert Park, California, Hoa Kỳ.

 

Năm 1974, ông chuyển đến Kathmandu, thành phố, thủ đô Nepal, và nhập thất chuyên tu thiền hai năm. Tại Boudhanath, một bảo tháp ở Kathmandu, Nepal, ông bắt đầu dịch thuật chuyên sâu các văn bản tiếng Tây Tạng trong mười năm.

 

Cư sĩ Keith Dowman đã trước tác và dịch thuật tập trung vào các khía cạnh khác nhau của Phật giáo Tây Tạng và văn hóa Tây Tạng, bao gồm cả văn học du ký, đặc biệt về giáo lý Phật giáo Kim Cương thừa và truyền thống thiền Đại Viên Mãn. Trong các tác phẩm sau này, ông càng tập trung vào truyền thống thiền Đại Viên Mãn và đặc biệt là các tác phẩm bởi các học giả, bậc đạo sư truyền thống Ninh Mã, Đấng Toàn Tri Longchenpa hay Longchen Rabjam (1308-1363) vào thế kỷ 14.

 

Trong những thập niên 1980, ông tập trung vào các bản dịch của nhiều tác phẩm kinh điển Phật giáo Kim Cương thừa. Khi Tây Tạng mở cửa, ba năm bộ hành theo mùa ở miền trung Tây Tạng, nhờ một hướng dẫn viên tháp tùng hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo Tây Tạng.

 

Vào mùa hè của những thập niên 1985-1988, ông đã dành thời gian để hành hương chiêm bái các thánh tích Phật giáo Tây Tạng, theo lộ trình hành hương Trung Hoa-Tây Tạng thế kỷ 19 của Lạt Ma Khyentse Wangpo (1820-1892), ghi lại sự tàn phá và tàn tích của Tu viện lớn, các ẩn thất và các địa điểm hang động. Những di tích ở miền Trung Tây Tạng. . .

 

Kể từ những thập niên 1992-1993, ông đã giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu nhập thất về Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng, và Thiền Đại Viên Mãn trên khắp thế giới, thường xuyên là các quốc gia Nepal, Israel, Châu Âu, Hoa Kỳ.

 

Hiện nay, ông đang cư ngụ ở Kathmandu, thành phố, thủ đô của Nepal, ông sống kiểu lưu động và chuyên tâm vào việc giảng dạy Phật giáo Kim Cương thừa. Đặc biệt, ông chú tâm vào Thiền Đại Viên Mãn nguồn gốc từ các Tantra (怛特羅) có nghĩa là "tấm lưới dệt", "mối liên hệ", "sự nối tiếp", "liên tục thống nhất thể" và cũng thỉnh thoảng đồng nghĩa với thành tựu pháp) ban đầu của truyền thống Ninh Mã thoát khỏi khuynh hướng chủ nghĩa Duy vật tâm linh. Thiền Đại Viên Mãn này, biểu lộ trong “Toàn Thiện Tự nhiên”, thì dễ đồng hóa vào văn hóa Tây phương và cung cấp chìa khóa cho một phục hưng của huyền học Tây phương.

 

Một trong những câu nói nổi tiếng của ông: “Thiền Đại Viên Mãn, trung tâm của Phật giáo, giải phóng chúng ta khỏi những ràng buộc về tôn giáo và văn hóa, nơi chỉ đơn giản là thông điệp giải phóng tất cả mọi ràng buộc về vật chất và tư tưởng.

 

Tâm trí không bị ràng buộc bởi những nhận thức định kiến về thực tại và suy nghĩ sai lầm về việc đã biết tất cả. Thay vào đó, tâm trí trống rỗng và cởi mở với những khả năng mới. Điều này cho phép tiếp thêm năng lượng và học hỏi từ đó. Quan điểm Thiền Đại Viên Mãn cấp tiến, và thiền định dành riêng cho những người chuyên chú tâm, với bản thể tự tâm”.

 

Những tác phẩm:

 

- The Great Secret of Mind: Special Instructions on the Nonduality of Dzogchen, by Tulku Pema Rigtsel, (translated and edited by Keith Dowman). Snow Lion, New York, 2012 ISBN 978-1-55939-401-7

 

- Spaciousness: The Radical Dzogchen of the Vajra Heart (Longchenpa’s Treasury of the Dharmadhatu). Vajrabooks, Kathmandu 2013. ISBN 978-9937-506-97-7

 

- Maya Yoga: Longchenpa's Finding Comfort and Ease in Enchantment, Vajrabooks, Kathmandu, 2010. ISBN 978-9937-506-45-8

 

- Old Man Basking in the Sun: Longchenpa's Treasury of Natural Perfection, Vajrabooks, Kathmandu, 2006. Republished as Natural Perfection: Longchenpa's Radical Dzogchen, Wisdom Publications, Boston, MA, 2010. ISBN 978-99946-644-9-8

 

- Eye of the Storm: Vairotsana's Five Original Transmissions, trans. & comm. Vajrabooks, Kathmandu, 2006. Republished as Original Perfection: Vairotsana's Five Early Transmissions, Wisdom Publications, Boston, MA, 2013. ISBN 99946-644-8-4

 

- The Sacred Life of Tibet, HarperCollins, London, 1997. ISBN 978-0722533758

 

- Power-places of Kathmandu, with Kevin Bubriski, Inner Traditions International, Rochester, Vermont, and Thames & Hudson, London, 1995. ISBN 978-089281-540-1

 

- Flight of the Garuda: The Dzogchen Tradition of Tibetan Buddhism, Wisdom, Boston, 1993. ISBN 0-86171-085-1

 

- Masters of Enchantment, (illustrated by Robert Beer) Penguin, London 1989. ISBN 0-89281-784-4

 

- The Power-places of Central Tibet: The Pilgrim's Guide, Routledge & Kegan Paul Ltd., London & New York 1988. ISBN 0-7102-1370-0

 

- Masters of Mahamudra: Songs and Histories of the Eighty-four Buddhist Siddhas, State University of New York Press, Albany, NY., 1985. ISBN 0-88706-160-5

 

- Sky Dancer: The Life and Songs of Yeshe Tsogyel, RKP, London 1983; Arkana Series, Penguin 1991; Snow Lion, New York, 1997. ISBN 1-55939-065-4[7]

 

- The Divine Madman: The Life and Songs of Drukpa Kunley, trans., Rider & Co., London, 1982 and Dawn Horse Press, U.S.A., and Pilgrim’s Publishing, Kathmandu 2000. 1983, 1998; Dzogchen Now! Books, Amazon, 2014. ISBN 0-913922-75-7

 

- The Legend of the Great Stupa, trans., Dharma Publishing, Berkeley, 1973. ISBN 978-0-89800-344-4

 

Thích Vân biên dịch

(Nguồn: The Wisdom Experience)

 



***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2018(Xem: 7865)
Trang Nghiêm Lễ Xuất Gia Của Đội Bóng Bị Mắc Kẹt Trong Hang Động Ở Thái Lan, Các chú bé vừa được cứu thoát khỏi hang động ở Thái Lan đầu tháng này, một sứ mệnh quốc tế thu hút cả thế giới đã xuất gia gieo duyên nhằm tưởng nhớ đến người thợ lặn tình nguyện đã chết trong thử thách đầy đau khổ giải cứu các chú.
30/07/2018(Xem: 8990)
Một vị cư sĩ hỏi vị Sư: - Bạch Thầy cho con hỏi vì sao có người tu thì an lạc, có người tu lại chẳng an lạc? Vị Sư không đáp mà thủng thẳng hỏi: Chẳng hay tâm của Đạo hữu đang an hay chẳng an? Cư sĩ: Bạch thầy tâm con vừa an, vừa bất an. Vị Sư: Cho tôi hỏi đôi điều, Đạo hữu nghĩ sao cứ thẳng thắn mà đáp. Khi nào Đạo hữu thấy an?
28/07/2018(Xem: 6015)
CHÙA NHỎ MIỀN QUÊ Tôi đứng lặng im trước bức thư pháp đề thơ lộng khung kính treo trên vách của ngôi điện im ắng. Thư pháp của chính Thầy trú trì. Thi phẩm bất hủ của Trương Kế, đã được truyền tụng nhiều đời, đưa tiếng chuông của một ngôi chùa ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gian và thời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.
28/07/2018(Xem: 9128)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 7284)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10599)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7809)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8636)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 6111)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6788)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]