Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa Tu Mùa Hè “Đam Mê Và Vượt Khó” Tại Chùa Cự Linh Tỉnh Hải Dương

27/07/201820:50(Xem: 6746)
Khóa Tu Mùa Hè “Đam Mê Và Vượt Khó” Tại Chùa Cự Linh Tỉnh Hải Dương

Khóa Tu Mùa Hè
“Đam Mê Và Vượt Khó”

Tại Chùa Cự Linh Tỉnh Hải Dương

Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương  Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng.

“Khóa tu mùa hè.”  Tại sao lại là mùa hè nhỉ?  Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi.

Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượng nhất. Hơn nữa, mùa hè là mùa mà các em học sinh, sinh viên được nghỉ học, không phải vướng bận chuyện thi cử, học hành, là lúc các em được thảnh thơi nhất. Vậy thì mùa hè là cơ hội tốt nhất để các em tham gia khóa tu. Mùa hè bây giờ là quãng thời gian tuyệt vời nhất để các em dành thời gian đổi đời.

Và chúng tôi đã về đến chùa Cự Linh, TP Hải Dương. Đón thầy trò chúng tôi là các bạn trẻ mặc đẹp, đeo băng rôn, ôm hoa tươi đợi sẵn để tặng cho thầy Hùng, khách mời và diễn giả của chương trình. Về đến nơi đã thấy không khí rất hè, tinh thần tu tập rất nổi bật. Các bảng giới thiệu khóa tu và các hoạt động treo kín sân chùa. Thì ra nhiều hoạt động đến vậy. Thì ra mùa hè là lúc mà các em học sinh, sinh viên vào chùa tu, thiền, tĩnh tâm để nhìn lại một năm qua, ngẫm xem mình đã làm được gì, chưa làm được gì, thành công và thất bại ra sao.

Tôi gặp ngay mấy bạn trẻ và có ngay câu chuyện ban đầu. Hóa ra các em tham gia khóa tu còn để hiểu được mình là ai, mình có sứ mệnh gì, còn thiếu những gì, vì sao còn thất bại, những bài học rút ra của cả năm qua, thậm chí nhiều năm qua là gì.

Nhiều bạn trẻ quây lấy thầy trò chúng tôi. Các em hỏi ngay một loạt các câu hỏi về bí quyết thành công của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, về vô thường của cuộc đời, về cách vượt khó. Các bạn tranh thủ hỏi trước khi thời khóa chính thức với phần chia sẻ của thầy Hùng. Tôi cũng chợt nhận ra từ lúc giao lưu ngắn ngủi này rằng không phải lúc nào cũng thất bại, không phải ai cũng thành công mãi mãi. Quả thật mùa hè chính là thời điểm tuyệt vời nhất trong năm để tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên.

Tôi bất ngờ khi hội trường ở chùa Cự Linh với 600 em đang tham gia mà rất trật tự và ngăn nắp. Ngay con số tu sinh ở tỉnh lẻ như thế này đã quá tuyệt vời rồi. 600 em chia làm 2 hội trường. Một nửa số đó ngồi nghe tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng giảng ở hội trường khác, gián tiếp qua máy quay.

Tôi và một bạn nữa trong câu lạc bộ yêu sách Thái Hà đi cùng thầy Nguyễn Mạnh Hùng đều cùng ngồi vào để cùng nghe thầy Hùng giảng. Buổi sáng, thầy giảng cho các em với chủ đề “ĐAM MÊ VÀ VƯỢT KHÓ”. Thầy mang theo 2 cuốn sách mà thầy rất thích là “PQ – chỉ số đam mê” và “AQ – chỉ số vượt khó” cùng các câu chuyện về đam mê và vượt khó của chính thầy, của các bạn thầy ra chia sẻ với các em. Nhiều chuyện tôi đã nghe nhưng nhiều thứ tôi chưa hề biết.

Phải công nhận rằng nếu không có đam mê thì khó mà thành công. Phải thừa nhận rằng nếu không biết và quyết vượt khó thì không dễ để trưởng thành và khôn lớn. Với khoảng thời gian ngắn ngủi của buổi sáng đó thôi cũng để lại trong tôi những bài học sâu sắc riêng và rất ấn tượng, khó có thể viết hết ra trong bài này.

Khóa-tu-Đam-mê-và-Vượt-khó-3-353x265

Tôi nhận ra và dù đã đi làm nhiều năm rồi mà đến nay mới thật sự biết đam mê và vượt khó có một sợi dây gắn kết với nhau như thế nào. Đúng là khi ta thích và đam mê một cái gì đó thì ta làm rất tập trung và rất nhanh. Nhưng nếu không thích, không đam mê thì ta làm chủ yếu cho xong. Quá đúng. Ví dụ, ngày còn là sinh viên, phải làm bài tập về nhà cái môn tôi không thích thì tôi làm cốt cho được điểm 5 qua môn là được. Bởi cái lối tư duy đó nên thành tích của tôi đâu có cao. Rồi nó còn ảnh hưởng lây sang cái khác. Ngẫm lại, nếu như tôi có tinh thần vượt khó thì đã vượt qua cảm giác ghét bỏ, vượt qua rào cản để tôi hoàn thành bao công việc mà tôi không thích.

Các em ngồi nghe rất chăm chú như nuốt lấy từng lời. Hình như các em ít được nghe các chuyên gia nổi tiếng, có trải nghiệm thật và sâu sắc như thầy Hùng. Hình như các câu hỏi cuộc đời của 600 bạn tu sinh được từng bước tháo gỡ qua những câu chuyện và các ví dụ. Cuộc sống của chúng ta là một mớ hỗn độn giữa màu hồng và màu đen. Chỉ khi nào vượt qua mảng màu đen thì chúng ta mới bước trên con đường của sự thành công và hạnh phúc. Đúng là sợi dây của ĐAM MÊ và VƯỢT KHÓ chính là khi chúng ta biết kết hợp giữa việc làm hết khả năng của mình với những gì mình thích. Và chúng ta cần tập và quyết tâm vượt khó đối với những gì mình không thích. Tôi cứ ngẫm mãi về những ý này trong đầu từ khi kết thúc buổi giao lưu đến nay. Nhờ đi cùng thầy Hùng mà tôi được học cùng 600 bạn tu sinh trong ngày hôm đó.

Ngồi nghe cùng các em tôi cảm nhận được các em của khóa tu mùa hè chùa Cự Linh đều là những người may mắn hơn tôi rất nhiều. May mắn hơn ở chỗ, ngày xưa còn là học sinh, tôi chẳng được tham gia một khóa tu nào. Mà hôm nay, ở đây, trong khóa tu này, nhà chùa đã mời một người thầy nổi tiếng, một Phật tử thành công, một lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, đi hết từ nước này sang nước khác để học tập, làm việc và giảng dạy để về đây chia sẻ chính những bài học của mình cho thế hệ sau. Chính trong buổi giao lưu “ĐAM MÊ VÀ VƯỢT KHÓ” thầy Hùng đã giúp các em có được định hướng cho con đường sau này, con đường đúng đắn, con đường của tự do và hạnh phúc.



Khóa-tu-Đam-mê-và-Vượt-khó-353x265


Tôi đặc biệt ấn tượng với câu hỏi thắc mắc của một em: “Em thích ngành này nhưng bố mẹ em lại bắt em học ngành kia. Vậy em không đi theo ngành của bố mẹ em chọn thì có phải là bất hiếu không?”. Em này nhận được sự phân tích mạnh mẽ của thầy Hùng rằng bố mẹ có chịu trách nhiệm về cuộc đời của các em không? Sau này bố mẹ mất đi thì ai chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình? Liệu thầy cô, các chuyên gia có đáng để em tư vấn không? Tôi cảm nhận sau khi nghe xong, em đó đã có câu trả lời cho mình. Thử hỏi, nếu không tham gia khóa tu thì các em có được nghe lời giải thích của thầy Hùng không, có được thầy định hướng cho không. Và nếu không tham gia thì có lẽ nhiều em lại nể bố mẹ, lại đi theo con đường mà bố mẹ định sẵn.

Quay trở lại với tôi hồi còn là học sinh, tôi chẳng được diễn giả nào, thầy nào dẫn dắt cho cả. Tôi cũng đã đi theo hướng mà gia đình định trước là làm nghề giáo viên. Rồi bây giờ đâm lao thì phải theo lao thôi. Đấy điểm kém may mắn của tôi so với các em là ở chỗ ấy. Chắc chắn nếu ai có người thầy dẫn dắt thì con đường đi đến thành công sẽ ngắn hơn so với việc không có. May thay, hiện tại tôi cũng đã có những người thầy vĩ đại mà thầy Hùng là một trong số đó. Từ khi gặp thầy Hùng, tôi thay đổi rất nhiều mà thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Buổi chiều Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng mặc bộ đồ nâu và hướng dẫn các em thiền. Thì ra thầy Hùng rất có tài “dụ dỗ” các em nhỏ. Cả 600 em học sinh ngồi thiền, đứng thiền, hát thiền,… im re, lắng đọng. Tôi khá bất ngờ vì không tin nổi các em có thể học thiền tốt thế và nhanh thế. Các em quá may mắn khi được học thiền từ khi mới là học sinh phổ thông. Hơn hẳn tôi rồi.

Tôi cũng muốn chia sẻ sự cảm động của tôi về tấm lòng phụng sự của những con người nơi đây. Khóa tu 600 em học sinh nên các thầy trong chùa đã phải chuẩn bị chu đáo từng khâu. Nào là ăn uống, ngủ nghỉ, tắm giặt. Nào là các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí,… Rất quy củ và ngăn nắp.

Tôi đi qua chỗ khu nấu nướng thấy khoảng hơn 10 người đang nấu ăn. Chủ yếu là các bác lớn tuổi. Tận 18 giờ chiều các em mới ăn tối nhưng từ 14 giờ các bà, các bác đã tấp nập chuẩn bị nấu nướng rồi. Ai nấy đều phụng sự với lòng từ bi, hăng say, không thấy sự cãi nhau ở chốn này. Đúng tinh thần như 2 cuốn sách mà tôi đã đọc là “Phụng sự để dẫn đầu” và “Lãnh đạo bằng trí óc, trái tim và khí phách”. Nếu không có tinh thần phụng sự cao cả, nếu không làm việc hết mình bằng cả trí óc lẫn trái tim và khí phách thì làm sao phục vụ chu đáo vậy tại một ngôi chùa quê đầy thiếu thốn và khó khăn cho 600 bạn học sinh.

Một dấu ấn để lại trong tôi nữa là có các bạn tình nguyện viên từ chùa Hoằng Pháp ở trong miền Nam ra để phụng sự. Các bạn ấy đều là những người rất trẻ, khoảng xấp xỉ 20 tuổi đời. Các bạn đã phụng sự trong chùa Hoằng Pháp trong khoảng thời gian từ vài tháng cho đến mấy năm rồi nên rất giỏi và hiểu việc. Trong số đó, có một bạn tâm sự với chúng tôi rằng gia đình ngăn cản bạn ấy đến chùa. Thế là khoảng 1 năm trước bạn ấy trốn nhà (trên Cao Bằng) vào chùa Hoằng Pháp nương tựa. Sau vài tháng ra đi thì bạn ấy có gọi điện về cho gia đình. Gia đình lúc đó cũng hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bạn ấy và cũng không bắt bạn ấy trở về nhà nữa.

Ôi, đúng thật là một cái duyên lành đưa đến một hành động dũng cảm như vậy. Đúng là ánh sáng Phật Pháp màu nhiệm đã soi đường cho bạn ấy đi. Hành động đó như một nguồn truyền cảm hứng cho tôi, như một lời nhắc nhở đối với tôi rằng: Đang trẻ thì hãy học cho thấu đạo lý của nhà Phật rồi ứng dụng ngay đi, đừng để đến lúc về già đầu óc u mê, trí nhớ suy giảm mới học thì tiếp thu chậm lắm. Mà lúc lớn tuổi rồi còn đâu thời gian để tu tập nữa.



Khóa-tu-Đam-mê-và-Vượt-khó-2-353x265

Ngồi nghe thầy Hùng giảng bài, ngồi thiền cùng với 600 bạn học sinh tôi nhắc mình  nhớ rằng cái quả phải là sự kết tinh của một hành trình nhân duyên từ đời này sang đời khác, từ kiếp này đến kiếp khác. Mình phải tu ngay, thiền ngay. Chứ việc tu tập lúc già thì chưa bao giờ là đủ được, mà lúc đó sẽ muộn. Khi nào nhân duyên đủ cả về lượng và chất thì chúng ta mới gặp được “cái quả” tương xứng.

Thêm một lời nhắc nhở nữa với tôi là: Đang còn sống thì trân trọng từng phút giây mình sống đi, mang lại bình an và hạnh phúc cho mình và mọi người càng nhiều càng tốt, đừng có mà chạy theo tham, sân, si đến lúc chết có mang đi được không hay chỉ để lại cái nghiệp ác cho mình. Cả ngày hôm nay bao kiến thức và trải nghiệm liên tục đến với tôi. Tôi đã ngộ ra từ hết cái này đến cái khác. Đúng là đi 1 ngày đàng học được bồ khôn.

Tôi muốn chia sẻ thêm nữa. Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, thầy của chúng tôi luôn dặn trong mỗi chuyến đi cùng thầy. Mỗi ngày phải tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi: Mình học được gì và mình làm được gì trong hôm nay?

Tôi chợt để ý hôm đó thầy Hùng có một hành động rất nhanh nhạy. Đó là các thầy trong chùa có mời thầy dùng bữa cùng các quý thầy nhưng thầy Hùng lại xin phép nán lại để ngồi cùng chúng tôi và các bạn tình nguyện viên từ chùa Hoằng Pháp ra. Thầy quyết định ngồi ăn cùng để chia sẻ những câu chuyện những bài học riêng và thêm cho chúng tôi. Sau bữa cơm đó, ai cũng nói rằng mình hạnh phúc khi được ngồi cùng thầy Hùng.

Qua sự việc rất nhỏ đó thì câu trả lời cho câu hỏi ”thầy làm được gì?” đã rất rõ trong cả nhóm. Thầy Hùng đã đem niềm vui cho các bạn tình nguyện viên và chúng tôi trong bữa ăn trưa.

Bản thân tôi khi viết đến đây cũng đang cảm thấy áy náy vì ngày hôm ấy tôi không làm được gì cho người khác, cho khóa tu. Đáng nhẽ ra tôi cũng nên ngổi lại với các em học sinh chia sẻ những bài học kinh nghiệm của mình, truyền cảm hứng cho các em… Nhưng có lẽ, tôi chưa biết áp dụng vào thực tế. Sự áy náy này sẽ là một bài học để tôi rút kinh nghiệm cho lần sau, cho khóa tu sau. Nhất định.

Còn bây giờ, tôi xin dừng bút tại đây. Tôi xin cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, người thầy của tôi và tôi vẫn mãi đi theo người thầy đó. Đơn giản là đi cùng thầy Hùng lúc nào cũng có “lãi”. Tôi cũng muốn chúc mừng 600 bạn tu sinh đã có một khóa tu rất thành công và hữu ích.

Tác giả Vũ Thị Phương Hoa, thành viên CLB yêu sách Thái Hà





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2018(Xem: 13583)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/07/2018(Xem: 7118)
“Thử Đề Nghị Một Phương Thức Kết Hợp Những Người Con Phật Trong Nhiều Chi Nhánh Phật Giáo Việt Nam Cùng Sinh Hoạt Với Nhau” là một đề tài tế nhị, khó nói, và nói ra cũng rất khó tìm được sự đồng thuận của hầu hết chư Tôn Đức và đồng bào Phật tử hiện đang sinh hoạt trong nhiều chi nhánh Phật Giáo Việt Nam. Đề tài này hàm ngụ hai lãnh vực nội dung và hình thức sinh hoạt, và bao gồm ba hình thái tổ chức là các Giáo Hội Phật Giáo, các Hội Cư Sĩ, và các hệ thống Gia Đình Phật Tử.
19/07/2018(Xem: 4379)
Không hiểu từ lúc nào mà tôi đã tập được thói quen công phu mỗi ngày hơn một tiếng đồng hồ và dành thời gian tương tự cho việc lướt qua các trang mạng phật giáo để chọn lựa những bài thật bổ ích cho cái trí óc còn non kém của mình, hầu học hỏi thêm dù biết rằng kiến thức đó phải được tư duy và trải nghiệm . Và tôi rất hài lòng về thói quen này vì đần dần tự nhiên giống như tôi được khích lệ và ngày nào tôi cũng cảm nhận được cái không gian êm dịu đã ghé vào thăm cuộc đời tôi và cứ như thế tôi trôi theo dòng chảy của cuộc đời dù không phải là thuận duyên lắm, do vậy con cái tôi thường nói đùa rằng " Mẹ không thể nào trầm cảm được đâu "
18/07/2018(Xem: 6357)
Trong tất cả vũ trụ pháp giới thì cái gì là sáng nhất? Chỉ có thể là trí huệ là ngọn đèn sáng nhất soi sáng sự tối tăm mê mờ của vô minh, phá tan xiềng xích của sự buộc ràng thân tâm. Trí huệ mang tới cho hành giả một sự minh triết sáng suốt, là gươm báu chém đứt tham, sân, si nơi cõi lòng của tam độc gây bởi tạo nghiệp vô minh. Chỉ có trí huệ rõ biết hết thảy những vô thường sinh tử luân hồi, để từ đó xa lìa sự đắm nhiễm tâm trần nơi cõi thế. Và giúp cho hành giả tu tập tìm về sự giải thoát khỏi mọi sự phiền não, khổ đau của kiếp sống vô thường.
17/07/2018(Xem: 5329)
Ông Thắng và bà Loan cưới nhau đã được bốn mươi năm. Năm nay ông được bảy mươi hai tuổi và bà Loan được bảy mươi. Thời thanh xuân ông bà đã trải qua với nhau một mối tình thơ mộng, đã tranh đấu chết sống với gia đình hai bên để vượt qua vấn đề môn đăng hộ đối. Cuối cùng được sự nhượng bộ của gia đình, một đám cưới tươm tất đã được diễn ra trong niềm hân hoan tột cùng của cô dâu, chú rể.
17/07/2018(Xem: 6003)
PERRIS, California (VB) – Chùa Hương Sen hôm cuối tuần Thứ Bảy ngày 14/07/2018 đã nhận một món quà tặng quý giá: 120 thùng sách Phật học. Đó là toàn bộ thư viện Phật học của Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả lưu giữ trong nhiều thập niên tu học, hoạt động.
16/07/2018(Xem: 6144)
Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ đều biết có bốn pháp niệm Phật tiêu biểu là: Thực Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật và Trì Danh Niệm Phật. Trong bốn pháp quán này, Trì Danh Niệm Phật thường được số đông hành giả chọn để hành trì vì phương thức tương đối đơn giản hơn. Đây cũng chỉ là quan điểm của đại chúng. Phật thuyết nhất âm, chúng sanh tùy loài giải. Pháp như thế, Phật chỉ dạy như thế, chúng sanh tùy căn cơ mà hành, mà giải.
14/07/2018(Xem: 8825)
Sau 2 năm hoạt động độc lập, LAN vẫn tiếp tục thực hiện nhiều chương trình Phật pháp, cùng với đó là quỹ cộng đồng ý nghĩa mang tên Phụng Sự - Đóng góp xây dựng Chùa, tạc tượng và giúp người nghèo khó. Được lời mời từ Mỹ vào tháng 7/2017 vừa qua LAN đã đi qua các tiểu bang CA, Virginia, Marry Land, Philadelphia, Indianapolis..vv để thực hiện phim tư liệu cho các Chùa cùng phóng sự về khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 7 ở San Diego
13/07/2018(Xem: 7518)
Sống ở đời người ta hay xem trọng sắc diện, dáng vẻ bề ngoài. Thói thường người phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc sang trọng, hay một nam tử tốt tướng "đẹp trai" diện đúng mốt thời trang... vẫn thu hút được sự chú ý của người xung quanh; ngược lại người có nét mặt buồn rầu u tối, ăn mặc xốc xếch... đi đến đâu cũng thường hay chịu thiệt thòi, dù không bị dè bỉu khinh thường ra mặt nhưng họ không được mọi người thực tâm ưu ái dành cho một chỗ đứng trang trọng, ngay trong giây phút gặp gỡ đầu tiên.
12/07/2018(Xem: 4651)
Vách tường được kết hợp từ hồ vữa, gạch, sơn... có vô tri vô giác, vô hồn vô cảm hay không thì không dám khẳng định, phán bừa nói ẩu. Chỉ dám nói chắc nịch một điều là nó cũng có... Duyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]