Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Cư sĩ Rob Nairn, vị Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia, Giáo sư Phật học Uyên thâm

29/11/202015:32(Xem: 4628)
Đôi nét về Cư sĩ Rob Nairn, vị Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia, Giáo sư Phật học Uyên thâm

Đôi nét về Cư sĩ Rob Nairn, vị Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia,
Giáo sư Phật học Uyên thâm

 Cư sĩ Rob Nairn 01

Cư sĩ Rob Nairn, vị Luật sư, Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia, Giáo sư Phật học uyên thâm, tác giả, nhà nghiên cứu dân số. Ông sinh ra và lớn lên tại Rhodesia. Ông là môn đồ của Phật giáo Kim Cương Thừa Mật tông Tây Tạng, thuộc dòng truyền thừa Karma Kagyu.

 

Cư sĩ Rob Nairn, người đại diện cho Hòa thượng Tiến sĩ Akong Rinpoche tại Châu Phi (Chöje Akong Tulku Rinpoche,1939-2013, người sáng lập Tu viện Samye Ling Scotland), với trách nhiệm giảng dạy 11 Trung tâm Phật học tại bốn quốc gia Châu Phi. Mục tiêu của ông là giảng dạy thiền và Phật giáo Tây Tạng cho tất cả những ai yêu mến đạo Phật, cũng như ở cấp độ đại học và hậu đại học ở các quốc gia như Vương quốc Anh, Ireland, Châu Phi và Hoa Kỳ thông qua các trường Đại học và các Trung tâm Phật học.

 

Sự kết hợp độc đáo giữa đào tạo và kinh nghiệm về luật học, tâm lý học, logic học cũng như hướng dẫn bởi các vị Thiền sư lỗi lạc, cho phép ông giảng giải các khái niệm truyền thống Phật giáo từ góc độ tâm lý học phương Tây.

 Cư sĩ Rob Nairn 2

Giáo dục Học thuật và Nghiệp vụ Pháp luật

 (Academic education and legal career)

 

Tốt nghiệp Đại học Rhodesia, Cộng hòa Zimbabwe với bằng Cử nhân (Hons), (Luân Đôn), Cư sĩ Rob Nairn đã được nhận Học bổng Khối thịnh vượng chung (CSC) cho các nghiên cứu sinh hậu đại học tại Vương quốc Anh, và tiếp tục học chuyên ngành Tội phạm học, Tâm lý học và Luật học tại Đại học King's College London (KCL), và nhận bằng tốt nghiệp sau đại học ngành Tội Phạm Học từ Đại học Edinburgh, một trong những trường đại học cổ đại của Scotland. Sau đó, ông trở về quê hương Cộng hòa Rhodesia để trở thành vị Luật sư biện hộ cho Tòa án Nhân dân Tối cao của quốc gia này.

 

Năm 21 tuổi, Cư sĩ Rob Nairn đã được bổ nhiệm làm Thẩm phán, lúc bấy giờ cho thấy tiền lệ chưa từng có vị Luật sư, Thẩm phán trẻ tuổi nhất tại Rhodesia. Ông tiếp tục trở thành vị trợ lý đắc lực, Thư ký riêng cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa Rhodesia, và là giảng viên cao cấp về Luật và Giáo sư Luật học, chuyên ngành Tội phạm học tại Rhodesia.

 

Chuyển đến Nam Phi, Cư sĩ Rob Nairn trở thành giảng viên cao cấp, Giáo sư ngành Luật học tại Đại học Cape Town, sau đó là Giáo sư ngành Luật học, Tội phạm học đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm và Điều tra Tội phạm tại cùng một cơ sở.

 

Năm 1979, Cư sĩ Rob Nairn xuất bản một bài báo "To Read or Not to Read, Aspects of Prisoners' Rights" (Nghiên cứu hoặc không nghiên cứu, các khía cạnh Quyền của Tù nhân), trong đó vạch trần sự bất hợp pháp trong luật pháp quốc tế đối với pháp luật ở Nam Phi, cho phép các quan chức nhà tù từ chối đọc tài liệu tù nhân. Bài báo này đã được báo chí Hoa Kỳ săn đón, khiến Chính phủ phân biệt chủng tộc phải bối rối. Kết quả là Cư sĩ Rob Nairn bị cấm vào các nhà tù ở Nam Phi, và tách ông ra khỏi nghiên cứu chuyên ngành của mình.

 Cư sĩ Rob Nairn 1

Với tư cách là vị giáo sư Luật học, và từng là Thẩm phán cũng như công tác tại cơ quan Bộ Tư pháp, Cư sĩ Rob Nairn thường nhắc nhở về quyền căn bản của  con người: “Quyền đối với dữ liệu cá nhân (the right to personal data, hay quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân/quyền về sự riêng tư với dữ liệu cá nhân) là một phần cốt yếu của quyền về sự riêng tư (the right to privacy) của con người. Quyền về sự riêng tư là một quyền con người cơ bản, có tầm quan trọng thiết yếu để bảo đảm sự tự chủ và bảo vệ phẩm giá của con người.

 

Quyền này giúp mỗi cá nhân tạo lập và kiểm soát ranh giới chính đáng với những người khác, từ đó bảo vệ bản thân trước những sự can thiệp tùy tiện trong cuộc sống, đồng thời cho phép mỗi cá nhân xác định mình là ai và cách thức mà bản thân muốn tương tác với thế giới xung quanh. Đối với xã hội, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi thành viên cũng chính là tạo lập và bảo vệ nền tảng của đời sống cộng đồng. Một cộng đồng không thể tồn tại nếu các thành viên của nó không được bảo vệ khỏi những hình thức lạm dụng. Theo nghĩa đó, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi cá nhân góp phần bảo đảm tính dân chủ, văn minh và sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội. Vì thế, quyền về sự riêng tư ngày nayđã trở thành một trong những vấn đề nhân quyền quan trọng.”

 

Con đường Phật giáo

(Buddhist path)

 

Sau khi Đức Akong Tulku Rinpoche (1939-2013) viên tịch, Cư sĩ Rob Nairn chịu trách nhiệm quản lý điều hành và giảng dạy 11 Trung tâm Phật học ở Nam Phi và ba quốc gia châu Phi khác.

 

Sau giữa thế kỷ 20, những thập niên 1960, đầu tiên Cư sĩ Rob Nairn tiếp cận với Phật giáo Thượng tọa bộ (theravādins), ông đã tu tập theo truyền thống này trong khoảng 10 năm. Ông nghiên cứu triết học tâm lý học và logic học Phật giáo, đồng thời trau dồi kiến thức và trải nghiệm thực hành thiền định dưới sự hướng dẫn của các vị giáo thụ ở Ấn Độ, Vương quốc Anh, Châu Phi và Scotland, bao gồm cư sĩ Joseph Goldstein, một trong những thiền sư Minh Sát Tuệ (Vipassana) đầu tiên của Mỹ, đồng sáng lập trung tâm thiền Insight Meditation Society, Hòa thượng Khun Sobhana, Dhammasuddhi, Thái Lan, và Ni trưởng Ayya Khema (1923-1997).

 

Tại Tu viện Kagyu Samyé Ling, một tu viện của Phật Giáo Tây Tạng có sự liên hệ với trường Kagyu toạ lạc tại thành phố Eskdalemuir gần Langholm, Scotland. (Scotland là một nước tại phía tây bắc của Âu Châu, chung một biên giới về phía nam với nước Anh), với những năm tháng ngày dài miệt mài nghiên cứu Phật học chính thức của ông, bao gồm nhiều khía cạnh như lịch sử Phật giáo, triết học, tâm lý học và logic. . . nơi các vị Đạo sư hướng dẫn như các vị Lama Khentin Tai Situpa, Lama Thrangu Rinpoche, Lama Tiến sĩ Akong Tulku Rinpoche, Lama Yeshe Rinpoche, Lama Ganga và Ken Holmes.

 

Năm 1969, Cư sĩ Rob Nairn đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn cách tu tập thiền định và giảng dạy Phật học. Năm 1979, ông được Đức Gyalwa Karmapa thứ 16 hướng dẫn tu tập thiền tuệ. Với sở học Phật pháp uyên thâm, kinh nghiệm tu tập thiền định thâm niên, Cư sĩ Rob Nairn đã dành phần lớn thời gian của mình để giảng dạy và tổ chức các khóa tu ở Nam Phi và các quốc gia Vương quốc Anh, Ireland, Iceland, Hoa Kỳ, Ý, Hà Lan và Đức.

 

Những năm sau đó, từ những thập niên 1989 đến 1993, ông tham gia một khóa tu nhập thất cổ truyền độc cư tại Tu viện Kagyu Samyé Ling, một tu viện của Phật Giáo Tây Tạng có sự liên hệ với trường Kagyu toạ lạc tại thành phố Eskdalemuir gần Langholm, Scotland, dưới sự hướng dẫn của các vị Lạt Ma, nơi ông học và thực hành các phương pháp thiền cổ truyền của Tây Tạng thuộc truyền thống Đại Thủ ấn, tông phái Karma Kagyu.

 Cư sĩ Rob Nairn 3

Các tác phẩm đã xuất bản:

 

- Living, Dreaming, Dying, ISBN 0-9584348-9-1

 

- Diamond Mind, ISBN 0-9584166-3-X

 

- Tranquil Mind, ISBN 0-9585057-1-3 (translated into Afrikaans as 'n Stil Gemoed, ISBN 0-9584166-2-1). This book has also been translated into German, Italian, Shona, Spanish, Czech, Dutch and Portuguese.

 

- What Is Meditation?, ISBN 1-57062-715-0

 

- Pfungwa Dzakagadzikana, translation of Tranquil Mind in Shona, the first Buddhist book published in an African language - not for sale but free for distribution. More information on the Kairon Press site

 

- From Mindfulness to Insight (2019) ISBN 978-1-61180-679-3

 

DVDs:

 

- Psychology of Buddhism, ISBN 0-9585057-4-8

 

- Psychology of meditation, ISBN 0-9585057-3-X

 

Lip video:

 

Rob Nairn: Thoughts, Thinking, Engagement

https://www.youtube.com/watch?v=iwk_lCnqv98&feature=emb_logo

 

The Importance of Insight with Rob Nairn - Episode 1

https://www.youtube.com/watch?v=u0k87fVfyzY

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Kagyu Samye Dzong Randburg)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 6343)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 5191)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 7862)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 7434)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 9118)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 4917)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 5276)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 6894)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 8072)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 7368)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567