Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chín năm Xây dựng Phương tiện Truyền thông Xã hội, BuddhaZine Truyền Cảm hứng & Hòa nhập

26/11/202019:10(Xem: 5422)
Chín năm Xây dựng Phương tiện Truyền thông Xã hội, BuddhaZine Truyền Cảm hứng & Hòa nhập

Chín năm Xây dựng Phương tiện Truyền thông Xã hội,
BuddhaZine Truyền Cảm hứng & Hòa nhập

(Sembilan Tahun BuddhaZine Membangun Media Sosial Buddhis yang Inklusif dan Inspiratif)

 9th-BUDDHAZINE

Chín năm về trước, trang báo điện tử Phật giáo Indonesia “BuddhaZine” đã cùng nhịp bước với thời đại của thế giới thông tin truyền thống với sự tiến bộ của công nghệ internet.

 

Sự hiện diện của “BuddhaZine” như một phương tiện truyền thông Phật giáo trực tuyến, phù hợp với sự phát triển của công nghệ truyền thông hiện đại, bước sang thiên niên kỷ mới này đã quen thuộc với thế hệ trẻ thanh thiếu niên, và đã được sự hoan nghênh đón nhận của cộng đồng Phật giáo và cư dân mạng, trên hành trình khiến “BuddhaZine” trở thành một tổ chức truyền thông quan trọng, và phát triển “Phật pháp với Nhân sinh” (Buddha Dharma, 佛法與人生), trong cộng đồng trên đất nước vạn đảo này.

 

Một tầm nhìn trí tuệ và chiến lược do Cư sĩ Sutar Soemitro, người Indonesia đã sáng lập trang báo điện tử Phật giáo trực tuyến, hiện nay đã khiến “BuddhaZine” trở thành một tổ chức rất quan trọng trong chia sẻ giáo lý từ bi trí tuệ của Đức Phật, được nhiều nhóm khác nhau bên ngoài cộng đồng Phật giáo công nhận và tham khảo. 

 

Điều này cần được các giới khác nhau quan tâm, tầm quan trọng của vai trò và chức năng của các phương tiện truyền thông đại chúng, với tư cách là tác nhân của sự chuyển hóa xã hội, mang lại sự tiến bộ của xã hội, coi rằng truyền thông đại chúng giống như không khí hoặc ôxy, cho sự phát triển trong cuộc sống cộng đồng lành mạnh và tiên tiến.

 

“BuddhaZine”không chỉ thể hiện sự hiện diện của mình như một phương tiện truyền thông xã hội Phật giáo thân thiện, hòa nhập và truyền cảm hứng, mà còn giúp tạo ra không gian văn hóa đời sống Phật giáo.

 

Báo cáo về các truyền thống và văn hóa Phật giáo khác nhau ở các vùng khác nhau, đồng thời nêu lên các khía cạnh lịch sử về sự tồn tại của giáo pháp Đức Phật và các cộng đồng Phật giáo, ngày càng hứa hẹn sự phục hưng và huy hoàng của sự phát triển Phật giáo tại quốc gia vạn đảo này.

 

Giữa những tiến bộ của công nghệ truyền thông thông tin đại chúng, và với cách đưa tin khách quan của mình, “BuddhaZine” luôn giữ các nguyên tắc đã trở thành tiêu chuẩn báo chí.

 

Các biên tập viên, phóng viên với phong cách tự do và trí tuệ, mà không bị bất kỳ ai từ bên ngoài can thiệp, trong quá trình làm việc, họ luôn xác nhận và xác minh nội dung tin tức của mình, tham khảo công thức 5W-1H (một trong những nguyên tắc tối ưu nhất trong trình bày nội dung một cách rõ ràng) và do đó làm cho “BuddhaZine” đóng vai trò khai sáng để mọi người tạo ra kiến thức kỹ thuật số, có khả năng ngăn chặn những ngôn từ khiếm nhã, như kích động hận thù và những trò lừa bịp.

 

“BuddhaZine” mang sứ mệnh hoằng dương chính pháp Phật đà, như một hình thức phấn đấu trên hành trình giác ngộ, mang lại ánh sáng từ bi trí tuệ của Đức Phật thông qua truyền thông xã hội. Giáo dục mọi người về kiến thức Phật học trong tất cả các khía cạnh khác nhau, cùng với các loại và sự kiện của con người, và luôn luôn dựa trên lương tâm của con người.

 

Tin tức bao gồm hiện thân cốt lõi của giáo lý đạo Phật trong các nền văn hóa Phật giáo khác nhau, hoạt động của người dân ở nhiều góc độ khác nhau, cũng như kết nối các chính sách của Chính phủ với Nhân dân, những nhân vật đối với cộng đồng từ cơ sở, những người có sức sáng tạo và sức chịu đựng của riêng họ.

 

“BuddhaZine” được thành lập với tầm nhìn hy vọng rằng, trên hành của mình luôn nỗ lực tìm kiếm sức mạnh và truyền cảm hứng. Tiếp tục phấn đấu cho dù phải đối mặt với những khó khăn khác nhau, và sẽ tiếp tục cố gắng với mọi giới hạn, và thăng trầm bằng sự chân thành trong công việc. Tầm nhìn và niềm hy vọng này không bao giờ tắt nguội, mà phải tiếp tục không ngừng thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết.

 

“BuddhaZine” bắt đầu từ con số 0, chỉ có tinh thần có tầm nhìn và hy vọng, và chính tầm nhìn và hy vọng này là kho báu thuộc sở hữu của BBT và Cư sĩ Sutar Soemitro cho đến cuối đời và thậm chí còn trở thành nỗi ám ảnh của ông.

 

Tất nhiên chúng ta sẽ không lãng phí nó, để lấp đầy tầm nhìn này và không ngừng phấn đấu cho niềm hy vọng này. Tầm nhìn và hy vọng đó không gì khác hơn là niềm tin Phật pháp nhiệm mầu, không ngừng trong việc xây dựng tiến bộ cho một tương lai khai sáng! Chúc mừng Sinh nhật lần thứ 9 của “BuddhaZine”.

 

Tác giả: cư sĩ Jo Priastana, cựu giảng viên của ông tại Trường Phật học Nalanda (STAB), một trong những thành viên sáng lập trang BuddhaZine

 

Tác giả: cư sĩ Jo Priastana

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: BuddhaZine)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2013(Xem: 7798)
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc. Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
12/12/2013(Xem: 7519)
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.
11/12/2013(Xem: 23006)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 7205)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 23698)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19252)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19610)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24519)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 9568)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]