Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan, Afghanistan

23/11/202019:25(Xem: 4830)
Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan, Afghanistan

Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan, Afghanistan

(Buddhist Stupa Renovated in Afghanistan’s Parwan Province)

 Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan Afghaistan-1

Các quan chức Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan cho biết, đã hoàn thiện công việc trùng tu Bảo tháp Phật giáo lịch sử tại tỉnh Parwan, Afghaistan.

 

Theo dự đoán của các quan chức, Bảo Bảo tháp Phật giáo lịch sử 1.850 năm là một trong những di sản văn hóa ở miền trung Afghanistan và trong tương lai có thể thu hút hàng nghìn di khách.

 

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hàng chục di tích có từ thời Hoàng đế Kanishka, Đế quốc Quý Sương, (tức Đế quốc Kushan, vào khoảng thế kỷ thứ 1–3 là một cường quốc cổ đại tại Trung và Kanishka).

 

Bảo tháp cao 33 mét nêu trên tọa lạc ở phần phía nam của dãy núi Hindukusd – bên phải nam thành phố Charikar, trung tâm của tỉnh Parwan, Afghanistan.

 

Lịch sử của Bảo tháp Phật giáo bắt nguồn từ Pagram, là nơi mùa hè của Đế chế Kushans dưới thời trị vì của Hộ pháp vương kiệt xuất, Hoàng đế Phật tử Kanishka.

 

“Theo tiếng Phạn, Bảo tháp có nghĩa là Ngọn đồi” Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Parwan, Mohammad Rustam Rustamzada cho biết, “cấu trúc của các Bảo tháp Phật giáo giống như một ngọn đồi, và chúng có chóp tháp có hình tròn”.

 Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan Afghaistan-2

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra một ngôi già lam cổ tự Phật giáo cách Bảo tháp 20 mét.

 

Một quan chức trong Ban Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Parwan, Abdul Ghafar Raufi cho biết, “Trong căn phòng này, có 4 pho tượng. Ba trong số các pho tượng lớn có một pho tượng nhỏ. Cho đến nay chỉ có đôi chân của pho tượng này được phát hiện”.

 

Abdul Hamid, một nông dân ở tỉnh Parwan cho biết, anh ta đã canh tác những vùng đất xung quanh Bảo tháp Phật giáo cổ, nhưng anh ấy không biết rằng khu vực này từng là trung tâm của một vị Đế vương.

 

Abdul Hamid, anh nông dân nói: “Tôi đã già rồi, không có bất kỳ nguồn thu nhập nào khác hơn. Tôi hy vọng họ sẽ cung cấp tiền cho vùng đất của tôi”.

 

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Du lịch Saeeda Muzhgan Mustawawi cho biết, “Hàng năm chúng tôi tu bổ từ 40 đến 50 di tích lịch sử. Những địa điểm di tích văn hóa lịch sử nằm ở các tỉnh an toàn, thì mới thu hút du khách trong và ngoài nước, nhưng điểm ở chỗ các tỉnh không an toàn thì chúng tôi không thể tiếp cận được, và Bộ Thông tin và Văn hóa Du lịch tiến hành các hoạt động tu bổ”.

 

Hiện Bảo tháp Phật giáo này vẫn chưa mở cửa cho du khách thập phương hành hương chiêm bái.

 

Lip video:

 

بازسازی و مرمت سازی استوپۀ بوداییان در پروان

https://www.youtube.com/watch?v=EF2tLIBSrzc&feature=emb_logo

 

بازسازی و مرمت سازی استوپۀ بوداییان در پروان

https://www.youtube.com/watch?v=EF2tLIBSrzc

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: TOLOnews)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2011(Xem: 7646)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
06/01/2011(Xem: 9700)
Cũng trên đường Bolsa, nơi cù lao phân chia đại lộ thành hai chiều xe qua lại, người ta trồng một số cây cảnh và sắp một vài tảng đá tạo thành một hòn giả sơn nho nhỏ. Ngay chỗ đó, khách qua lại vẫn thường trông thấy một nhà sư ôm bình bát đứng yên. Đầu đội trời, chân đạp đất. Trời nắng chang chang những ngày vào hạ. Trong các văn phòng, và trên xe, mọi người đều mở máy lạnh. Riêng một nhà sư tuổi trẻ, trang nghiêm đứng ôm bình bát, mắt nhắm lim dim, dáng thẳng, bất động, như một pho tượng.
06/01/2011(Xem: 16196)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
06/01/2011(Xem: 9726)
Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn Độ rất hiền hậu, không thích gây hấn, và rất dễ chung sống hòa bình với người khác. Nhìn Đạo Phật, thấy luôn, đó là những người mang tính hòa giải rất cao. Phật tử không chỉ hòa giải với người khác mà họ còn hòa giải với từng con vật bé nhỏ. Họ không sát sinh, như thể sợ rằng, mình ăn thịt chúng, rồi không thoát được kiếp luân hồi sinh tử, đến một ngày nào lại phải trở thành một con vật nào đó, để cho con vật đã từng bị mình ăn thịt ăn lại.
06/01/2011(Xem: 7118)
Hầu như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh phúc đích thực. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
05/01/2011(Xem: 6811)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn thường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh. Có một chàng trai nọ trong lúc đau khổ mới tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: "Thưa sư phụ, có những lúc con cảm thấy cuộc sống và mọi người muốn nhận chìm con, vậy khi đối diện như thế con phải làm gì ạ?
05/01/2011(Xem: 37077)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52732)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 9555)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
03/01/2011(Xem: 19662)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]