Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu gọi Hành động Khẩn cấp về Khí hậu

17/11/202020:55(Xem: 4544)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu gọi Hành động Khẩn cấp về Khí hậu

Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu gọi Hành động Khẩn cấp về Khí hậu

(Dalai Lama calls for urgent climate action)

 Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, hãy hành động khẩn cấp với các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu, cảnh báo về các loài và hệ sinh thái đang biến mất nhanh chóng khỏi Trái Đất, với hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người và hủy hoại hành tinh, bao gồm cả quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.

 

Như việc biến đổi khí hậu toàn cầu, các dự án công nghiệp như khai thác mỏ, xây đập và nạn phá rừng, đang dẫn đến việc sông băng ở cao nguyên Tây Tạng tan chảy với tốc độ nhanh hơn, khiến cho trái đất càng thêm nóng nhanh hơn nữa.

 

Trước khi Trung cộng chiếm đóng, quốc gia Phật giáo Mật tông Tây Tạng hầu như không có quá trình công nghiệp hóa, đắp đập, khơi thông đất ngập nước, đánh bắt cá và săn bắn động vật hoang dã. Cao nguyên Tây Tạng dãy Hy Mã Lạp sơn không có rào cản, những cánh đồng cỏ xanh mướt bạt ngàn, hệ sinh thái còn nguyên vẹn, khí hậu lạnh giá có thể giữ một lượng carbon hữu cơ khổng lồ trong đất.

 

Trung Quốc hiện đã di chuyển hàng triệu người dân du mục Tây Tạng từ đồng cỏ xanh truyền thống của họ đến các khu định cư đô thị, mở ra vùng đất khai thác tài nguyên và chấm dứt các hoạt động nông nghiệp truyền thống, đã duy trì và bảo vệ môi trường Tây Tạng trong nhiều thế kỷ.

 

Cao nguyên Tây Tạng (The Tibetan Plateau)- vùng đất của những khối băng khổng lồ, của hồ Alpine hùng vĩ và của những dòng thác êm đềm nơi bắt nguồn của những dòng nước dồi dào và là nơi bắt đầu của rất nhiều con sông lớn ở Châu Á, trong đó có cả sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Kông, sông Brahmaputra, sông Salween và sông Sutlej.

 

Theo thống kê, hơn một nửa dân số thế giới đang sống ở lưu vực những con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây đều cho thấy những thách thức chủ yếu đối với chất lượng và số lượng nước sạch của Tây Tạng là do các hoạt động công nghiệp gây ra. Nạn chặt phá rừng dẫn đến tình trạng xói mòn và lắng bùn ở quy mô lớn. Đào mỏ, sản xuất và những hoạt động của con người cũng gây ra ô nhiễm nước và không khí ở Tây Tạng. Đây là những yếu tố báo trước tình trạng khan hiếm nước sẽ xảy ra trong tương lai và càng làm tăng thêm sự bất ổn của cả khu vực.

 

Bên cạnh đó, khí hậu ở Tây Tạng đang ngày càng ấm lên, điều này làm các cho các khối băng ở đây đang giảm xuống với một tốc độ nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Sự tan chảy và bay hơi nhanh ở nơi vốn được xem là “kho nước” lớn thứ 3 trên thế giới (chỉ kém hơn ở 2 đầu cực), càng làm tăng thêm mức độ lo ngại sự khan hiếm nước trong tương lai. Tài nguyên nước của Tây Tạng  đang dần trở thành một yếu tố chiến lược quan trọng về chính trị và văn hóa của Trung Quốc.

 

Như một lời kêu gọi hành động, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xuất bản một cuốn sách mới, tuyên bố rằng nếu Đức Phật thị hiện xuống hành tinh này, “Buddha would be green” (Đức Phật Cao quý tràn đầy sức sống màu xanh tươi).

 

Trong một cuộc phỏng vấn với Channel 4 News và Guardian, vị Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu từ thành phố Dharamsala của Ấn Độ, nơi Ngài đã tỵ nạn trong sáu thập kỷ. Ngài cảnh báo rằng, “sự nóng lên toàn cầu có thể đạt đến mức độ khiến các con sông sẽ khô cạn”“cuối cùng Tây Tạng sẽ trở thành giống như Afghanistan", với những hậu quả khủng khiếp đối với ít nhất một tỷ người sống phụ thuộc vào nước từ cao nguyên Tây Tạng “Tiên cảnh nhân gian”“Nóc nhà thế giới”.

                                                                         

Tây Tạng nằm ở khu vực nối liền giữa vùng Tây Nam và vùng Tây Bắc của Việt Nam, là bộ phận chủ thể của cao nguyên Thanh Tạng, là khu vực cao nhất thế giới so với mực nước biển, đã từng được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới""cực thứ ba của trái đất". Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng khu vực cao nhất thế giới. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Điểm cao nhất của dãy núi này là Everest, nằm trên biên giới với Nepal. Cao nguyên Tây Tạng có trữ lượng băng nước lớn thứ ba trên thế giới và là nguồn của nhiều con sông ở châu Á. Khí hậu Tây Tạng cũng tạo ra và điều hòa mưa gió mùa trên khắp châu Á.

 

Đối với nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, nước của Tây Tạng là một nguồn tài nguyên khác cần được khai thác, cho năng lượng thủy điện, chuyển hướng cung cấp cho người dân ở những nơi khái tại Trung Quốc, đóng chai như một sản phẩm tiêu dùng, và thậm chí là một nguồn ảnh hưởng chiến lược đối với các quốc gia ở hạ nguồn phụ thuộc vào nước từ sông ngòi cao nguyên Tây Tạng.

 

Đắp đập đã đã có hoặc sẽ sớm xảy ra trên mọi con sống lớn ở Tây Tạng. Những con đập này làm thay đổi dòng chảy của nước, tạo ra các hồ mới, làm xáo trộn hệ sinh thái địa phương và có những tác động đáng kể đến hạ lưu, bao gồm việc ngăn dòng chảy của phù sa, khiến đất nông nghiệp trở nên mầu mỡ. Các con đập và cơ sở hạ tầng như những con đường mới có thể buộc người dân Tây Tạng rời khỏi đất đai của họ.

 

Trong một dự án kỹ thuật lớn, thậm chí Trung Quốc còn có kế hoạch chuyển nước từ Tây Tạng để nuôi sống 300 triệu công dân của mình.

 

Vị Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma 85 tuổi, được các Phật giáo đồ Tây Tạng coi Ngài là biểu hiện trên trần thế của một đấng Giác ngộ đã chọn tái sinh để giúp chúng sinh vơi bớt những nỗi khổ niềm đau bằng từ bi tâm.

 

Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình nông dân. Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là "Lhamo Dhondup". Ngài được thừa nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, hiện thân của từ bi tâm. Những ngày  này, Ngài đang sử dụng Zoom để giao tiếp với mọi người trên toàn cầu, không thể đi du lịch hoặc mời du khách bởi đại dịch Vũ Hán (Covid-19).

 

Kể từ năm 2011, khi Ngài chuyển giao quyền lực chính trị của mình cho Vị lãnh đạo được bầu, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mô tả mình là đã về hưu. Ngài đã nghỉ hưu từ quyền lực chính trị và lãnh đạo các cuộc đấu tranh đòi tự do cho người Tây Tạng thoát khỏi ách nô lệ của nhà cầm quyền độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc, và hiện hệ sinh thái là thứ “tối quan trọng” đối với Ngài.

 

Trong tuần, các cuộc đàm phán tăng cường về khí hậu của Liên hợp quốc 2021 (Cop26 UN) đã được khởi động cho năm 2021 ở Glasgow, Vương quốc Anh để giúp các nhà đàm phán bắt kịp xu hướng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, các nhà lãnh đạo thế giới đặt nhiều kỳ vọng, và muốn họ hành động theo Thỏa thuận Pari về chống biến đổi khí hậu.

 

Tây Tạng đang kêu gọi sự công nhận của quốc tế về tự do cho Tây Tạng tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra tại thành phố Glasgow, Scotland vào tháng 11-2021.

 

Giúp chúng tôi đảm bảo một vị trí cho Tây Tạng tại COP26. Hãy ký tên vào bản kiến nghị của chúng tôi vào mùa thu, chúng tôi sẽ gửi chữ ký về Các Vấn đề Môi trường của quý vị tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của các quốc gia tham gia.

 

Người dân Tây Tạng xứng đáng được đại diện và có tiếng nói trong môi trường của chính họ.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Liên Hợp Quốc nên đóng vai trò tích cực hơn trong lĩnh vực này. Khi được hỏi liệu các nhà lãnh đạo thế giới có đang thất bại hay không, Ngài nói: “Các nước đại cường quốc nên quan tâm nhiều hơn đến sinh thái. Tôi hy vọng quý vị thấy các nước đại cường quốc đã chi rất nhiều tiền cho vũ khí, hoặc chiến tranh thay vì để chuyển tài nguyên của họ sang việc bảo tồn khí hậu”.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, nếu bây giờ Ngài tham gia một đảng chính trị, “Tôi sẽ tham gia đảng Xanh. Ý tưởng của họ rất hay”.

 

Ngài rất ủng hộ việc trồng cây, phủ xanh quy mô lớn để giúp cải thiện biến đổi khí hậu.

 

Những lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho những người còn lại trong chúng ta đang sống qua đại dịch Virus corona, thực tế tương tự, ghi nhận một học giả Ấn Độ giấu tên với ý tưởng rằng “Nếu có cách để vượt qua ‘Virus corona’, thì chẳng cần phải lo lắng. Nếu không có cách khắc phục thì lo lắng quá cũng chẳng có ích gì!”

 

Những thay đổi môi trường do đại dịch Virus corona gây ra lần đầu tiên được nhìn thấy từ không gian. Sau đó, khi căn bệnh và sự bế tắc lây lan, chúng có thể được cảm nhận trên không trung, không khí trong phổi và thậm chí cả mặt đất dưới chân chúng ta.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn:  Buddhist Times News)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 12957)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 7800)
Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua. Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.
02/09/2010(Xem: 8014)
Phiêu linh bao kiếp luân hồi - Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau - Mịt mùng tăm tối lạc nhau- Mang mang sáu cõi lao đao kiếm tìm
30/08/2010(Xem: 10413)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10688)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 9984)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 7999)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 62599)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7231)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10493)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]