Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu gọi Hành động Khẩn cấp về Khí hậu

17/11/202020:55(Xem: 3108)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu gọi Hành động Khẩn cấp về Khí hậu

Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu gọi Hành động Khẩn cấp về Khí hậu

(Dalai Lama calls for urgent climate action)

 Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, hãy hành động khẩn cấp với các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu, cảnh báo về các loài và hệ sinh thái đang biến mất nhanh chóng khỏi Trái Đất, với hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người và hủy hoại hành tinh, bao gồm cả quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.

 

Như việc biến đổi khí hậu toàn cầu, các dự án công nghiệp như khai thác mỏ, xây đập và nạn phá rừng, đang dẫn đến việc sông băng ở cao nguyên Tây Tạng tan chảy với tốc độ nhanh hơn, khiến cho trái đất càng thêm nóng nhanh hơn nữa.

 

Trước khi Trung cộng chiếm đóng, quốc gia Phật giáo Mật tông Tây Tạng hầu như không có quá trình công nghiệp hóa, đắp đập, khơi thông đất ngập nước, đánh bắt cá và săn bắn động vật hoang dã. Cao nguyên Tây Tạng dãy Hy Mã Lạp sơn không có rào cản, những cánh đồng cỏ xanh mướt bạt ngàn, hệ sinh thái còn nguyên vẹn, khí hậu lạnh giá có thể giữ một lượng carbon hữu cơ khổng lồ trong đất.

 

Trung Quốc hiện đã di chuyển hàng triệu người dân du mục Tây Tạng từ đồng cỏ xanh truyền thống của họ đến các khu định cư đô thị, mở ra vùng đất khai thác tài nguyên và chấm dứt các hoạt động nông nghiệp truyền thống, đã duy trì và bảo vệ môi trường Tây Tạng trong nhiều thế kỷ.

 

Cao nguyên Tây Tạng (The Tibetan Plateau)- vùng đất của những khối băng khổng lồ, của hồ Alpine hùng vĩ và của những dòng thác êm đềm nơi bắt nguồn của những dòng nước dồi dào và là nơi bắt đầu của rất nhiều con sông lớn ở Châu Á, trong đó có cả sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Kông, sông Brahmaputra, sông Salween và sông Sutlej.

 

Theo thống kê, hơn một nửa dân số thế giới đang sống ở lưu vực những con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây đều cho thấy những thách thức chủ yếu đối với chất lượng và số lượng nước sạch của Tây Tạng là do các hoạt động công nghiệp gây ra. Nạn chặt phá rừng dẫn đến tình trạng xói mòn và lắng bùn ở quy mô lớn. Đào mỏ, sản xuất và những hoạt động của con người cũng gây ra ô nhiễm nước và không khí ở Tây Tạng. Đây là những yếu tố báo trước tình trạng khan hiếm nước sẽ xảy ra trong tương lai và càng làm tăng thêm sự bất ổn của cả khu vực.

 

Bên cạnh đó, khí hậu ở Tây Tạng đang ngày càng ấm lên, điều này làm các cho các khối băng ở đây đang giảm xuống với một tốc độ nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Sự tan chảy và bay hơi nhanh ở nơi vốn được xem là “kho nước” lớn thứ 3 trên thế giới (chỉ kém hơn ở 2 đầu cực), càng làm tăng thêm mức độ lo ngại sự khan hiếm nước trong tương lai. Tài nguyên nước của Tây Tạng  đang dần trở thành một yếu tố chiến lược quan trọng về chính trị và văn hóa của Trung Quốc.

 

Như một lời kêu gọi hành động, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xuất bản một cuốn sách mới, tuyên bố rằng nếu Đức Phật thị hiện xuống hành tinh này, “Buddha would be green” (Đức Phật Cao quý tràn đầy sức sống màu xanh tươi).

 

Trong một cuộc phỏng vấn với Channel 4 News và Guardian, vị Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu từ thành phố Dharamsala của Ấn Độ, nơi Ngài đã tỵ nạn trong sáu thập kỷ. Ngài cảnh báo rằng, “sự nóng lên toàn cầu có thể đạt đến mức độ khiến các con sông sẽ khô cạn”“cuối cùng Tây Tạng sẽ trở thành giống như Afghanistan", với những hậu quả khủng khiếp đối với ít nhất một tỷ người sống phụ thuộc vào nước từ cao nguyên Tây Tạng “Tiên cảnh nhân gian”“Nóc nhà thế giới”.

                                                                         

Tây Tạng nằm ở khu vực nối liền giữa vùng Tây Nam và vùng Tây Bắc của Việt Nam, là bộ phận chủ thể của cao nguyên Thanh Tạng, là khu vực cao nhất thế giới so với mực nước biển, đã từng được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới""cực thứ ba của trái đất". Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng khu vực cao nhất thế giới. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Điểm cao nhất của dãy núi này là Everest, nằm trên biên giới với Nepal. Cao nguyên Tây Tạng có trữ lượng băng nước lớn thứ ba trên thế giới và là nguồn của nhiều con sông ở châu Á. Khí hậu Tây Tạng cũng tạo ra và điều hòa mưa gió mùa trên khắp châu Á.

 

Đối với nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, nước của Tây Tạng là một nguồn tài nguyên khác cần được khai thác, cho năng lượng thủy điện, chuyển hướng cung cấp cho người dân ở những nơi khái tại Trung Quốc, đóng chai như một sản phẩm tiêu dùng, và thậm chí là một nguồn ảnh hưởng chiến lược đối với các quốc gia ở hạ nguồn phụ thuộc vào nước từ sông ngòi cao nguyên Tây Tạng.

 

Đắp đập đã đã có hoặc sẽ sớm xảy ra trên mọi con sống lớn ở Tây Tạng. Những con đập này làm thay đổi dòng chảy của nước, tạo ra các hồ mới, làm xáo trộn hệ sinh thái địa phương và có những tác động đáng kể đến hạ lưu, bao gồm việc ngăn dòng chảy của phù sa, khiến đất nông nghiệp trở nên mầu mỡ. Các con đập và cơ sở hạ tầng như những con đường mới có thể buộc người dân Tây Tạng rời khỏi đất đai của họ.

 

Trong một dự án kỹ thuật lớn, thậm chí Trung Quốc còn có kế hoạch chuyển nước từ Tây Tạng để nuôi sống 300 triệu công dân của mình.

 

Vị Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma 85 tuổi, được các Phật giáo đồ Tây Tạng coi Ngài là biểu hiện trên trần thế của một đấng Giác ngộ đã chọn tái sinh để giúp chúng sinh vơi bớt những nỗi khổ niềm đau bằng từ bi tâm.

 

Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình nông dân. Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là "Lhamo Dhondup". Ngài được thừa nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, hiện thân của từ bi tâm. Những ngày  này, Ngài đang sử dụng Zoom để giao tiếp với mọi người trên toàn cầu, không thể đi du lịch hoặc mời du khách bởi đại dịch Vũ Hán (Covid-19).

 

Kể từ năm 2011, khi Ngài chuyển giao quyền lực chính trị của mình cho Vị lãnh đạo được bầu, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mô tả mình là đã về hưu. Ngài đã nghỉ hưu từ quyền lực chính trị và lãnh đạo các cuộc đấu tranh đòi tự do cho người Tây Tạng thoát khỏi ách nô lệ của nhà cầm quyền độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc, và hiện hệ sinh thái là thứ “tối quan trọng” đối với Ngài.

 

Trong tuần, các cuộc đàm phán tăng cường về khí hậu của Liên hợp quốc 2021 (Cop26 UN) đã được khởi động cho năm 2021 ở Glasgow, Vương quốc Anh để giúp các nhà đàm phán bắt kịp xu hướng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, các nhà lãnh đạo thế giới đặt nhiều kỳ vọng, và muốn họ hành động theo Thỏa thuận Pari về chống biến đổi khí hậu.

 

Tây Tạng đang kêu gọi sự công nhận của quốc tế về tự do cho Tây Tạng tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra tại thành phố Glasgow, Scotland vào tháng 11-2021.

 

Giúp chúng tôi đảm bảo một vị trí cho Tây Tạng tại COP26. Hãy ký tên vào bản kiến nghị của chúng tôi vào mùa thu, chúng tôi sẽ gửi chữ ký về Các Vấn đề Môi trường của quý vị tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của các quốc gia tham gia.

 

Người dân Tây Tạng xứng đáng được đại diện và có tiếng nói trong môi trường của chính họ.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Liên Hợp Quốc nên đóng vai trò tích cực hơn trong lĩnh vực này. Khi được hỏi liệu các nhà lãnh đạo thế giới có đang thất bại hay không, Ngài nói: “Các nước đại cường quốc nên quan tâm nhiều hơn đến sinh thái. Tôi hy vọng quý vị thấy các nước đại cường quốc đã chi rất nhiều tiền cho vũ khí, hoặc chiến tranh thay vì để chuyển tài nguyên của họ sang việc bảo tồn khí hậu”.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, nếu bây giờ Ngài tham gia một đảng chính trị, “Tôi sẽ tham gia đảng Xanh. Ý tưởng của họ rất hay”.

 

Ngài rất ủng hộ việc trồng cây, phủ xanh quy mô lớn để giúp cải thiện biến đổi khí hậu.

 

Những lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho những người còn lại trong chúng ta đang sống qua đại dịch Virus corona, thực tế tương tự, ghi nhận một học giả Ấn Độ giấu tên với ý tưởng rằng “Nếu có cách để vượt qua ‘Virus corona’, thì chẳng cần phải lo lắng. Nếu không có cách khắc phục thì lo lắng quá cũng chẳng có ích gì!”

 

Những thay đổi môi trường do đại dịch Virus corona gây ra lần đầu tiên được nhìn thấy từ không gian. Sau đó, khi căn bệnh và sự bế tắc lây lan, chúng có thể được cảm nhận trên không trung, không khí trong phổi và thậm chí cả mặt đất dưới chân chúng ta.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn:  Buddhist Times News)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 6021)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 4691)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 8076)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 5800)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 6581)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 5547)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 7768)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 5899)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 4088)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 4886)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567