Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các câu trích dẫn giáo lý của Đức Phật (26 - 39)

15/11/202016:38(Xem: 6164)
Các câu trích dẫn giáo lý của Đức Phật (26 - 39)

Các câu trích dẫn giáo lý của Đức Phật

 

Hoang Phong chuyển ngữ

 buddha-514

Bài 2

 

Câu  26  đến  39

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ

 

            Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc.

 

            Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó  kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddha/30.php

 

***

 

Câu 26

 

            Một người mắt bị cườm (cataract) trông thấy các đốm đen nhưng tin rằng đấy là các con ruồi đang bay. Cũng vậy, mọi sự vật chẳng khác gì như những con ruồi chập chờn trước mắt, tất cả đều là hư cấu (fiction/ hư ảo), phát sinh từ sự tưởng tượng của những kẻ điên rồ.

(Lankavatara-sutra/ Kinh Lăng-già)

 

Câu 27

 

            Những ai trông thấy ta qua vóc dáng của ta,

            Những ai bước theo ta vì nghe thấy tiếng nói của ta,

            Là những kẻ phát động những cố gắng sai lầm.

            Họ sẽ không trông thấy ta.

            (Saddharma-pundarika-sutra/Kinh Hoa Sen, còn gọi là Kinh Pháp Hoa)

 

            (Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy Đức Phật, trông thấy Ngài và bước theo vết chân của Ngài xuyên qua Giáo Huấn của Ngài mà thôi)

 

Câu 28

 

            Nếu muốn trông thấy chư Phật thì phải nhìn vào Dharma (Đạo Pháp).

            Nếu muốn tìm thấy những lời khuyên dạy thì phải nhìn vào hiện thân của Dharma.

            Thế nhưng bản chất đích thật của Dharma là gì thì không sao có thể nhận biết được.

            Không ai có thể hiểu biết (nắm bắt, nhận thức) được nó như là một đối tượng (một hiện tượng, một sự vật cụ thể).

            (Vajracchedika-Prajnaparamita-sutra/ Kinh Kim cương)

 

            (Dharma không phải là một cái gì cụ thể trong thế giới hiện tượng để có thể nhận thức, nắm bắt hay cảm nhận được nó như là một đối tượng của sự hiểu biết thông thường và quen thuộc của mình trước các hiện tượng khác trong thế giới. Dharma tự nó là một sự hiểu biết của sự hiểu biết, nói một cách khác là trí tuệ)

 

Câu 29

 

            Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu,

            Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai, hay một bọt bong bóng,

            Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay,

            Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ các điều kiện trói buộc.

            (Kinh Kim cương)

 

("Mọi hiện tượng tạo tác từ các điều kiện trói buộc" có nghĩa là tất cả mọi hiện tượng đều phải tương liên và tương tác với nhau để hiện hữu, nói một cách đơn giản hơn là các hiện tượng phải lệ thuộc vào nhau để mà có (co-production conditioning), không có một hiện tượng nào "độc lập" một cách tự tại và nội tại cả. Mọi hiện tượng đều phải lệ thuộc vào nhau để hiện hữu và cùng nhau chuyển động trong thế giới. Sự trói buộc, tương quan  và liên đới đó là một quy luật toàn cầu, tiếng Phạn gọi là Pratityasamutpada. Trong thế giới và cả bên trong tâm thức chúng ta, tất cả mọi hiện tượng cùng hiện ra và biến mất, chẳng khác gì như một tia chớp hay một áng mây bay...).

 

Câu 30

           

            Thời gian là một vị thầy vĩ đại, thế nhưng vị thầy ấy cũng giết đám học trò của mình bằng sự bất hạnh.

 

            (Thời gian là một vị thầy giúp chúng ta trông thấy được sự chuyển động của thế giới và nhận thức được hiện thực của thế giới. Thế nhưng nếu chúng ta bám chặt vào quá khứ, hy vọng vào tương lại, phác họa các viễn tượng phía sau cái chết..., thì đấy chính là cách mà thời gian sẽ tạo ra khổ đau tức là tình trạng bất toại nguyện thường xuyên của mình. Trong trường hợp đó thời gian sẽ không còn là một vị thầy nữa mà trở thành một hung thần, một kẻ sát nhân).  

 

Câu 31

 

            Tất cả chúng sinh đều là Phật, đều hàm chứa trí tuệ và đạo đức bên trong chính mình.

 

 

Câu 32

 

 

            Toàn là khổ đau, toàn là vô thường. 

 

            (Trong thế giới hiện tượng chẳng có gì khác cả, ngoài hai thứ ấy).  

           

Câu 33

 

            Bạn không thể nào ngao du trên con đường một khi chính bạn chưa phải là con     đường.

 

            (Khi nào chưa thấu triệt được Dharma thì không thể nào hòa nhập với Dharma và trở thành Dharma được) 

 

Câu 34

 

            Hiến dâng sự thật là sự hiến dâng vượt lên trên tất cả các sự hiến dâng khác.

           

Câu 35

 

            Hãy tự thắp đuốc để soi đường cho mình, tự biến mình thành hòn đảo của chính mình, nơi an trú cho mình. Không nên tìm một nơi an trú nào bên ngoài chính mình.

.

.

Sau đây là bốn câu trích dẫn nổi tiếng nhất, ngắn nhất,

dài nhất và đẹp nhất của Đức Phật

Câu 36

 

Câu trích dẫn nổi tiếng nhất của Đức Phật:

 

"Hãy trông cậy tất cả từ bên trong chính mình".

 

Câu 37

 

Câu trích dẫn ngắn nhất của Đức Phật:

 

"Hãy trông cậy tất cả từ bên trong chính mình"

 

Câu 38

 

Câu trích dẫn dài nhất của Đức Phật:

 

"Hãy tìm chư Phật bên trong Dharma (Đạo Pháp).

Hãy đón nhận những lời khuyên dạy từ bên trong hiện thân của Dharma.

Thế nhưng bản chất đích thật của Dharma là gì,

thì lại không thể nào có thể nhận biết được.

Không ai có thể thấu triệt được Dharma dưới hình thức một đối tượng".

 

            (Dharma là một "Sự Thật" toàn cầu và tuyệt đối, mang kích thước vũ trụ, có nghĩa là vượt lên trên thế giới hiện tượng, vì thế không thể nào có thể hình dung Dharma như là một đối tượng của sự hiểu biết thông thường).

 

Câu 39

 

Câu trích dẫn đẹp nhất của Đức Phật:

 

"Chúng ta tạo ra thế giới bằng tư duy của chính mình"

 

o                                                                                        Bures-Sur-Yvette, 14.11.20

o                                                                                         Hoang Phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)

 







***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2020(Xem: 7373)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6510)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
05/07/2020(Xem: 5021)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6712)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5326)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5749)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5962)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8704)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
22/06/2020(Xem: 7719)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8526)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]