Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các câu trích dẫn giáo lý của Đức Phật (26 - 39)

15/11/202016:38(Xem: 6133)
Các câu trích dẫn giáo lý của Đức Phật (26 - 39)

Các câu trích dẫn giáo lý của Đức Phật

 

Hoang Phong chuyển ngữ

 buddha-514

Bài 2

 

Câu  26  đến  39

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ

 

            Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc.

 

            Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó  kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddha/30.php

 

***

 

Câu 26

 

            Một người mắt bị cườm (cataract) trông thấy các đốm đen nhưng tin rằng đấy là các con ruồi đang bay. Cũng vậy, mọi sự vật chẳng khác gì như những con ruồi chập chờn trước mắt, tất cả đều là hư cấu (fiction/ hư ảo), phát sinh từ sự tưởng tượng của những kẻ điên rồ.

(Lankavatara-sutra/ Kinh Lăng-già)

 

Câu 27

 

            Những ai trông thấy ta qua vóc dáng của ta,

            Những ai bước theo ta vì nghe thấy tiếng nói của ta,

            Là những kẻ phát động những cố gắng sai lầm.

            Họ sẽ không trông thấy ta.

            (Saddharma-pundarika-sutra/Kinh Hoa Sen, còn gọi là Kinh Pháp Hoa)

 

            (Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy Đức Phật, trông thấy Ngài và bước theo vết chân của Ngài xuyên qua Giáo Huấn của Ngài mà thôi)

 

Câu 28

 

            Nếu muốn trông thấy chư Phật thì phải nhìn vào Dharma (Đạo Pháp).

            Nếu muốn tìm thấy những lời khuyên dạy thì phải nhìn vào hiện thân của Dharma.

            Thế nhưng bản chất đích thật của Dharma là gì thì không sao có thể nhận biết được.

            Không ai có thể hiểu biết (nắm bắt, nhận thức) được nó như là một đối tượng (một hiện tượng, một sự vật cụ thể).

            (Vajracchedika-Prajnaparamita-sutra/ Kinh Kim cương)

 

            (Dharma không phải là một cái gì cụ thể trong thế giới hiện tượng để có thể nhận thức, nắm bắt hay cảm nhận được nó như là một đối tượng của sự hiểu biết thông thường và quen thuộc của mình trước các hiện tượng khác trong thế giới. Dharma tự nó là một sự hiểu biết của sự hiểu biết, nói một cách khác là trí tuệ)

 

Câu 29

 

            Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu,

            Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai, hay một bọt bong bóng,

            Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay,

            Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ các điều kiện trói buộc.

            (Kinh Kim cương)

 

("Mọi hiện tượng tạo tác từ các điều kiện trói buộc" có nghĩa là tất cả mọi hiện tượng đều phải tương liên và tương tác với nhau để hiện hữu, nói một cách đơn giản hơn là các hiện tượng phải lệ thuộc vào nhau để mà có (co-production conditioning), không có một hiện tượng nào "độc lập" một cách tự tại và nội tại cả. Mọi hiện tượng đều phải lệ thuộc vào nhau để hiện hữu và cùng nhau chuyển động trong thế giới. Sự trói buộc, tương quan  và liên đới đó là một quy luật toàn cầu, tiếng Phạn gọi là Pratityasamutpada. Trong thế giới và cả bên trong tâm thức chúng ta, tất cả mọi hiện tượng cùng hiện ra và biến mất, chẳng khác gì như một tia chớp hay một áng mây bay...).

 

Câu 30

           

            Thời gian là một vị thầy vĩ đại, thế nhưng vị thầy ấy cũng giết đám học trò của mình bằng sự bất hạnh.

 

            (Thời gian là một vị thầy giúp chúng ta trông thấy được sự chuyển động của thế giới và nhận thức được hiện thực của thế giới. Thế nhưng nếu chúng ta bám chặt vào quá khứ, hy vọng vào tương lại, phác họa các viễn tượng phía sau cái chết..., thì đấy chính là cách mà thời gian sẽ tạo ra khổ đau tức là tình trạng bất toại nguyện thường xuyên của mình. Trong trường hợp đó thời gian sẽ không còn là một vị thầy nữa mà trở thành một hung thần, một kẻ sát nhân).  

 

Câu 31

 

            Tất cả chúng sinh đều là Phật, đều hàm chứa trí tuệ và đạo đức bên trong chính mình.

 

 

Câu 32

 

 

            Toàn là khổ đau, toàn là vô thường. 

 

            (Trong thế giới hiện tượng chẳng có gì khác cả, ngoài hai thứ ấy).  

           

Câu 33

 

            Bạn không thể nào ngao du trên con đường một khi chính bạn chưa phải là con     đường.

 

            (Khi nào chưa thấu triệt được Dharma thì không thể nào hòa nhập với Dharma và trở thành Dharma được) 

 

Câu 34

 

            Hiến dâng sự thật là sự hiến dâng vượt lên trên tất cả các sự hiến dâng khác.

           

Câu 35

 

            Hãy tự thắp đuốc để soi đường cho mình, tự biến mình thành hòn đảo của chính mình, nơi an trú cho mình. Không nên tìm một nơi an trú nào bên ngoài chính mình.

.

.

Sau đây là bốn câu trích dẫn nổi tiếng nhất, ngắn nhất,

dài nhất và đẹp nhất của Đức Phật

Câu 36

 

Câu trích dẫn nổi tiếng nhất của Đức Phật:

 

"Hãy trông cậy tất cả từ bên trong chính mình".

 

Câu 37

 

Câu trích dẫn ngắn nhất của Đức Phật:

 

"Hãy trông cậy tất cả từ bên trong chính mình"

 

Câu 38

 

Câu trích dẫn dài nhất của Đức Phật:

 

"Hãy tìm chư Phật bên trong Dharma (Đạo Pháp).

Hãy đón nhận những lời khuyên dạy từ bên trong hiện thân của Dharma.

Thế nhưng bản chất đích thật của Dharma là gì,

thì lại không thể nào có thể nhận biết được.

Không ai có thể thấu triệt được Dharma dưới hình thức một đối tượng".

 

            (Dharma là một "Sự Thật" toàn cầu và tuyệt đối, mang kích thước vũ trụ, có nghĩa là vượt lên trên thế giới hiện tượng, vì thế không thể nào có thể hình dung Dharma như là một đối tượng của sự hiểu biết thông thường).

 

Câu 39

 

Câu trích dẫn đẹp nhất của Đức Phật:

 

"Chúng ta tạo ra thế giới bằng tư duy của chính mình"

 

o                                                                                        Bures-Sur-Yvette, 14.11.20

o                                                                                         Hoang Phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)

 







***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2011(Xem: 9444)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7733)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12299)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11987)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6988)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 7053)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
26/01/2011(Xem: 7506)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 6840)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 13050)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]