Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện thơ: Vua Rắn Núi Phổ Đà

06/11/202022:35(Xem: 12509)
Truyện thơ: Vua Rắn Núi Phổ Đà

7. Quan Âm Phổ Đà Sơn
VUA RẮN 
NÚI PHỔ ĐÀ

 

Thuở xưa đức Quán Thế Âm

Chọn nơi đây chốn sơn lâm tuyệt vời

Mở mang Phật pháp giúp đời

Đạo tràng xây dựng cho người tu tâm,

Núi tên là Phổ Đà Sơn

Có vua rắn nọ vẫn thường ở đây

Họ hàng nhà rắn đông thay

Và riêng vua rắn lâu nay tu hành

Nghìn năm tu luyện tinh anh

Phép thần thông giỏi nổi danh xa gần.

Rắn thua đức Quán Thế Âm

Sau khi đấu phép thần thông tranh tài

Mới đành chịu nhượng bộ ngài

Cho ngài mượn núi làm nơi đạo tràng,

Rắn lo ngại cho họ hàng

Bị người giết hại nguy nan vô cùng.

Đức Quán Âm: "Hãy an lòng

Họ hàng nhà rắn hiện trong núi này

Cứ yên cư ngụ nơi đây

Người và rắn sống chung đầy tình thương

Ai làm hại phải bồi thường

Mạng đem thường mạng khó đường tránh qua,

Quyền vua rắn xử chẳng tha

Sẽ niêm yết bảng gần xa khắp vùng

Và loan báo rõ lệnh chung

Để người gìn giữ tránh đường sát sinh!"

Thế là trên ngọn núi xanh

Đạo tràng nghiêm túc lập thành nơi đây

Đã qua bao tháng cùng ngày

Hành hương khách ghé núi này thật đông

Người và rắn sống yên lòng

Người không hại rắn, rắn không cắn người.

Nhiều chùa xây cất khắp nơi

Tăng, ni, Phật tử vang lời cầu kinh.

*

Vùng này có chú Tiểu Đinh

Thường hay chơi nghịch phá quanh xóm làng

Tổ chim tìm đập tan hoang

Chuồn chuồn, châu chấu, bướm vàng chẳng tha.

Hôm nay chú trốn mẹ cha

Lén leo lên núi nhởn nha một mình

Dạo quanh tìm dịp sát sinh

Đến khi đói bụng ghé nhanh vào chùa

Xin ăn uống lúc ban trưa

No nê lại chạy rỡn đùa khắp nơi

Khi gần lúc xế chiều rồi

Đến con đường nọ chú ngồi nhìn quanh

Chợt đâu thấy dưới cỏ xanh

Có con rắn nhỏ bò nhanh tìm đường

Trốn bò cạp lớn kinh hoàng

Đang nhanh chân rượt phía đằng sau đuôi

May thay tới lạch suối rồi

Rắn lao mình xuống vội bơi qua bờ,

Nước ngăn bò cạp bất ngờ

Nó đâu biết lội đứng đờ người ra

Đành quay lui, khó vượt qua,

Tiểu Đinh tinh nghịch nghĩ ra mưu liền

Lượm cành cây rớt kề bên

Bắc cầu qua lạch ngang trên đôi bờ

Chú bò cạp chẳng chần chờ

Bò qua rượt đuổi rắn như điên cuồng

Tấm thân rắn nhỏ thảm thương

Trốn không thoát kịp trăm đường đớn đau

Bị bò cạp cắn hồi lâu

Quằn người ra chết, còn đâu nẻo về,

Tiểu Đinh vui thích thoả thuê

Reo lên khoái chí vừa đi vừa cười.

Núi rừng khuất bóng mặt trời

Tiểu Đinh vội vã tìm nơi ngủ nhờ

Ghé vào chùa. Thật bất ngờ

Vừa trông thấy mặt là sư giật mình

Lắc đầu hỏi, giọng thất kinh:

"Trông con nét mặt quả tình nguy thay

Bao nhiêu ám khí phủ đầy

Chắc con khó sống qua ngày mai đâu,

Nói cho thầy biết thật mau

Gần đây con có phạm vào tội chi

Sinh linh có giết hại gì

Khiến cho phúc đức mất đi thảm sầu?"

Tiểu Đinh hốt hoảng lắc đầu

Sau khi ngẫm nghĩ hồi lâu, thưa thầy

Rằng mình tinh nghịch mới đây

Giúp bò cạp giết rắn ngay trên đồi.

Sư vừa nghe nói dứt lời

Tức thời hốt hoảng kêu trời, khẽ than:

"Thật khó khăn! Thật nguy nan!

Thế nào vua rắn cũng làm hại ngay

Đòi con thường mạng, thảm thay

Khó mà trốn thoát nạn này được đâu!"

Tiểu Đinh sợ hãi van cầu

Xin sư chỉ cách nhiệm mầu cứu nguy.

Cúi đầu sư vội nghĩ suy

Hồi lâu lên tiếng từ bi giúp người:

"Chỉ còn cách tụng kinh thôi

May ra công đức do nơi lòng thành

Tạo ra một chút duyên lành

Cứu con thoát khỏi tội tình nghiệp oan!"

Sư bèn thả quả chuông vàng

Nới dây, hạ thấp xuống ngang hiên ngoài

Lệnh cho chú nhỏ vào ngồi

Khuyên luôn niệm Phật đồng thời cầu kinh,

Chuông vàng sư hạ xuống nhanh

Che cho chú nhỏ giấu mình bên trong,

Bên ngoài sư dốc một lòng

Mở kinh ngồi tụng vô cùng nghiêm trang

Khơi đèn, thắp nến, đốt nhang

Lạ thay khi mở kinh vàng ra xem

Không nhìn thấy chữ! Ngạc nhiên!

Trang kinh trắng xoá báo điềm tai ương

Mõ thời im tiếng chẳng vang

Dùi càng gõ mạnh mõ càng lặng câm

Sư lòng hoảng hốt vô ngần

Miệng luôn niệm Phật dốc tâm khẩn cầu.

Bỗng nhiên vua rắn từ đâu

Hiện ra giận giữ, cái đầu lắc lư

Đến ngay bên cạnh chỗ sư

Quấn chung quanh quả chuông xưa ba vòng

Vang lên tiếng rít hãi hùng

Và rồi sau đó lạnh lùng buông ra

Biến vào bóng tối nhạt nhoà

Ngoài song chánh điện trăng tà khuất mây.

Sư liền vội chạy đến ngay

Kéo chuông lên ngó trong đây thế nào

Thật là kinh khủng biết bao

Tiểu Đinh đã biến chốn nao mất rồi

Chỉ còn một vũng máu thôi

Dính quanh mớ tóc của người trẻ thơ.

Nhắm nghiền cặp mắt hiền từ

Sư lên tiếng niệm Phật A Di Đà

Một mình lẩm bẩm xót xa:

"Chót gây nghiệp dữ khó mà thoát đây

Nhân nào quả nấy xưa nay

Dễ gieo nhân ác, khó gây quả lành!"

Với tâm từ, với lòng thành

Ba ngày liên tiếp sư dành tụng kinh

Cầu cho chú nhỏ Tiểu Đinh

Linh hồn sớm được siêu sinh trọn bề.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa phỏng theo TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO)

 

 


***


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 8975)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 7116)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10434)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7675)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8504)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 5988)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6668)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8948)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 7122)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6556)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]