Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”

01/11/202016:24(Xem: 5786)
Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”

BỘ TEM TƯỢNG CHÙA TÂY PHƯƠNG

        

           Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) ở huyện Thạch Thất thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chốn già lam thánh chúng còn lưu giữ đến 60 bức tượng cổ, đã trở thành bảo vật của chùa, và cũng là bảo vật quốc gia. Những pho tượng cổ này đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, có tượng được tạc to hơn hình thể dáng vóc của người thường, và tất cả đều toát vẻ uy nghi thanh thoát...

           Xưa nay, ngoài những pho tượng Phật và Bồ Tát đã biết rõ danh hiệu, thiên hạ vẫn thường quen gọi chung những tượng cổ còn lại trong chùa là “chư vị La Hán”. Bộ tượng “Thập Bát La Hán” được tôn trí trong chánh điện chùa thật ra là tôn tượng 18 vị Tổ sư Thiền tông Tây Thiên nối tiếp nhau chủ trì, gìn giữ Phật pháp ở Ấn Độ sau Phật Thích Ca.

         Bưu Chính Việt Nam đã có phát hành bộ tem về 18 pho tượng này, không bằng hình ảnh chụp mà giao cho các họa sĩ Nguyễn Hiệp & Lê Toàn chuyên vẽ tem thể hiện lại thật sắc nét và sinh động trên nền nhũ bạc rất đẹp.

           Bộ 18 tượng được lên tem này, kể từ vị Tổ thứ nhất Ca Diếp (Kacyapa) đến vị Tổ thứ 18 là Tăng Già Da Xá (Sainghayacas).

1 -Tổ Ma Ha Ca Diếp.
2 - Tổ A Nan,

3 - Tổ Thương Na Hòa Tu,
4 - Tổ Ưu Ba Cúc Đa,
5 - Tổ Đề Đa Ca,
6 - Tổ Di Giá Ca,
7 - Tổ Bà Tu Mật,
8 - Tổ Phật Đà Nan Đề,
9 - Tổ Phục Đà Mật Đa,
10 - Tổ Hiếp Tôn Giả,
11 - Tổ  Phú Na Giạ Xa,
12 - Tổ Mã Minh,
13 - Tổ Ca Tỳ Ma La,
14 - Tổ Long Thọ,
15 - Ca Na Đề Bà,
16 - Tổ La Hầu La Đa,
17 - Tổ Tăng Già Nan Đề,
18 - Tổ Già Đa Xá Đa,

19 - Tổ Cưu Ma La Đa,
20 - Tổ Xà Dạ Đa,

21 - Tổ Bà Tu Bàn Đầu,
22 - Tổ Ma Noa La,

23 - Tổ Hạc Lặc Noa,
24 - Tổ Sư Tử,

25 - Tổ Bà Xá Tư Đa,
26 - Tổ Bát Như Mật Đa,

27 - Tổ Bát Nhã Đa La,
28 - Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

         Như vậy, ta thấy còn đến 10 vị Tổ Thiền tông Tây Thiên, và 5 vị Tổ Thiền Tông Đông Độ (Huệ Khả, Tăng Xáng, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn & Huệ Năng) nếu được xuất hiện trên tem mới đầy đủ 33 vị Tổ Sư Thiền.

         Bộ tem “Tượng Chùa Tây Phương” được in ấn và phát hành thành 2 đợt cách nhau đến 7 năm:

-         Bộ 8 tem phát hành ngày 30/07/1971

-         Bộ 10 tem phát hành ngày 01/07/1978

       Có một điều tôi thấy cần phải đính chính, là mẫu tem 1đ trong bộ 8 tem phát hành năm 1971, ghi là Shakyamuni, không phải là vị Tổ nào trong 33 vị Tổ thiền tông, mà chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong thời kỳ Ngài còn tu khổ hạnh ở núi Hy Mã Lạp Sơn lạnh giá suốt 6 năm trời, thân thể gầy gò xương xẩu,  nên còn được gọi là “Tuyết Sơn”, vì khi đó Ngài chưa thành Phật.

      Trong album sưu tập Tem đề tài “Phật Giáo” của cá nhân tôi, còn lưu giữ được đủ bộ 18 mẫu tem này, có cả tem chết lẫn sống.

     Xin trân trọng giới thiệu đến chư vị đạo hữu, bằng hữu luôn quan tâm đến mảng tôn tượng Phật, Bồ Tát & Thánh Chúng.

Tâm Không Vĩnh Hữu

 Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-01Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-02Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-03Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-04Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-05Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-06Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-07Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-08Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-09Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-10Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-11Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-12Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-13Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-14Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-15Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-16Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-17Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-18Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-19Bộ Tem “Tượng Chùa Tây Phương”-20

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2011(Xem: 7476)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 11058)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7552)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7576)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8766)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8919)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15640)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7559)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 16103)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11411)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]