Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

31/10/202013:59(Xem: 5679)
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

(1911-1987)

 HT Thích Vĩnh Đạt

Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật.

 

Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Bấy giờ trong chùa tăng chúng tu học khá đông, nên ngài được Hòa thượng bổn sư cho làm thị giả hầu nhị vị tôn đức đại lão Hòa thượng Lê Khánh Hòa (cha đẻ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20) là đồng môn huynh đệ của Hòa thượng bổn sư ở chùa Tiên Linh, tỉnh Bến Tre và làm thị giả đại lão Hòa thượng Như Nhãn Từ Phong (Chứng minh Đạo sư Hội Lưỡng Xuyên Phật học), xóm Chợ Gạo, làng Tân Hòa Đông, tổng Long Trung, tỉnh Chợ Lớn (nay ở số 345/45 đường Hùng Vương, Quận 6, TP.HCM).

 

Năm 20 tuổi (Tân Mùi, 1931) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 6, Đại giới đàn tổ chức tại Long Nhiễu Tự, nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, ngài được thọ cụ túc giới, rồi đi tham học các nơi. Bấy giờ bắt đầu có phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ do đại lão Hòa thượng Khánh Hòa chủ xướng. Nhiều Phật học đường được tổ chức khắp nơi để đào tạo tăng tài, quan trọng nhất là Phật học đường Lưỡng Xuyên. Đến đâu ngài cũng một lòng khiêm cung học hỏi và gìn giữ tốt nếp sống thanh qui tự viện, nên được mọi người mến thương, nhắc nhở.

 

Năm 24 tuổi (Ất Sửu, 1925) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 10, ngài được Hòa thượng bổn sư truyền pháp, ban cho bài kệ như sau:

 

紅煇继正宗

幸和福慧通

永傳僧續道

薘悟了真空

 

Hồng huy kế chánh tông

Hạnh hòa phúc tuệ thông

Vĩnh truyền Tăng tục đạo

Đạt ngộ liễu chân không.

 

Sau  đó được Hòa thượng bổn sư bổ nhiệm trụ trì các tự viện như: Tổ đình Long Khánh (chùa Ông Đồ) - ấp An Hòa, xã An Bình Tây, huyện Ba Tri; chùa Mỹ Thành - ấp 2, xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri; chùa Bửu Linh (do tổ Lê Khánh Hòa sáng lập năm 1908 - cơ sở nuôi chứa chiến sĩ Cách mạng thời kháng Pháp) - ấp 3, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm... (tất cả những ngôi tự viện này ngài đều giao lại cho Pháp tôn Thích Hiển Pháp trụ trì).

 

Sau việc khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo cả nước, thành lập nhiều trường Phật học, đào tạo được một thế hệ tăng ni có phẩm hạnh, có trình độ Phật học, trình độ văn hóa xứng đáng là sứ giả Như Lai. Đặc biệt có nhiều tông môn còn bồi dưỡng cho thế hệ sau theo đường hướng “Dân tộc - Đạo pháp” nên sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tăng ni “cởi áo cà sa khoác chiến bào” tham gia hai thời kỳ kháng chiến, góp phần giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Ngài cùng toàn dân chống giặc cứu nước. Trong thời gian này ngài tham gia công tác cho Mặt trận Việt Minh và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bến Tre.

 

Trong quá trình hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sinh, ngài đã từng trụ trì nhiều ngôi tự viện Phật giáo các tỉnh như chùa Long Phước (thị xã Vĩnh Long), chùa Vạn Đức (nơi đặt Phật học đường Sóc Trăng). Trụ trì Sắc tứ Tam Bảo cổ tự, Hà Tiên, nơi đây ngài tổ chức khóa an cư kiết hạ và lớp giáo lý dạy Phật pháp căn bản cho phật tử.

 

Năm Nhâm Dần (1962), sau khi dự khóa tu nghiệp trụ trì “Như Lai sứ giả” tổ chức tại chùa Pháp Hội (Sài Gòn), ngài được Chư tôn đức Giáo hội Tăng già Nam Việt bổ nhiệm về trụ trì Phước Hưng cổ tự tại Sa Đéc.

 

Ngày chính thức phương trượng trụ trì ngôi già lam Phước Hưng cổ tự, ngài được Hòa thượng Thích Thiện Hòa tặng câu đối:

 

永保禪家興萬代

達成住所福千秋

 

Vĩnh bảo thiền gia Hưng vạn đại

Đạt thành trụ sở Phước thiên thu.

 

Câu đối như chúc sự đức hóa trụ trì của Hòa thượng Vĩnh Đạt mãi mãi truyền lưu hậu thế và ngôi già lam Phước Hưng cổ tự luôn luôn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhà, nơi quy tự của chư tôn giáo phẩm Phật giáo lãnh đạo thừa hành phật sự, tác Như Lai xứ, trì Như Lai tạng.

 

Khi đảm nhiệm chức vụ trụ trì, ngài bắt tay vào việc chỉnh đốn lại quy luật thiền môn cho phù hợp với đường lối Giáo hội đương thời, kiến thiết và sửa sang lại chánh điện, cổng rào, Đông Tây lang, kiến tạo lại các tháp của chư vị trú trì tiền bối, xây thành tượng đài Quán Âm lộ thiên. Ngài còn cho xây Phật học đường chùa Bửu Quang và tháp thờ Xá lợi Phật trong khuôn viên chùa, xây tăng xá, Pháp Bảo đường để tàng trữ kinh sách, làm cơ sở cho Phật học viện trong tương lai. Công trình này rất qui mô, nên thực hiện trong nhiều năm cho đến cuối đời ngài vẫn chưa hoàn mãn. Mặc dù chưa hoàn chỉnh hết, nhưng trên đại thể phong cảnh rất đẹp, làm tăng thêm pháp hỷ cho mọi người.

 

Năm Quý Sửu (1973), Đại giới đàn do ngài tổ chức tại Bổn tự Phước Hưng cổ tự và ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Tháng 11 năm 1981 (Tân Dậu), Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra tại chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội, để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngài là đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Tháp.

 

Sau ngày nước nhà thống nhất, năm Nhâm Tuất (1982) Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp được thành lập, ngài lại hoan hỷ lãnh trọng trách Trưởng BTS tỉnh Hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, khai mở và chứng minh các đàn giới, các khóa an cư kiết hạ trong tỉnh cho đến ngày viên tịch.

 

Năm Quý Hợi (1983), Đại giới đàn Pháp Hoa tại Phước Ân cổ tự, ngài được cung thỉnh đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Năm 1987, huyễn thân tứ đại đến hồi suy yếu. Dù pháp thể bất an, ngài vẫn thản nhiên giữ chánh niệm. Vào đêm Rằm tháng 9 năm Đinh Mão (07/10/1987), sau khi tắm gội sạch sẽ, ngài cho gọi môn đồ đến dặn dò các phật sự và chuyển giao công việc còn lại. Thấy môn đồ buồn khóc trước lúc vĩnh ly, ngài bèn nhắc lời Cổ Đức rằng:

 

生從何處去

死從何處來

知得來處去

芳茗學道人

 

Sinh tùng hà xứ khứ

Tử tùng hà xứ lai

Tri đắc lai xứ khứ

Phương danh học đạo nhân.

 

Đọc xong ngài an nhiên từ biệt đại chúng: Mô Phật hoan hỷ, tu hành là thắng toàn!

 

Ngài ngồi trên chiếc ghế gỗ, tay lần tràng hạt, miệng niệm Phật an nhiên. Viên tịch vào giờ Hợi sau ba hồi chuông trống Bát Nhã chấn động đất Sa Giang. Trụ thế 76 xuân, Giới lạp 56 hạ, Pháp lạp 52 thu.

 

Thời Giáo hội Tăng già Nam Việt, ngài được sự ưu ái đặc biệt, quý mến của vị đồng môn huynh đệ trong tông phong là đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hòa (Trưởng tử Tổ sư Lê Khánh Hòa) trị sự Trưởng Giáo hội Tăng già Việt Nam (1953-1963). Lúc bấy giờ nơi nào phật sự tại một số các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cụ Thiện Hòa đều nhờ ngài hỗ trợ tăng sự và trụ trì một số tự viện lớn.

 

Lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt, tính khí cương trực, thân giáo uy đức trang nghiêm, khiến người trên quý mến, kẻ dưới tôn kính.

 

Ngài là bậc danh tăng nổi tiếng về văn hóa nghệ thuật nhạc lễ Phật giáo, sáng tác điệu tán cửu đẩu (đẩu 9), biểu trưng cho PG Đồng bằng Sông Cửu Long, kiện toàn trong mọi lĩnh vực. Ngoài tinh thông Phật học, ngài còn giỏi ngoại khoa như Đông y, Nam dược, xem mạch bốc thuốc và một số vô dược liệu pháp, phong thủy địa lý...

 

Từ lúc ấu niên xuất gia cho đến khi viên tịch, ngài là một vị giới đức kiêm ưu tiêu biểu, suốt đời thiểu dục tri túc, an bần lạc đạo, cho đến lúc tuổi già sức yếu cũng vẫn tự giặt giũ, ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, mang đôi guốc gỗ, ngủ trên chiếc giường gỗ thô sơ, trải chiếu cỏ.

 

Đi phật sự nơi đâu chỉ một mình đơn điệu, không cần thị giả theo hầu. Đặt biệt có ai cúng món đồ quý báu gì, khi trong chư tăng có nhu cầu muốn dùng thì ngài tặng ngay và ngài nổi tiếng với câu chào: Mô Phật hoan hỷ!

 

Thị giả Thích Vân Phong kính ghi




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2021(Xem: 6601)
Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca theo Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565- 2021 có đoạn ghi “Bản nguyện của ngài là gì khi hóa thân đến trần gian này?” Một câu hỏi mang đầy ý nghĩa nhất cần phải khai triển. Sự hóa thân xuống trần này với mục đích mở một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên cho đến ngày nay chưa từng có của loài người, đó là một kỷ nguyên trí tuệ và từ bi. Trước khi đi sâu vào trí tuệ và từ bi, trước hết ta quán chiếu đầu tiên sự xuất hiện bằng cách hóa thân của ngài xuống trần gian này.
03/06/2021(Xem: 5861)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Chủ Nhật (May 30) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Rampur Village & Katiya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 363 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 14 cây số.
03/06/2021(Xem: 3464)
Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè họ nói Chuyện người chuyện sói. Sói nói tiếng người
01/06/2021(Xem: 4458)
Tranh chăn trâu Thiền tông gồm mười bức rất nổi tiếng được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu trình bày tinh hoa, cốt tủy của Thiền Trung Quốc. Mười bức tranh này là: 1. Tầm ngưu: tìm trâu, 2. Kiến tích: thấy dấu, 3. Kiến ngưu: thấy trâu, 4. Đắc ngưu: được trâu, 5. Mục ngưu: chăn trâu, 6. Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà, 7. Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người, 8. Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên, 9. Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội và 10. Nhập triền thùy thủ: thõng tay vào chợ.
01/06/2021(Xem: 4639)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 6 May 28 vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Chowra Village & Sundapur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thuc phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 17 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 367 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
29/05/2021(Xem: 4733)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Tăng là bậc từ hòa, nghiêm tịnh Dứt trần lao, đạo quả viên thành Lục căn tịnh lặng vô sanh Ứng cúng cao thượng, phước lành thế gian . Từ quá khứ vô vàn Tăng chúng ở đương lai vô lượng Thánh Hiền Đời nay Tăng Bảo phước điền Con xin kính lễ gieo duyên Niết Bàn..''
27/05/2021(Xem: 11651)
Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, lễ kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và Niết bàn của Đức Phật (Vesak), đã được tổ chức trọng thể tại Tòa Bạch Ốc ngày hôm nay. Để tôn vinh Đại lễ Vesak, một tuyên bố chính thức từ Tòa Bạch Ốc đã được Tổng thống Biden công bố: “Jill và tôi gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới các Phật tử ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khi họ kỷ niệm Vesak, một ngày tôn vinh sự đản sanh, giác ngộ. , và Niết bàn của Đức Phật. Nghi lễ thắp sáng một ngọn đèn, biểu tượng của ngày lễ đã được tổ chức hơn 2.500 năm này, nhắc nhở chúng ta về những lời dạy từ bi, khiêm tốn và vị tha của Phật giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Vào ngày này, chúng tôi cũng tưởng nhớ nhiều đóng góp của các Phật tử ở Mỹ, những người đã làm giàu cho cộng đồng và đất nước của chúng tôi khi tất cả chúng ta cùng nhau hướng tới những ngày tươi sáng hơn ở phía trước. ”
27/05/2021(Xem: 10159)
Sáng nay, 20-5-2021, chén trà móc câu Thái Nguyên miên man hương vị quê nhà trở lại với mình sau hơn một năm dài vắng bóng. Lâu nay, vì đại dịch phải uống mãi trà Tàu, trà tứ xứ. Hương trà cũ lại phảng phất hồn quê khi cùng lúc có tin một bé gái người Việt thuộc thế thứ ba trên đất Mỹ đang ở cùng thành phố Sacramento với mình, vừa được giải “thi sĩ khôi nguyên” của tổ chức Thi sĩ Tuổi Trẻ Toàn quốc (National Youth Poet Laureate - NYPL) tại Hoa Kỳ: Đó là Alexandra Huynh (Huỳnh Thụy An), 18 tuổi, vừa đoạt giải.
27/05/2021(Xem: 7545)
THÔNG TƯ AN CƯ KIẾT HẠ & KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU KỲ 32 - 2021 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính gởi chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni Kính gởi quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử Kính thưa quý vị, Ngày Tưởng Niệm Đại Lễ Phật Đản PL 2565 - 2021 trọng đại linh thiêng của Phật Giáo, vẫn còn tiếp diễn đó đây trên trú xứ Âu Châu nói riêng và khắp năm châu nói chung. Đây cũng là bắt đầu bước vào 3 tháng thời gian đặc biệt của hàng Trưởng Tử Như Lai. Là 3 tháng thúc liễm thân tâm, 3 tháng huân bồi công đức, 3 tháng tăng trưởng giới định, 3 tháng thời gian huệ pháp viên dung, là nhân duyên chuyển phàm thành Thánh. Do vậy, sau ngày Rằm tháng tư âm lịch chư Tăng Ni hành tác pháp đối thú an cư kiết hạ từ 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, gọi là 3 tháng an cư kiết hạ và chư Tăng Ni giới hạn đi ra ngoài, ngoại trừ có những Phật sự quan trọng cần thiết, hoặc cha mẹ lâm bệnh nặng; hoặc thân quyến qua đời, nhưng khi ra khỏi đạ
26/05/2021(Xem: 4879)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]