Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

31/10/202013:59(Xem: 5700)
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt

(1911-1987)

 HT Thích Vĩnh Đạt

Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật.

 

Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Bấy giờ trong chùa tăng chúng tu học khá đông, nên ngài được Hòa thượng bổn sư cho làm thị giả hầu nhị vị tôn đức đại lão Hòa thượng Lê Khánh Hòa (cha đẻ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20) là đồng môn huynh đệ của Hòa thượng bổn sư ở chùa Tiên Linh, tỉnh Bến Tre và làm thị giả đại lão Hòa thượng Như Nhãn Từ Phong (Chứng minh Đạo sư Hội Lưỡng Xuyên Phật học), xóm Chợ Gạo, làng Tân Hòa Đông, tổng Long Trung, tỉnh Chợ Lớn (nay ở số 345/45 đường Hùng Vương, Quận 6, TP.HCM).

 

Năm 20 tuổi (Tân Mùi, 1931) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 6, Đại giới đàn tổ chức tại Long Nhiễu Tự, nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, ngài được thọ cụ túc giới, rồi đi tham học các nơi. Bấy giờ bắt đầu có phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ do đại lão Hòa thượng Khánh Hòa chủ xướng. Nhiều Phật học đường được tổ chức khắp nơi để đào tạo tăng tài, quan trọng nhất là Phật học đường Lưỡng Xuyên. Đến đâu ngài cũng một lòng khiêm cung học hỏi và gìn giữ tốt nếp sống thanh qui tự viện, nên được mọi người mến thương, nhắc nhở.

 

Năm 24 tuổi (Ất Sửu, 1925) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 10, ngài được Hòa thượng bổn sư truyền pháp, ban cho bài kệ như sau:

 

紅煇继正宗

幸和福慧通

永傳僧續道

薘悟了真空

 

Hồng huy kế chánh tông

Hạnh hòa phúc tuệ thông

Vĩnh truyền Tăng tục đạo

Đạt ngộ liễu chân không.

 

Sau  đó được Hòa thượng bổn sư bổ nhiệm trụ trì các tự viện như: Tổ đình Long Khánh (chùa Ông Đồ) - ấp An Hòa, xã An Bình Tây, huyện Ba Tri; chùa Mỹ Thành - ấp 2, xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri; chùa Bửu Linh (do tổ Lê Khánh Hòa sáng lập năm 1908 - cơ sở nuôi chứa chiến sĩ Cách mạng thời kháng Pháp) - ấp 3, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm... (tất cả những ngôi tự viện này ngài đều giao lại cho Pháp tôn Thích Hiển Pháp trụ trì).

 

Sau việc khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo cả nước, thành lập nhiều trường Phật học, đào tạo được một thế hệ tăng ni có phẩm hạnh, có trình độ Phật học, trình độ văn hóa xứng đáng là sứ giả Như Lai. Đặc biệt có nhiều tông môn còn bồi dưỡng cho thế hệ sau theo đường hướng “Dân tộc - Đạo pháp” nên sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tăng ni “cởi áo cà sa khoác chiến bào” tham gia hai thời kỳ kháng chiến, góp phần giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Ngài cùng toàn dân chống giặc cứu nước. Trong thời gian này ngài tham gia công tác cho Mặt trận Việt Minh và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bến Tre.

 

Trong quá trình hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sinh, ngài đã từng trụ trì nhiều ngôi tự viện Phật giáo các tỉnh như chùa Long Phước (thị xã Vĩnh Long), chùa Vạn Đức (nơi đặt Phật học đường Sóc Trăng). Trụ trì Sắc tứ Tam Bảo cổ tự, Hà Tiên, nơi đây ngài tổ chức khóa an cư kiết hạ và lớp giáo lý dạy Phật pháp căn bản cho phật tử.

 

Năm Nhâm Dần (1962), sau khi dự khóa tu nghiệp trụ trì “Như Lai sứ giả” tổ chức tại chùa Pháp Hội (Sài Gòn), ngài được Chư tôn đức Giáo hội Tăng già Nam Việt bổ nhiệm về trụ trì Phước Hưng cổ tự tại Sa Đéc.

 

Ngày chính thức phương trượng trụ trì ngôi già lam Phước Hưng cổ tự, ngài được Hòa thượng Thích Thiện Hòa tặng câu đối:

 

永保禪家興萬代

達成住所福千秋

 

Vĩnh bảo thiền gia Hưng vạn đại

Đạt thành trụ sở Phước thiên thu.

 

Câu đối như chúc sự đức hóa trụ trì của Hòa thượng Vĩnh Đạt mãi mãi truyền lưu hậu thế và ngôi già lam Phước Hưng cổ tự luôn luôn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhà, nơi quy tự của chư tôn giáo phẩm Phật giáo lãnh đạo thừa hành phật sự, tác Như Lai xứ, trì Như Lai tạng.

 

Khi đảm nhiệm chức vụ trụ trì, ngài bắt tay vào việc chỉnh đốn lại quy luật thiền môn cho phù hợp với đường lối Giáo hội đương thời, kiến thiết và sửa sang lại chánh điện, cổng rào, Đông Tây lang, kiến tạo lại các tháp của chư vị trú trì tiền bối, xây thành tượng đài Quán Âm lộ thiên. Ngài còn cho xây Phật học đường chùa Bửu Quang và tháp thờ Xá lợi Phật trong khuôn viên chùa, xây tăng xá, Pháp Bảo đường để tàng trữ kinh sách, làm cơ sở cho Phật học viện trong tương lai. Công trình này rất qui mô, nên thực hiện trong nhiều năm cho đến cuối đời ngài vẫn chưa hoàn mãn. Mặc dù chưa hoàn chỉnh hết, nhưng trên đại thể phong cảnh rất đẹp, làm tăng thêm pháp hỷ cho mọi người.

 

Năm Quý Sửu (1973), Đại giới đàn do ngài tổ chức tại Bổn tự Phước Hưng cổ tự và ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Tháng 11 năm 1981 (Tân Dậu), Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra tại chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội, để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngài là đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Tháp.

 

Sau ngày nước nhà thống nhất, năm Nhâm Tuất (1982) Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp được thành lập, ngài lại hoan hỷ lãnh trọng trách Trưởng BTS tỉnh Hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, khai mở và chứng minh các đàn giới, các khóa an cư kiết hạ trong tỉnh cho đến ngày viên tịch.

 

Năm Quý Hợi (1983), Đại giới đàn Pháp Hoa tại Phước Ân cổ tự, ngài được cung thỉnh đương vi Đàn đầu Hòa thượng.

 

Năm 1987, huyễn thân tứ đại đến hồi suy yếu. Dù pháp thể bất an, ngài vẫn thản nhiên giữ chánh niệm. Vào đêm Rằm tháng 9 năm Đinh Mão (07/10/1987), sau khi tắm gội sạch sẽ, ngài cho gọi môn đồ đến dặn dò các phật sự và chuyển giao công việc còn lại. Thấy môn đồ buồn khóc trước lúc vĩnh ly, ngài bèn nhắc lời Cổ Đức rằng:

 

生從何處去

死從何處來

知得來處去

芳茗學道人

 

Sinh tùng hà xứ khứ

Tử tùng hà xứ lai

Tri đắc lai xứ khứ

Phương danh học đạo nhân.

 

Đọc xong ngài an nhiên từ biệt đại chúng: Mô Phật hoan hỷ, tu hành là thắng toàn!

 

Ngài ngồi trên chiếc ghế gỗ, tay lần tràng hạt, miệng niệm Phật an nhiên. Viên tịch vào giờ Hợi sau ba hồi chuông trống Bát Nhã chấn động đất Sa Giang. Trụ thế 76 xuân, Giới lạp 56 hạ, Pháp lạp 52 thu.

 

Thời Giáo hội Tăng già Nam Việt, ngài được sự ưu ái đặc biệt, quý mến của vị đồng môn huynh đệ trong tông phong là đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hòa (Trưởng tử Tổ sư Lê Khánh Hòa) trị sự Trưởng Giáo hội Tăng già Việt Nam (1953-1963). Lúc bấy giờ nơi nào phật sự tại một số các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cụ Thiện Hòa đều nhờ ngài hỗ trợ tăng sự và trụ trì một số tự viện lớn.

 

Lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt, tính khí cương trực, thân giáo uy đức trang nghiêm, khiến người trên quý mến, kẻ dưới tôn kính.

 

Ngài là bậc danh tăng nổi tiếng về văn hóa nghệ thuật nhạc lễ Phật giáo, sáng tác điệu tán cửu đẩu (đẩu 9), biểu trưng cho PG Đồng bằng Sông Cửu Long, kiện toàn trong mọi lĩnh vực. Ngoài tinh thông Phật học, ngài còn giỏi ngoại khoa như Đông y, Nam dược, xem mạch bốc thuốc và một số vô dược liệu pháp, phong thủy địa lý...

 

Từ lúc ấu niên xuất gia cho đến khi viên tịch, ngài là một vị giới đức kiêm ưu tiêu biểu, suốt đời thiểu dục tri túc, an bần lạc đạo, cho đến lúc tuổi già sức yếu cũng vẫn tự giặt giũ, ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, mang đôi guốc gỗ, ngủ trên chiếc giường gỗ thô sơ, trải chiếu cỏ.

 

Đi phật sự nơi đâu chỉ một mình đơn điệu, không cần thị giả theo hầu. Đặt biệt có ai cúng món đồ quý báu gì, khi trong chư tăng có nhu cầu muốn dùng thì ngài tặng ngay và ngài nổi tiếng với câu chào: Mô Phật hoan hỷ!

 

Thị giả Thích Vân Phong kính ghi




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2021(Xem: 5267)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
27/04/2021(Xem: 4212)
Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. Cây bên đường có thể bị nhầm là kẻ trộm đối với cảnh sát, và sẽ là cảnh sát đối với kẻ trộm (1). Giây thừng hay con rắn. Con chim hay con quạ. Con sóc hay con mèo. Người hay quỉ. Mọi vật đều một màu đen. Trong bóng đêm, mọi thứ đều dễ trở nên ma mị, huyễn hoặc.
27/04/2021(Xem: 4020)
Cũng như tình trạng nghiêm trọng của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi chỉ có thể theo đuổi một trong ba trường hợp – chiến đấu, bỏ chạy, hay đàm phán. Ngài có thể tập họp lại đội quân ít ỏi, vũ khí thô sơ, rèn luyện sơ sài và đưa họ đối mặt với một lực lượng quân sự mạnh mẽ vượt trội, biết rằng ngài gần như chắc chắn đang kết án tử hình cho đội quân của ngài và xứ sở của ngài cuối cùng sẽ bị đánh bại. Ngài có thể trốn chạy khỏi đất nước, nhưng như vậy sẽ để lại dân tộc ngài không có lãnh đạo và vẫn chịu sự thương hại của những kẻ xâm lược. Hay, ngài vẫn ở lại Tây Tạng và cố gắng để đàm phán một thỏa hiệp với Tàu Cộng để bảo vệ dân tộc ngài và nền văn hóa của họ. Để thực hiện một quyết định đúng đắn, ngài phải biết hơn về Trung Hoa.
27/04/2021(Xem: 6473)
Được sự cho phép của lãnh đạo chính quyền và sự trợ duyên của nam nữ Phật tử, câc nhà hảo tâm khắp nơi, chùa Diên Khánh đã khởi công trùng tu ngôi Tam Bảo vào ngày 12/3 năm Tân Sửu, nhưng kinh phí còn quá khiêm tốn, nên việc tái thiết trùng tu ngôi chánh điện đang dang dở, trì trệ... Nay nhà chùa một lần nữa tha thiết đăng lại bức "Thư Ngỏ", kính gửi lời đến quý đạo hữu, nhà hảo tâm, Phật tử gần xa để công việc trùng tu sớm được hoàn thành.
19/04/2021(Xem: 11493)
Phật Điển Phổ Thông DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT Common Buddhist Text: Guidance and Insight from theBuddha. Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU). Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ Ban biên dịch: Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình. Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành.
15/04/2021(Xem: 9400)
Bài viết này (phần B) cập nhật và tóm tắt buổi trình bày về bài viết "Tản mạn về tiếng Việt và Hán Việt: tại sao Trung Quốc dùng danh từ khoái 筷 còn Việt Nam dùng đũa (trợ 箸)?" tại hội thảo UNC2021_0116 tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (sẽ diễn ra vào ngày 24/4/2021). Các trang bên dưới được trích từ các trang của Power Point Presentation, dựa vào bài viết đã đăng và dán lên đây theo dạng word cho dễ đọc hơn.
15/04/2021(Xem: 6879)
Chúng ta thường biết là Vi Diệu Pháp là Tạng của Nguyên Thủy áp dụng tu học ngày nay rất phổ biến. Tạng này cũng nói về Tâm và nghiên cứu sâu rộng. Riêng Đại Thừa thì có Duy Thức Luận cũng tương tự chỉ khác là có 2 thức Mạc Na Thức số 7 và Tạng Thức số 8. Vi Diệu Pháp là do Xá Lợi Phất giảng còn Duy Thức Luận là do Vô Trước Thế Thân giảng, tất cả đều do Bồ Tát mở rộng ra mà thôi và là Luận tức là luận bàn do qui từ nhiều kinh lại và không do Phật giảng. Xá lợi Phất giảng Vi Diệu Pháp do Phật giảng trên cõi trời cho mẹ của Phật còn Vô Trước Thế Thân giảng là do Phật Di Lạc giảng cũng trên cõi trời. Bài viết nầy chủ yếu đưa ra khái luận về Tâm Thức theo hai phái Nguyên Thủy và Đại Thừa dựa vào Phân Tâm Học ngày nay. Chúng ta nghiên cứu trên căn bản tâm lý học về tạng Vi Diệu Pháp và Duy Thức Luận.
15/04/2021(Xem: 7857)
Chẳng bao lâu sau khi được xác định như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, cậu bé Lhamo Thondup được cha mẹ đưa đến tu viện Kumbum để bắt đầu việc rèn luyện tôn giáo sơ khởi và chờ đợi trong khi những chuẩn bị cho chuyến du hành đến Lhasa được thực hiện. Mười tám tháng sau, việc cung nghinh Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đã bắt đầu cho cuộc hành trình ba tháng đến thủ đô của quốc gia. Một khi đến đó, ngài sẽ đăng quang như lãnh tụ tinh thần của dân tộc Tây Tạng, và sau hàng năm rèn luyện lâu hơn, ngài cũng là lãnh tụ chính trị của họ. Đúng với dự đoán của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Đức Đạt Lai Lạt Ma mới cuối cùng sẽ bị áp lực phải lãnh đạo quốc gia của ngài chống lại những đe dọa ngoại tại.
15/04/2021(Xem: 5168)
Năm nay, nhân dân Vương quốc Phật giáo Campuchia sẽ tổ chức Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây từ các ngày 14 đến 16 tháng 4 năm 2021, một trong những lễ hội lớn nhất nước, nhằm ngăn chặn sự lây lan đại dịch Covid-19, với khẩu hiệu “Mừng Năm mới tại tư gia” (New Year at Home). Vào lúc 4 giờ sáng ngày 14 tháng 4, đánh dấu sự kết thúc của năm Phật lịch 2564 và bắt đầu Tân niên Phật lịch 2565, Âm lịch ngày 3 tháng 3 năm Tân Sửu. Thiên thần của Tân niên năm nay là Mondea Devy, con gái thứ tư của Kabel Moha Prum.
15/04/2021(Xem: 5210)
H.T Thích Trí Thủ Như nhiều Phật tử người Miền Trung, người viết cũng rất thích gọi Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ bằng “ Ôn Già Lam”, để phần nào đó cảm nhận được sự Kính trọng và gần gũi, thân thiết bên mình trong cuộc sống tu học. Trong bài viết này xin được dùng hai từ Hòa Thượng ( H.T ). Đối với anh em thanh niên Phật tử chúng tôi ngày trước, mơ ước được gặp và được nghe những vị lãnh đạo Phật giáo nói chuyện là một mơ ước rất lớn, khó có cơ hội trở thành hiện thực. Những khi làm hàng rào danh dự bảo vệ, nhìn được rất gần các vị mỗi khi đi ngang qua đã là một phước báu vô cùng rồi. Nếu muốn được nghe các vị giảng thì mỗi chiều chủ nhật đến giảng đường chùa Ấn Quang để thỏa một phần nào niềm mơ ước ấy. Xem ra ngày trước Phật tử cũng còn có nhiều cơ duyên gặp gỡ các ngài quá!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]