Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài Nét Về Nữ Cư Sĩ Maya Soetoro - Em Gái Cựu Tổng Thống Barack Obama

22/10/202007:36(Xem: 6932)
Vài Nét Về Nữ Cư Sĩ Maya Soetoro - Em Gái Cựu Tổng Thống Barack Obama

Vài Nét Về Nữ Cư Sĩ Maya Soetoro - Em Gái Cựu Tổng Thống Barack Obama

 Nữ cư sĩ Maya Soetoro  1

Cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là em gái cùng cha khác mẹ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ thứ 44, Barack Obama.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là ai?

 Nữ cư sĩ Maya Soetoro  2

Hình 02: Khi còn bé, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng nằm trong vòng tay ấm êm của người mẹ hiền, thân phụ và người anh trai, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

 

Được biết đến nhiều nhất với tư cách là em gái cùng cha khác mẹ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã trở thành tâm điểm chú ý, từ khi cô tham gia chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2007.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là một nhà nghiên cứu và giáo dục. Cô đã làm việc tại một số trung tâm, trường Cao đẳng và đã chứng tỏ mình là một học giả, một Phật tử.

 

Ngoài ra, cô còn là một nhà văn, và đã viết một cuốn sách dành cho trẻ em có tựa đề “Ladder to the Moon -Bậc thang lên Mặt Trăng” Hiện nay cô đang tiếp tục viết để sớm xuất bản thêm các tác phẩm của mình. Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng được biết đến với sự bén nhạy trong xử trí và hài hước, một đặc điểm mà cô chia sẻ với anh trai Barack Obama.

 

Cô thường hay kể cho các con và các cháu (con của Barack Obama) biết cô là người Phật tử, thực hành theo đạo Phật về mặt Triết học (philosophically Buddhist), và tích cực tham gia hoạt động từ thiện xã hội. Cô thông thạo nhiều thứ tiếng, Indonesia, Tây Ban Nha và tiếng Anh. Cô cũng đã lên tiếng chống lại sự phân biệt chủng tộc, và sự cần thiết phải giới thiệu sự đa dạng văn hóa cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ. Cô yêu thích di sản Indonesia của mình, và cả nguồn gốc Trung Quốc huyết thống của chồng cô. Cô là một người được sự thần tượng yêu thích của hai cháu gái Malia và Sasha (2 cô con gái của cựu Tổng thống Barack Obama). Bởi cô có nền giáo dục đa văn hoá nên cô ủng hộ sự đa dạng văn hóa và là người cổ vũ cho hòa bình. Cô là người đồng sáng lập “Ceeds of Peace”, một tổ chức xây dựng hòa bình phi lợi nhuận, tổ chức tạo ra các hội thảo về kế hoạch hành động xây dựng hòa bình cho các nhà giáo dục, gia đình và các nhà lãnh đạo cộng đồng. Cô cũng là người đồng sáng lập Viện Khí hậu và Hòa bình (the Institute for Climate and Peace), thúc đẩy tương lai hòa bình, thích ứng với khí hậu bằng cách khai thác trí tuệ, sức mạnh, sự khéo léo và lắng nghe yêu cầu của các cộng đồng để Viện Khí hậu và Hòa bình đáp ứng, tất cả vì sự hạnh phúc chung của nhân loại.

 

Thời thơ ấu

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng tên khai sinh là Maya Kassandra Soetoro, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1970 (14/7/Canh Tuất) tại Bệnh viện Saint Carolus, một bệnh viện Thiên Chúa giáo ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Thân sinh của cô là cụ ông Lolo Soetoro, một doanh nhân người Indonesia và Hiền mẫu là cụ bà Ann Dunham, một nhà nhân chủng học văn hóa người Mỹ gốc Anh, Ireland và Đức.

 

Cha mẹ của cô ly hôn năm 1980, khi ấy cô mới 10 tuổi. Kể từ đó, cô dành thời gian sống với mẹ và người anh cùng cha khác mẹ là Barack Obama. Khi cha cô tái hôn, cô có một người anh cùng cha khác mẹ tên là Yusuf Aji Soetoro (sinh năm 1981) và một người  chị cùng cha khác mẹ tên là Rahayu Nurmaida Soetoro (sinh năm 1984).

 

Khi sống tại Indonesia, cô được mẹ cho học tại nhà cho đến khi cô lên 11 tuổi. Từ năm 1981 đến năm 1984, cô theo học Trường Quốc tế Jakarta, Indonesia. Giống như người anh Barack Obama, cô chuyển đến Hawaii, theo học tại trường Trung học Punahou ở thành phố Honolulu, bang Hawaii, Hoa Kỳ và tốt nghiệp năm 1988.

 Nữ cư sĩ Maya Soetoro  3

Hình 3: Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng và người anh trai cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thời thơ ấu với mẹ và ông nội

 

Bà ngoại Madelyn Dunham: Madelyn Lee Payne Dunham sinh năm 1922 tại Peru, Kansas, Hoa Kỳ là con cả của Rolla Charles Payne & Leona Belle. Bà được cả Barack và Maya gọi một cách trìu mến là "Toot" (tutu là một từ Hawaii để chỉ bà)

 

Bà qua đời vào tháng 11 năm 2008, chỉ hai ngày trước khi Barack Obama được bầu làm Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.)

 

Cụ Onyango Obama: Onyango Obama (1895-1979) là ông nội của Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng và Barack Obama, ông là nhân viên công ty Đông Ấn của Anh, ông làm đầu bếp cho các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo. Anh ấy đã đi khắp Châu Âu, Ấn Độ và Zanzibar. Ông đã thay đổi tôn giáo của mình sang Hồi giáo từ Công giáo La Mã trong những năm du hành.)

 

Cô học Đại học Barnard, thuộc Đại học Columbia, Manhattan, New York, Hoa Kỳ và nhận bằng Cử nhân năm 1993. Sau đó cô nhận bằng Thạc sĩ tại Đại học New York về Nghiên cứu Ngôn ngữ Trung học, và một bằng Thạc sĩ khác về Giáo dục Trung học từ cùng một trường Đại học.

 

Năm 2006, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng hoàn thành học vị Tiến sĩ về “Giáo dục Quốc tế và So sánh” (Comparative and International Education -CIE) tại Đại học Hawaii, Hoa Kỳ.

 

Mối quan hệ của cô với anh Barach Obama vẫn không thay đổi trong suốt những năm qua, và họ vẫn thân thiết khi trưởng thành, cùng nhau đón Giáng sinh tại nhà của họ tại Hawaii và tận hưởng niềm vui  bên nhau trong một gia đình hòa ái.

 

Sự nghiệp

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là Trợ lý Giáo sư tại Viện Giáo dục Sư phạm thuộc Đại học Giáo dục thuộc Đại học Hawaii, Hoa Kỳ.

 

Trước đó, cô đã giảng dạy trong Dự án Học tập, một trường Trung học cơ sở công lập tại New York, Hoa Kỳ, từ những thập niên 1996 đến năm 2000. Cô cũng là Giáo viên lịch sử Trung học ở Honolulu, Hoa Kỳ. Cô đã giảng dạy tại Phòng Thí nghiệm Giáo dục và Trường Nữ sinh Hawaii (La Pietra - Hawai'i School for Girls), Hoa Kỳ.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã làm việc như một nhà Tư vấn trong nghiên cứu. Nghiên cứu của cô tập trung vào Giáo dục Đa văn hóa và Quốc tế. Cô đã triển khai giáo dục hòa bình trong các trường công lập và tổ chức các buổi hội thảo để giúp những người cần được giúp hướng dẫn.

 

Người Sáng lập “Ceeds of Peace”, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã tạo điều kiện cho các lớp học về Văn hóa Thế giới, Lịch sử và Hiến pháp Hoa Kỳ và đào tạo những người Kiến tạo Hòa bình.

 

Cô từng là Chuyên gia Giáo dục tại Trung tâm Đông Tây, và đã cho phép trao đổi giáo viên từ Mỹ sang Trung Quốc và ngược lại.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng cũng đã nghiên cứu Khoa học Xã hội và Lịch sử từ nhiều khía cạnh khác nhau. Cô là một phần của Cao đẳng Khoa học Xã hội tại Đại học Hawaii, Manoa, Hoa Kỳ.

 

Cô đã giúp đỡ người anh trai Barack Obama trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2007-2008. Vào tháng 5 năm 2007, bằng cách nghỉ việc hai tháng để vận động cho người anh trai kính yêu. Cô đã thể hiện tài hùng biện, sự tự tin và niềm nở, cổ vũ mạnh mẽ cho người anh trai. Cô tham gia Đại hội Quốc gia Dân chủ năm 2008, nơi cô diễn thuyết ngắn gọn về quá trình lớn lên cùng người anh trai và mang đến sự hiện diện của người Mỹ gốc Á trên diễn đàn.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng hiện đang làm việc tại Cộng đồng Tiếp cận và Dịch vụ Học tập, chuyên gia giảng dạy tại Viện Giải quyết Xung đột và Hòa bình Spark M. Matsunaga và là Giám đốc tại đây, đồng thời là cố vấn Chương trình Lãnh đạo ủa Quỹ Obama: Châu Á Thái Bình Dương. Cô giảng dạy các khóa học về: Giáo dục Hòa bình; Lịch sử Diễn biến Hòa bình, và Lãnh đạo chuyển đổi xã hội. Cô cũng giám sát externships (Kỳ thực tập là cơ hội học tập trải nghiệm) cho sinh viên đại học đang chuyên ngành hoặc trẻ vị thành niên, trong Nghiên cứu Hòa bình và tọa độ các chương trình học tập, phục vụ cộng đồng và toàn cầu của Học viện.

 

Cô đang viết một cuốn tiểu thuyết “Yellowood” dành cho thanh thiếu niên và một cuốn sách về giáo dục hòa bình.

 

Công trình

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là người sáng lập “Ceeds of Peace”, một tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp hỗ trợ cho các gia đình thiếu phúc phải lâm vào cảnh khổ đau, và phát triển các nhà lãnh đạo kiến tạo hòa bình. Tổ chức cũng hoạt động để  cải thiện cuộc sống của cộng đồng và sinh viên.

 

Cô cũng nói ngắn gọn về thành tích của Chính quyền Obama tại Hội nghị Quốc gia Dân chủ 2012 ở Charlotte, Bắc Carolina, vào ngày 4 tháng 9 năm 2012, chia sẻ với anh trai của Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, cựu huấn luyện viên trưởng đội bóng rổ nam của Đại học bang Oregon, Caraig Robinson.

 

Năm 2013, cô đã tham dự một sự kiện vinh danh những Nữ sinh tốt nghiệp từ trường Trung học Mercer Island và trrao cho học bổng Stanley Ann Dunhsm trị giá 5.000 USD.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng thường xuyên lên tiếng phản đối những lời chỉ trích và phân biệt đối xử của các sinh viên, thuộc chủng tộc lẫn nhau trong xã hội. Cô đã thực hiện một số cuộc hội thảo để giải quyết vấn đề này, và tạo nhận thức cho mọi người. Cô cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu và tôn trọng sự đa dạng của văn hóa.

 

Cô đã đồng Sáng lập Our Public School, một trường học phi lợi nhuận.

 

Năm 2016. Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng cùng với các đại diện của cô, đã tổ chức một cuộc đối thoại tại Viện Từ thiện Toàn cầu Trung Quốc và diễn thuyết về Từ thiện, Giáo dục và Trao đổi Văn hóa.

 

Thành tích & Giải thưởng

 

Lấy cảm hứng từ cái tên của mình Maya Angelou, cô luôn muốn trở thành một nhà văn. Khi ở tư dinh của anh trai Barack Obama, Chicago, Hoa Kỳ, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã viết một cuốn sách dành cho trẻ em có tựa đề “bậc Thang lên mặt trăng” (Ladder to the Moon). Cuốn sách kể về câu chuyện của một cô bé trèo lên mặt trăng để gặp bà của mình. Cô viết cuốn sách này vào năm 2011, và được truyền cảm hứng từ mối quan hệ giữa cô và hiền mẫu của cô.

 

Năm 2009, cô xuất hiện trong bộ phim tài liệu “By the People: The Election of Barack Obama” (Do người dân: Bầu chọn Barack Obama) với tư cách là một thành viên của gia đình cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Cô cũng xuất hiện trong một bộ phim tài liệu truyền hình khác "God Bless You Barack Obama" vào năm 2010.

 

Cô cũng đã xuất hiện với tư cách là chính mình và là khách mời trong bộ phim truyền hình "Piers Morgan Tonight" vào năm 2011 và trong “Today” vào năm 2012.

 

Cuộc sống đời tư

 

Cuộc sống gia đình của cô tràn ngập màu sắc tươi sáng, năm 2003, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã kết hôn với chàng Tiến sĩ Konrad Ng (吳加儒, Ngô Gia Nho), một người Canada gốc Hoa đến từ Burlington, Ontario, Canada. Anh chàng này mang Quốc tịch Hoa Kỳ và mang hai dòng máu Trung Quốc và Canada, hiện đang là quốc tịch Mỹ. Anh từng là Giám đốc Trung tâm Người Mỹ Châu Á Thái Bình Dương Smithsonian và Trợ lý Giáo sư tại Học viện Truyền thông Sáng tạo tại Đại học Hawaii, Hoa Kỳ.

 Nữ cư sĩ Maya Soetoro  4

Hinh 4: Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng và chồng Tiến sĩ Konrad Ng (吳加儒, Ngô Gia Nho), một người Canada gốc Hoa và con gái đầu lòng.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng và chồng đồng chung một sở thích. Anh hiện là Giám đốc Điều hành Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Hồi giáo Doris Duke Shangri La tại Hawaii, Honoluu, Hoa Kỳ.

 

Sau một năm chung sống, cặp đôi đã cùng nhau chào đón đứa con đầu lòng vào năm 2004, và đặt tên cho cô bé là Suhaila. Con gái thứ hai của họ sinh năm 2008 được đặt tên là Savita.

 

Với những ảnh hưởng đa dạng về văn hóa và tâm linh từ truyền thống gia đình, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã xem đạo Phật là tôn giáo chính của mình, và đam mê nghiên cứu triết học Phật giáo.Cô miêu tả mình là một nhà giáo dục, nhà hoạt động và cũng đã đặt tên các con gái của mình theo tên tương ứng với âm dương Nhật-Nguyệt.

 

Cô rất thân thiết với người anh trai cùng cha khác mẹ của mình, Barak Obama và vợ của anh là Michelle. Cô rất yêu quý hai cháu gái của mình, Malia và Sasha, và thích dành thời gian cho chúng trong các kỳ nghỉ và những dịp khác.

 

Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng rất hiếu thảo với hiền mẫu, trước khi bà qua đời vì căn bệnh ung thư hưởng dương 52 tuổi. Cô thường nói về việc hiền mẫu sẽ rất vui khi thấy con trai yêu quý của bà, Barack Obama trở thành Tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Hoa Kỳ. Cô đã cố gắng phát triển mối quan hệ yêu thương với các con gái của mình, như cô đã từng bao năm gắn bó với Hiền mẫu kính yêu.

 

Lip:

 

How the Asia Pacific Shaped President Obama and his sister, Maya Soetoro-Ng

https://www.youtube.com/watch?v=UQan-fM1fTw

 

Maya Soetoro-Ng: My Brother is the President of the United States

https://www.youtube.com/watch?v=bYv_9_Em9Gw

 

 Maya Soetoro-Ng: My brother Barack Obama - BBC News

https://www.youtube.com/watch?v=sYmjpAj1fuQ

 

Maya Soetoro-Ng: Get Involved with Asian Americans and Pacific Islanders for Obama

https://www.youtube.com/watch?v=3J-QFLkl_FA

 

Ngày 25 tháng 8 năm 2008

Maya Soetero-Ng 2008 Convention Speech

Barak Obama’s sister Maya Soetero-Ng spoke to delegates at the Democratic National Convention.

https://www.c-span.org/video/?280553-5/maya-soetero-ng-2008-convention-speech&event=280553&playEvent

 

 Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Famous Bio)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2021(Xem: 7526)
Vì hiện nay tình hình phong tỏa tại Sài Gòn thật chặt chẽ, rất khó khăn cho chúng con, chúng tôi xin được Phép vào những khu vực cách ly để phát quà, vì vậy chúng con, chúng tôi đã linh động quyết đinh giúp cho những hộ nghèo ở ngoại ô Sài Gòn, những bà con lao động tay chân, buôn thúng bán bưng.. Một khi SG LockDown dài hạn, tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng dây chuyền, vì vậy chúng tôi thiết nghĩ không riêng gì SG mà những vùng lân cận đều bị ành hưởng hết, vì vậy mong các vì hảo tâm hoan hỉ cho quyết đinh này của Hội Từ thiện chúng tôi.. Hôm qua, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 200 hộ nghèo. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc:
19/07/2021(Xem: 5629)
TÔI SẼ TRÌNH BÀY một tóm tắt nền tảng giáo lý của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý – khổ đế (sự thật về khổ đau), tập đế (sự thật về nguồn gốc), diệt đế (sự thật về chấm dứt), và đạo đế (sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.) Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất. Nếu không có một sự thông hiểu về Bốn Chân Lý Cao Quý thì chúng ta không thể tiến hành sự học hỏi và thấu hiểu một cách đầy đủ về bản chất của thực tại phù hợp với Đạo Phật. Nhưng trước nhất, tôi muốn nói rõ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng năng lực, cùng thông điệp và mục tiêu, qua đó tôi biểu lộ lòng mong muốn chân thành để mang đến những điều kiện tốt đẹp hơn cho thế giới, một thế giới hạnh phúc hơn với những con người từ bi hơn. Đây là những gì mà tất cả các tôn giáo quan trọng cùng chia sẻ.
18/07/2021(Xem: 4941)
Nơi gia đình chúng tôi sinh sống, có một nhóm người gốc BÌNH TRỊ THIÊN. Đặc tính cố hữu của bất cứ dòng tộc, quê quán nào khi người Việt đi đến đâu là luôn mang theo phong tục tập quán vùng miền cổ truyền nơi họ đã sinh ra. Đến nơi ở mới, họ cố gắng duy trì tập quán đó, vì họ thấy rất rõ phong tục tập quán chính là diền mối lễ nghĩa duy trì lễ giáo gia đình, duy trì nền nếp thiết lập hạnh phúc cho con cháu.
18/07/2021(Xem: 5141)
Tâm là một trong hai yếu tố thành lập nên con người. Tâm không phải là vật chất. Tâm trừu tượng, nên chúng ta không thể trông thấy hay sờ mó tâm được. Tuy tâm không có hình dáng như thân vật chất, nhưng không có nó thì con người không thể sống được. Tâm là những cảm xúc vui vẻ hạnh phúc, là những ưu tư phiền muộn, khổ đau, là những nhớ nhung suy nghĩ, là sự hiểu biết, là trí tuệ của con người. Những thứ này gom lại thành nguồn năng lượng sống tạo nên nhân cách của con người tốt hay xấu. Tùy theo năng lượng thiện hay bất thiện, từ đó tâm sẽ đưa ta đến cảnh giới tương ưng. Đó là cảnh giới an vui hay đau khổ, Niết-bàn hay địa ngục, Phật hay ma, tất cả đều do tâm tạo.
16/07/2021(Xem: 5024)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ:
14/07/2021(Xem: 4566)
Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói: Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
12/07/2021(Xem: 6098)
Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo.
11/07/2021(Xem: 6925)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
10/07/2021(Xem: 4928)
Nhà nước Trung Quốc đang bơm tiền cho chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, ra sức đầu tư để ảnh hưởng vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tiếng Anh gọi chiến lược gây ảnh hưởng này là "Belt and Road Initiative" và tiếng Việt gọi là "Một vành đai, Một con đường" -- trong đó, Phật Giáo là một phần tiếp cận để chinh phục nhân tâm. Đó là nhận định của tác giả P. Stobdan trên các báo Ấn Độ.
09/07/2021(Xem: 5492)
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]