Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo vừa Viên tịch

15/10/202013:13(Xem: 6219)
Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo vừa Viên tịch

Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo vừa Viên tịch

(Renowned Buddhist Lama Ngawang Tenzin Jangpo Rinpoche Dead at 85)

 Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo

Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân.

 

Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.

 

Theo những người thân, Ngài được nhiều người kính trọng, đã xuống từ Tu viện Tengboche đến Namche Bazaar vào tuần trước “vì nơi đó trời trở lạnh”. Ngài đã an nhiên viên tịch, xả báo thân nhập Pháp thân vào đêm 9 tháng 10 năm 2020. (Nepali Times)

 

Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935 tại Thị trấn Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Ngài sinh ra cùng ngày, tháng, năm với Đức Đạt Lai Lạt Ma 14.

 

Sau khi được công nhận là huyền bí của Phật giáo Tây Tạng là truyền thống tái sinh (tuku/reincarnation) và được giáo dục đào tạo tại Tây Tạng theo truyền thống Ninh Mã của Phật giáo Tây Tạng. Từ năm 1956, với thời gian 64 năm, Ngài trên ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche ở vùng Khumbu, dưới chân núi Everest.

 

Theo các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng, các nghi lễ tang sự được tiến hành từ hôm thứ Hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020, với nhục thân của Ngài, được bao bọc trong vải màu vàng, được chư tôn tịnh đức tăng già, môn đồ pháp quyến và các Phật tử cung nghinh về Tu viện Tengboch, nơi quàng nhục thân của Ngài trong 6 tuần, theo truyền thống Sherpa. Sau đó, chư tăng tại Tu viện Tengboch sẽ quyết định nên hỏa táng hy lưu giữ nhục thân của Ngài trong một bảo tháp.

 

Lãnh đạo cộng đồng Tashi Lhamu Sherpa cho biết: “Chúng tôi rất đau buồn và kính tiếc bởi sự từ giã trần gian của Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, toàn bộ thung lũng Khumbu đang chìm trong tang tóc”.

 

“Đây là một sự mất mát lớn cho cộng đồng Tashi Lhamu Sherpa của chúng tôi và toàn bộ khu vực”. (Nepali Times)

 

Cô ấy nói thêm: “hy vọng rằng, Ngài sẽ tùy nguyện tái lai trở lại để tiếp tục hạnh nguyện Bồ tát đạo”. (Nepali Times)

 

Là “tiếng nói tâm linh của Khumbu”, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo đã đưa ra những lời cảnh báo, được lặp đi lặp lại về hậu quả của biến đổi khí hậu đối với người dân vùng Hy Mã Lạp Sơn và hơn thế nữa.

 

“Ngày nay, nếu chúng ta không bảo vệ vùng Khumbu. Nước ngọt của chúng ta sẽ cạn kiệt, và vấn đề sẽ không thể giải quyết được trong tương lai”, Ngài đã viết một bài báo năm 2005, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo nói với Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature, WWF)

 

Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo đã chỉ trích các cuộc thám hiển thương mại đến Everest. “Leo lên Everest đã trở thành mốt. Mọi người chỉ muốn đạt đến đỉnh cao”. Ngài viết “Người Sherpa Khumbu phải gánh chịu hậu quả từ lòng tham của con người. Đã đến lúc người Nepal bắt đầu nên bớt phụ thuộc vào người nước ngoài. Tại sao chúng ta cần những người nước ngoài đến đây và nói với chúng ta rằng các sông băng đang tan chảy”.

 

Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo là một nhà phê bình lớn tiếng về việc thương mại hóa đỉnh Everest – tiếng Tây Tạng gọi là Chomolungma, nghĩa là “Nữ thần Mẹ của Thế giới” và trong tiếng Nepal là Sagarmatha – như một điểm đến du lịch:

 

Nằm ở độ cao 3.867 mét, Tu viện Tengboche còn được gọi là Choling Gompa, là tu viện lớn nhất vùng Khumbu của miền đông Nepal. Ban đầu nó được thành lập vào năm 2016, có mối quan hệ chặt chẽ với Tu viện Rongbuk ở Tây Tạng. Nó nằm ở cuối Dự án Đường mòn Sacred Sites của Công viên Quốc gia Sagarmatha, nơi thu hút một lượng lớn khách du lịch.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: khumbule.com )

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2010(Xem: 10219)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8851)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8871)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18581)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 12525)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 10222)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 8510)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12969)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14715)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 13017)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]