Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Dường Tam Bảo

06/10/202018:25(Xem: 5266)
Cúng Dường Tam Bảo

Tạp bút

 CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

Cúng Dường Tam Bảo-1

          Người vợ chuẩn bị đâu vào đó ngăn nắp bài bản phần tịnh tài để người chồng mang đi theo đoàn "hành hương thập tự" (lễ bái cúng dường mười chùa). Mười phong bì. Mỗi phong bì có 3 tờ tiền polymer mệnh giá 200 nghìn đồng, vị chi là sáu trăm nghìn, mười chùa tổng cộng sáu triệu đồng.

         Người chồng vui mừng, hí hửng đến điểm tập trung tại chùa từ sáng sớm, lòng rất nôn nao háo hức vì là lần đầu tiên ông được tham dự chuyến hành hương bái Phật lễ Tăng, vãng cảnh chùa chiền, lại còn được bà xã đồng thuận bằng sự hoan hỷ chân thành, khuyến khích chồng gieo duyên với Tam Bảo đặng học tu hướng thiện, tạo phước tích đức.

          Sáng đi sớm, chiều xế về. Người vợ hỏi thăm chồng ngay:

         "Sao, vui không?"

         " Vui lắm! Có điều…"

         “Điều chi làm ông băn khoăn lo nghĩ?”

         Ông chồng lắc đầu, không nói, chỉ lẳng lặng lây ví da rút ra ba tờ 200 nghìn đồng đặt lên bàn. Bà vợ ngạc nhiên:

         “Ủa? Tiền gì vậy?

         “Tiền cúng dường thừa lại tui mang về.”

         “Ui, bộ không đến đủ 10 chùa sao? Đến có 9 thôi à?”

         “Đủ 10 chứ!”

         “Đủ 10 thì sao lại dư một bì, mà bì thư ông quăng đâu rồi lại để tiền trần trần ra như vậy kỳ quá nè?”

          “Đây là 3 tờ tui rút bớt lại từ 3 phong bì…”

          “Trời đất! Sao ông lại rút bớt tiền mình đã phát tâm cúng dường?”

          “Tui hỏi bà cho rõ cái vụ này đây. Có phải bà dặn tui là phong bì đựng tịnh tài cúng dường Tam Bảo hay không?”

          “Thì rõ vậy rồi, cúng dường Tam Bảo, sao giờ này còn hỏi lại?”

          “Cúng dường Tam Bảo là cúng dường gì?”

          “Là cúng dường Ba Ngôi Báu!”

          “Ba Ngôi Báu là gì?”

          “Là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo!”

          Ông chồng khẩy cười, nói:

         “Đoàn hành hương đến đủ 10 chùa, nhưng có 3 chùa trong số 10 đó không đủ Ba Ngôi Báu, nên tui rút bớt lại mỗi bì 1 tờ!”

         “Hở???Sao mà không đủ Ba Ngôi Báu?”

         “Ba ngôi chùa đó không có Tăng Bảo.”

         “Là sao?Chùa không có Tăng, Ni à?”

          “Đúng vậy. Chỉ có Ban Hộ Tự, Ban Điều Hành, Ban Tổ Chức Đạo Tràng, Ban tùm lum tá lả… do mấy cụ mấy bác cao niên, mấy cư sĩ lão làng, cư sĩ đại gia nắm hết quyền hành của một chốn già lam thánh chúng thôi!”

         “Ồ… vậy sao?Sao lại không có Tăng Ni trú trì kỳ vậy ta?”

         “Tui nghe vài đạo hữu nói cho biết, cũng có thời gian mấy chùa này thỉnh Tăng về trú trì rồi, nhưng vị trú trì chỉ về ngồi đó làm bù nhìn thôi, chứ mọi quyền hành liên quan đến thu chi xuất nhập đều do mấy cái Ban của chùa nắm hết, cho nên mấy vị trú trì không thể an nhiên tự tại hoằng pháp gì được, muốn làm gì đều phải thông qua Ban, vậy là các vị Tăng đó ở một thời gian rồi chuyển dời đến chùa khác, hoặc trở vè với tịnh thất của mình để tiếp tục tu hành…”

          “Ui chao… vụ này tui không rõ rành gì đâu, để hôm nào tui xin tham vấn chư tôn đức giáo phẩm họa may mới rõ biết!”

          “Ừ thì vậy. Tui thấy không đủ Tam Bảo, nên tui rút bớt 1 tờ, coi như là cúng dường Nhị Bảo thôi, mà làm vậy tui có mang tội không?”

         “Nam mô Phật! Tui thấy ông có lý, chắc không có tội tình gì đâu. Nhưng…  lần đầu tiên tui nghe từ Nhị Bảo thấy kỳ khôi quá nè!”

 

        Mượn chuyện của vợ chồng già kể ra nghe cho vui, nhưng cũng để cho chúng ta nghiền ngẫm lại, và đặt thử câu hỏi:

         “Có bao nhiêu ngôi chùa đang tồn tại mà chỉ có Nhị Bảo,  không có Tăng Ni trú trì?”

        Mấy cái Ban Bệ gìn giữ bảo vệ chùa chiền, hộ pháp hộ tự đều rất đáng quý, đáng trân trọng và tán dương phước đức. Nhưng quý Ban đó dù có đông đảo thành viên cư sĩ, Phật tử thuần thành cũng không thể cao quý bằng một vị Tăng hoặc Ni tài đức viên dung, đạo hạnh sáng ngời được. Và, ngưỡng mong quý Ban đó hãy buông bỏ, gột rửa những gì mà bao lâu nay mình cứ khư khư khăng khăng cho là “chùa của tôi, chùa của chúng tôi, chùa của làng tôi”, rồi cứ ôm ghì lại để quản lý chặt chẽ, kiểm soát nghiêm minh với những nội quy điều lệ khô cứng và lạnh lùng như của đời sống tục phàm. Xin hãy thành tâm thành tín cúng dường cả ngôi chùa lên Giáo Hội, Tỉnh Hội, để vào một ngày đẹp trời thuận duyên thuận pháp sẽ có một vị Tăng hoặc Ni đạo hạnh uy nghi được bổ nhiệm về “Trú Pháp Vương Gia, Trì Như Lai Tạng”, chứ cứ giữ hoài tình trạng “Nhị Bảo” thì chướng quá, không được viên toàn trang nghiêm.

        Cứ đồng tâm đồng lực mà Cúng Dường Tam Bảo cả một chốn thiền tự tịnh tu đi, chuyện còn lại là của Tỉnh Hội, thông qua Giáo Hội.

       Tôi còn nhớ, di nguyện của cố Ni trưởng Thích Nữ Tâm Hải, pháp hiệu Chánh Lượng, tổ khai sơn lập tự Chùa Hang Hải Ấn là “cúng dường toàn bộ ngôi  tự viện” này lên Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa. Đã là di nguyện của bổn sư truyền giới, nên chư Ni pháp tử đã y giáo phụng hành, không một lời than phiền kêu ca. Sau đó, ngay trong tang lễ trang nghiêm của Ni Trưởng, khi ban đạo từ, cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Nghiêm đã nhắc lại di nguyện của Ni Trưởng, rồi quyết định ngay và luôn rằng Tỉnh Giáo Hội  chấp thuận và ghi nhận sự phát tâm cao cả để giác linh vị khai sơn lập tự được thỏa nguyện, nhưng Chùa Hang Hải Ấn được  trao trả về cho Ni chúng trong môn phong gìn giữ, duy trì thờ phụng. Từ đó đến nay, chư Ni môn đồ pháp quyến của cố Ni Trưởng đã đảm nhận trú trì, trùng tu ngôi Tam Bảo ngày càng khang trang tráng lệ, phát triển tông môn, xứng đáng là hàng hậu duệ  truyền đăng tục diệm phổ độ chúng sinh.

        Nam mô Tam Bảo chứng minh!

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

       

Cúng Dường Tam Bảo-3Cúng Dường Tam Bảo-2

***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2020(Xem: 4182)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7427)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 6007)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5409)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6166)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5327)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
19/12/2020(Xem: 5150)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, theo Bình Nhưỡng đưa tin (KCNA) – Trong số những Di sản Văn hóa quý giá đất nước Triều Tiên có “Cao ly Bát Vạn Đại Tạng kinh” (고려 팔만 대장경, 高麗八萬大藏經, 80.000 Wooden Blocks of Complete Collection of Buddhist Scriptures” được khắc mộc bản vào nửa đầu thế kỷ 11, triều đại Vương quốc Koryo (918-1392).
19/12/2020(Xem: 5071)
Lối xưa người đến dạo chơi, Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao. Thênh thang mây trắng hôm nào, Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.
13/12/2020(Xem: 6096)
Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”. Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.
11/12/2020(Xem: 6100)
Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]