Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Dường Tam Bảo

06/10/202018:25(Xem: 5354)
Cúng Dường Tam Bảo

Tạp bút

 CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

Cúng Dường Tam Bảo-1

          Người vợ chuẩn bị đâu vào đó ngăn nắp bài bản phần tịnh tài để người chồng mang đi theo đoàn "hành hương thập tự" (lễ bái cúng dường mười chùa). Mười phong bì. Mỗi phong bì có 3 tờ tiền polymer mệnh giá 200 nghìn đồng, vị chi là sáu trăm nghìn, mười chùa tổng cộng sáu triệu đồng.

         Người chồng vui mừng, hí hửng đến điểm tập trung tại chùa từ sáng sớm, lòng rất nôn nao háo hức vì là lần đầu tiên ông được tham dự chuyến hành hương bái Phật lễ Tăng, vãng cảnh chùa chiền, lại còn được bà xã đồng thuận bằng sự hoan hỷ chân thành, khuyến khích chồng gieo duyên với Tam Bảo đặng học tu hướng thiện, tạo phước tích đức.

          Sáng đi sớm, chiều xế về. Người vợ hỏi thăm chồng ngay:

         "Sao, vui không?"

         " Vui lắm! Có điều…"

         “Điều chi làm ông băn khoăn lo nghĩ?”

         Ông chồng lắc đầu, không nói, chỉ lẳng lặng lây ví da rút ra ba tờ 200 nghìn đồng đặt lên bàn. Bà vợ ngạc nhiên:

         “Ủa? Tiền gì vậy?

         “Tiền cúng dường thừa lại tui mang về.”

         “Ui, bộ không đến đủ 10 chùa sao? Đến có 9 thôi à?”

         “Đủ 10 chứ!”

         “Đủ 10 thì sao lại dư một bì, mà bì thư ông quăng đâu rồi lại để tiền trần trần ra như vậy kỳ quá nè?”

          “Đây là 3 tờ tui rút bớt lại từ 3 phong bì…”

          “Trời đất! Sao ông lại rút bớt tiền mình đã phát tâm cúng dường?”

          “Tui hỏi bà cho rõ cái vụ này đây. Có phải bà dặn tui là phong bì đựng tịnh tài cúng dường Tam Bảo hay không?”

          “Thì rõ vậy rồi, cúng dường Tam Bảo, sao giờ này còn hỏi lại?”

          “Cúng dường Tam Bảo là cúng dường gì?”

          “Là cúng dường Ba Ngôi Báu!”

          “Ba Ngôi Báu là gì?”

          “Là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo!”

          Ông chồng khẩy cười, nói:

         “Đoàn hành hương đến đủ 10 chùa, nhưng có 3 chùa trong số 10 đó không đủ Ba Ngôi Báu, nên tui rút bớt lại mỗi bì 1 tờ!”

         “Hở???Sao mà không đủ Ba Ngôi Báu?”

         “Ba ngôi chùa đó không có Tăng Bảo.”

         “Là sao?Chùa không có Tăng, Ni à?”

          “Đúng vậy. Chỉ có Ban Hộ Tự, Ban Điều Hành, Ban Tổ Chức Đạo Tràng, Ban tùm lum tá lả… do mấy cụ mấy bác cao niên, mấy cư sĩ lão làng, cư sĩ đại gia nắm hết quyền hành của một chốn già lam thánh chúng thôi!”

         “Ồ… vậy sao?Sao lại không có Tăng Ni trú trì kỳ vậy ta?”

         “Tui nghe vài đạo hữu nói cho biết, cũng có thời gian mấy chùa này thỉnh Tăng về trú trì rồi, nhưng vị trú trì chỉ về ngồi đó làm bù nhìn thôi, chứ mọi quyền hành liên quan đến thu chi xuất nhập đều do mấy cái Ban của chùa nắm hết, cho nên mấy vị trú trì không thể an nhiên tự tại hoằng pháp gì được, muốn làm gì đều phải thông qua Ban, vậy là các vị Tăng đó ở một thời gian rồi chuyển dời đến chùa khác, hoặc trở vè với tịnh thất của mình để tiếp tục tu hành…”

          “Ui chao… vụ này tui không rõ rành gì đâu, để hôm nào tui xin tham vấn chư tôn đức giáo phẩm họa may mới rõ biết!”

          “Ừ thì vậy. Tui thấy không đủ Tam Bảo, nên tui rút bớt 1 tờ, coi như là cúng dường Nhị Bảo thôi, mà làm vậy tui có mang tội không?”

         “Nam mô Phật! Tui thấy ông có lý, chắc không có tội tình gì đâu. Nhưng…  lần đầu tiên tui nghe từ Nhị Bảo thấy kỳ khôi quá nè!”

 

        Mượn chuyện của vợ chồng già kể ra nghe cho vui, nhưng cũng để cho chúng ta nghiền ngẫm lại, và đặt thử câu hỏi:

         “Có bao nhiêu ngôi chùa đang tồn tại mà chỉ có Nhị Bảo,  không có Tăng Ni trú trì?”

        Mấy cái Ban Bệ gìn giữ bảo vệ chùa chiền, hộ pháp hộ tự đều rất đáng quý, đáng trân trọng và tán dương phước đức. Nhưng quý Ban đó dù có đông đảo thành viên cư sĩ, Phật tử thuần thành cũng không thể cao quý bằng một vị Tăng hoặc Ni tài đức viên dung, đạo hạnh sáng ngời được. Và, ngưỡng mong quý Ban đó hãy buông bỏ, gột rửa những gì mà bao lâu nay mình cứ khư khư khăng khăng cho là “chùa của tôi, chùa của chúng tôi, chùa của làng tôi”, rồi cứ ôm ghì lại để quản lý chặt chẽ, kiểm soát nghiêm minh với những nội quy điều lệ khô cứng và lạnh lùng như của đời sống tục phàm. Xin hãy thành tâm thành tín cúng dường cả ngôi chùa lên Giáo Hội, Tỉnh Hội, để vào một ngày đẹp trời thuận duyên thuận pháp sẽ có một vị Tăng hoặc Ni đạo hạnh uy nghi được bổ nhiệm về “Trú Pháp Vương Gia, Trì Như Lai Tạng”, chứ cứ giữ hoài tình trạng “Nhị Bảo” thì chướng quá, không được viên toàn trang nghiêm.

        Cứ đồng tâm đồng lực mà Cúng Dường Tam Bảo cả một chốn thiền tự tịnh tu đi, chuyện còn lại là của Tỉnh Hội, thông qua Giáo Hội.

       Tôi còn nhớ, di nguyện của cố Ni trưởng Thích Nữ Tâm Hải, pháp hiệu Chánh Lượng, tổ khai sơn lập tự Chùa Hang Hải Ấn là “cúng dường toàn bộ ngôi  tự viện” này lên Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa. Đã là di nguyện của bổn sư truyền giới, nên chư Ni pháp tử đã y giáo phụng hành, không một lời than phiền kêu ca. Sau đó, ngay trong tang lễ trang nghiêm của Ni Trưởng, khi ban đạo từ, cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Nghiêm đã nhắc lại di nguyện của Ni Trưởng, rồi quyết định ngay và luôn rằng Tỉnh Giáo Hội  chấp thuận và ghi nhận sự phát tâm cao cả để giác linh vị khai sơn lập tự được thỏa nguyện, nhưng Chùa Hang Hải Ấn được  trao trả về cho Ni chúng trong môn phong gìn giữ, duy trì thờ phụng. Từ đó đến nay, chư Ni môn đồ pháp quyến của cố Ni Trưởng đã đảm nhận trú trì, trùng tu ngôi Tam Bảo ngày càng khang trang tráng lệ, phát triển tông môn, xứng đáng là hàng hậu duệ  truyền đăng tục diệm phổ độ chúng sinh.

        Nam mô Tam Bảo chứng minh!

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

       

Cúng Dường Tam Bảo-3Cúng Dường Tam Bảo-2

***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 7388)
Huế, không khí vẫn bình lặng, sự bình lặng làm cho những ai quen sống cuộc đời phóng túng phải kinh hãi và họ kinh hãi là phải lắm, vì rất ít ai có khả năng nghe được tiếng nói từ bình lặng và hiến dâng trọn vẹn cho sự bình lặng đó. Ngày xưa, khi những vị giáo sĩ ngoại đạo tranh cãi nhau, làm cho không khí xáo động hết bình lặng, hoặc tình cờ, hoặc vì chủ đích, đức Phật đi đến giữa chúng tranh cãi ấy, thì trong chúng đó họ tự bảo nhau: “Đức Gotama đến kia kìa! Ngài là bậc an tịnh, trầm lặng, Ngài không muốn ồn ào!”. Họ nói với nhau như vậy xong, họ liền giữ sự im lặng mỗi khi gặp đức Thế Tôn.
08/11/2021(Xem: 7321)
Mùa xuân là hình ảnh của con người. Tâm của con người như thế nào, nó sẽ tạo ra mùa xuân cho con người đúng như thế ấy. Tâm của một người xấu thì không thể nào tạo ra một mùa xuân đẹp cho chính mình, huống hồ gì họ có thể tạo ra một mùa xuân đẹp cho gia đình và xã hội. Mùa xuân là hình ảnh của cộng đồng người. Tâm thức của cộng đồng người như thế nào, họ sẽ tạo ra mùa xuân cho chính cộng đồng của họ đúng như thế ấy. Tâm của một cộng đồng người đặt đức tin của họ vào những thế lực ngoại tại, thì tự thân của cộng đồng đó sẽ tạo ra những biểu tượng thần thánh để tôn sùng và tô vẽ cho mùa xuân của cộng đồng họ qua hình ảnh thánh thần.
08/11/2021(Xem: 8811)
Sáng ngày 6/11/2021, tại thôn Nà Danh, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Đại diện Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, và các nhà tài trợ doanh nhân Phật tử Công ty TNHH ToTo, Cục Hải Quan Hà Nội, Công ty Cổ Phần TM&DV Ngọc Hà, Công ty TNHH Kentetsu World Express Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng CONINCO, cùng Đại diện Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Lê Lai đã tiến hành Khánh thành trường Mầm non trên địa bàn xã.
08/11/2021(Xem: 5315)
Thói quen của chúng sinh thường tự cho mình là trung tâm, và việc mãi mê những ham muốn vật chất không bao giờ thỏa mãn. Đối với mọi thứ trên đời, các bạn muốn sở hữu những thứ tốt, và từ chối những cái xấu, tức là tham lam và chán ghét. Khi tâm trí con người bị chi phối bởi hai thế lực này, họ không thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, và cách đối nhân xử thế dễ bị trục trặc. Một số người nổi tiếng, nhưng họ thực sự có hạnh phúc? Một số người không ngần ngại sử dụng các phương tiện không chính đáng để đạt được danh và lợi, chẳng hạn như làm hại người khác vì lợi ích riêng cho bản thân, hoặc ức hiếp đánh đập những người mà họ không thích. Mọi người không ngừng suy nghĩ về sự khác biệt, và họ có thể cảm thấy tội lỗi khi tỉnh giấc lúc nửa đêm dài trong mộng. Nếu tâm không thể thanh thản thì khó có thể gọi là một cuộc sống hạnh phúc.
08/11/2021(Xem: 5445)
Vô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.
08/11/2021(Xem: 5767)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
08/11/2021(Xem: 15367)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
08/11/2021(Xem: 11478)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4612)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7824)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]