Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cầu Pháp

06/10/202018:19(Xem: 4841)
Cầu Pháp

CẦU PHÁP
Cầu Pháp

         Khi đã trải qua những cuộc đua tranh đấu đá đầy hứng khởi và háo hức đến nỗi tưởng là không bao giờ mệt mỏi chán nhàm suốt một quãng đời cầm bút nắm cọ vung văng tung tác thì bất chợt một khoảnh khắc đất trời như bất động với một màn sương mờ u ám giăng trùm rồi ngay sau đó bừng lên sáng lòa và chao nghiêng cùng hàng trăm tinh tú nhảy múa theo nhịp điệu thật dịu dàng mà vô cùng trật tự trong bài bản bình an.


       Khi một ngày đó nhàn nhã ung dung đột nhiên cúi gục đầu để đôi mắt nhìn ngay dưới chân mình đang lúc nhúc lổn ngổn những gì được cho là thành công kỳ tích sặc mùi danh thơm lộc béo qua bao năm tháng đã thay hình đổi dạng trở thành rác rến hôi tanh vô nghĩa thì bất chợt dòng trôi cuồn cuộn ồn ã ì ầm trước mắt bỗng dưng như ngừng chuyển lắng đọng khoe bày một cảnh sắc lạ lùng với vật nổi sao chìm lềnh bềnh nhớp nhúa rồi khô queo đặc quánh lại dưới cái nắng vàng vọt dịu hiền hắt xuống từ không trung mênh mang vô tận...


       Khi đang đắm chìm vào những giây phút hồi tưởng dài dằng dặc với những cuộc khai quật bới bươi rất ư là hăm hở đầy tự mãn để hai bàn tay thô nhám sần sùi bốc hốt từng bụm từng nắm chữ nghĩa ngôn từ hoa mỹ trộn thô tục trong các thùng bồ lu chậu dung chứa kiến thức đã nhặt nhạnh lượm lặt nhồi nhét được trong suốt thời gian hành tẩu giang hồ thì bất chợt một tiếng chuông đồng ở tận đâu đó ngân vang truyền về rúng động địa thiên để đánh thức tâm thức đang ngủ vùi bật dậy mà bàng hoàng phải hươ tay trong vô vọng chộp níu lại những con chữ dòng thơ và cả âm thanh nhịp vần nối tiếp nhau tung bay theo cơn gió lộng đi thật xa tứ tán muôn phương chỉ chừa lại một trang giấy trắng trinh nguyên không lưu mảy may vết mực.

       Đó chính là những khi kẻ phàm phu tục tử bỗng nhận ra mình bao năm qua là một đứa hoang đàng xấc xược với vị thế của một con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn vòm trời chỉ tròn vo nhỏ nhắn mà hóng nắng ngóng mưa để rồi chộp lấy cơ hội thuận duyên mà nhảy vọt lên trên ngọn dừa cao ngất nga ngất nghểu rồi nhìn xuống dưới mắt không người thật ngạo mạn kiêu căng nhưng thực chất chỉ là một giấc mơ dài huyễn ảo chông chênh lắt lẻo không chút bình an và giá trị gì giữa cuộc chơi nhân thế sòng phẳng trả vay.

      Đó cũng chính là những giây phút chiêm nghiệm cuộc sống lẫn thúc liễm thân tâm nghiêm túc nhất nhất cho kẻ hậu sinh ít học giữa cái học bao la vô bờ nay phải đứng dậy thở dài thõng thượt cùng lúc với hai tay buông xuôi thả bỏ dần dần những món vật được nắm giữ mà bao lâu nay được dán nhãn gắn mác "là của mình" ngay trên nẻo lộ vừa phẳng phiu vừa gồ ghề để bắt đầu cuộc hành trình quay về với hướng đi lên và chỉ đi lên đến những nơi chốn thanh cao đầy dị thảo kỳ hoa tỏa ướp hương thơm cho pháp thể muôn vạn cao nhân mà cầu được giáo truyền phương pháp chuyển hóa nghiệp duyên của một kiếp còn đang trôi lăn thoi thóp từng ngày giữa dòng đời đảo điên ác dữ áp đảo thiện hiền…

        Đó cũng chính là những giờ phút thảnh thơi thư thả sau khi trút bỏ ra sau lưng những toan tính âu lo đầy phiền não của đời thường cứ hoài bám đeo gọi réo lặp đi lặp lại như điệp khúc đơn điệu chán chường để dành hết thời giờ cho những bước chân tập tễnh e dè vào ra lên xuống chốn tịnh yên đạo hạnh hằng ngày đều đặn cơm chay thanh đạm và tiếng kinh chú án om hòa cùng âm thanh chuông mõ dặt dìu dìu dắt cho sinh linh thuận duyên quay trở về lỗi nẻo thanh thoát mà vững tin ôm lấy niềm hi vọng hướng đến một ngày mai an lành tươi sáng giữa dòng chảy vô thường.

       Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát!

Tâm Không – Vĩnh Hữu

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 9791)
Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc, chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đều có khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. .. Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
30/05/2011(Xem: 7312)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8618)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
28/05/2011(Xem: 6306)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 8114)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
26/05/2011(Xem: 12986)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
21/05/2011(Xem: 7853)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7421)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16911)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21680)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]