Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Nhiếp Pháp

29/09/202009:28(Xem: 5415)
Tứ Nhiếp Pháp


duc the ton 2
TỨ
NHIẾP PHÁP

Thích Nữ Hằng Như

---------------------

                                      

  TỨ NHIẾP PHÁP LÀ GÌ ?

 Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp”   bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử tại gia cũng như xuất gia của Ngài. Bốn pháp này nếu thực hành đúng đắn sẽ có công năng giúp con người lìa xa cuộc sống buông lung, phóng túng… mà theo đó dễ có những hành động bất thiện gieo khổ đau cho người và phiền não cho mình. Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.

Người Phật tử tinh tấn tu hành đạt được sự an vui hạnh phúc đó là tự lợi, mang những phương pháp tu tập san sẻ cho người khác gọi là lợi tha.

Muốn giúp đỡ người khác được như mình không phải lúc nào cũng thuận duyên dễ dàng, bởi vì chúng sanh đa số thường chấp sâu vào bản ngã, lúc nào cũng tự cho mình là hay là đúng, nên không dễ gì một vài câu nói mà họ đặt niềm tin nơi mình, nghe theo mình, mà thay đổi quan niệm. Cho nên muốn thực hành hạnh Bồ-tát, Đức Phật dạy ngoài hành trang nội điển, kinh nghiệm thân chứng, tâm chứng, chúng ta cần phải có thêm những thiện xảo đặc biệt để trợ duyên, nói cách khác làm việc gì cũng có nghệ thuật khéo léo. Bốn nghệ thuật khéo léo đó là: Bố thí nhiếp, Ái ngữ nhiếp, Lợi hành nhiếp và Đồng sự nhiếp.

          Bốn pháp này được đề cập phổ biến trong một số kinh luận cả hai hệ phái Phật Giáo Theravada (Thượng Tọa Bộ) và Mahayana (Đại Chúng Bộ) như:  Tăng Chi Bộ 1, Trung A-hàm 33, kinh Thiện Sanh; Tạp A-hàm quyển 26 (kinh 636 và 637); Tăng Nhất A-hàm 22; Thành Thật luận; Đại Tập kinh 29; Đại Phẩm Bát Nhã kinh 24; Phạm Võng kinh quyển thượng; A Tỳ Đạt Ma Tập Dị Môn Túc luận 9; Đại Trí Độ Luận 66 và 88; Đại Thừa nghĩa chương…

            Theo kinh luận Theravada , Tứ Nhiếp Pháp  giới hạn trong phạm trù nhân quả Nhân Thiên cho cả Phật tử tại gia lẫn xuất gia.

Đối với Phật tử tại gia, Kinh Tăng Chi Bộ (III) (253) phần Nhiếp Pháp, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, có bốn nhiếp này. Thế nào là bốn? – Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự”. Kinh Thiện Sanh cũng có ghi lời Phật dạy như sau: “ Này con nhà cư sĩ, có bốn nhiếp sự. Bốn việc ấy là gì? Một là Huệ thí. Hai là nói khả ái. Ba là làm lợi cho người. Bốn là có lợi cùng chia”.

Đối với hàng xuất gia, kinh Tạp A-hàm quyển 26 (636) Đức Phật dạy rằng: “Bố thí tối thắng đó là Pháp thí. Ái ngữ tối thắng, là khiến thiện nam tử thích nghe, nói pháp đúng lúc. Hành lợi tối thắng là đối với người không tín khiến có tín, xác lập nên tín; đối với người học giới thì xác lập bằng tịnh giới; đối với người bỏn xẻn thì bằng bố thí; đối với người ác trí huệ thì bằng chánh trí mà xác lập. Đồng lợi tối thắng, là nếu A-la-hán thì trao cho người quả A-la-hán. A-na-hàm thì trao cho người quả A-na-hàm. Tư-đà-hàm thì trao cho người quả Tư-đà-hàm. Tu-đà-hoàn thì trao cho người quả Tu-đà-hoàn. Người tịnh giới thì trao người bằng tịnh giới”.

Tứ Nhiếp Pháp đối với kinh luận Mahayana có ý nghĩa hơi khác một chút. Đó là bốn phương pháp thực hành của chư vị Bồ-tát nhằm nhiếp phục chúng sinh, giúp họ quay về với Phật pháp có đời sống an lạc hạnh phúc. Mặc dù chư vị Bồ-tát hành đạo vô vụ lợi nhưng chính vì sự dấn thân vào đời lo cho chúng sinh đó, lại là những việc làm vô hình chung giúp các Ngài hn thành giác hạnh viên mãn, thành tựu quả vị Phật. Cho nên giá trị của Tứ Nhiếp Pháp là đặt nặng vào việc lợi tha vô điều kiện dành cho cả hai hàng Bồ-tát xuất gia và tại gia.

            Tóm lại Tứ Nhiếp Pháp là bốn phương pháp lợi tha để giúp mọi người biết quay về với Phật pháp chân chính, hầu có được cuộc sống an vui hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.

 

Ý NGHĨA CỦA BỐN NHIẾP PHÁP

            Ý nghĩa của bốn nhiếp pháp  như sau:

            1. Bố thí nhiếp : Dùng bố thí để thu phục. Bố thí là một trong các pháp tu Ba-La-Mật của những vị phát tâm đi trên đường  A-La-Hán đạo (thập độ ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm Từ và Tâm Xả) hay Bồ-tát đạo (lục độ ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nại, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ).

        Thực hành “Bố thí nhiếp” ở đây là trao tặng những sở hữu của mình bằng vật chất, công sức, lẫn tinh thần để cứu giúp người khác khi họ cần. Việc làm thiện lành vô vụ lợi này, khiến cho người được giúp đỡ, tự phát lòng cảm mến hành vi của người bố thí, khiến họ khởi lòng tin nơi Tam Bảo mà quay về với Phật pháp. Bố thí có ba loại: Tài thí, Pháp thí và Vô Úy thí.

         1-

         a: Tài thí: Tài là tiền bạc của cải vật chất, thí là biếu, tặng, cho. Tài thí có hai loại. Đó là nội tài thí và ngoại tài thí.

          - Nội tài thí: Dùng thân mạng hay một vài bộ phận trong cơ thể để bố thí khi còn sống. Đây là hành động buông xả lớn của các vị Bồ-tát. Ngày nay có phong trào hiến máu nhân đạo do các trung tâm y tế phát động, những người khỏe mạnh tình nguyện hiến tặng máu của mình với mục đích cao đẹp nhằm cứu sống các bệnh nhân thiếu máu. Có những người đồng ý ký giấy sau khi chết hiến một số chi phận trong người hay toàn bộ thân xác cho khoa học nghiên cứu … Tất cả đều thuộc về nội tài thí.

        - Ngoại tài thí: San sẻ giúp đỡ cho những người khó khăn, hoạn nạn, khuyết tật… nhằm giúp họ vơi bớt nỗi khổ đau bất hạnh bằng chính tiền bạc, tài sản, vật chất do mình tạo dựng một cách lương thiện hoặc đóng góp thời giờ và công sức của mình vào các công tác thiện nguyện.

       b. Pháp thí: Pháp là những lời dạy của Đức Phật được ghi chép lại trong tam tạng kinh điển từ thấp đến cao. Tùy theo khả năng mà chúng ta mang lời Phật dạy chia sẻ cùng quần chúng, giúp họ thấu đạt tình lý mà tu tập hầu giúp họ giảm bớt phiền não khổ đau, có được cuộc sống an vui.

          Lại nữa, nếu đem kiến thức hiểu biết của mình trong ngành giáo dục  giảng dạy người mù chữ, hay kiến thức về y học giải thích cách sống vệ sinh cho dân làng miền quê, hoặc đem những hiểu biết trong nghề nghiệp chân chính hướng dẫn cho người khác, giúp họ biết cách sinh sống không làm tổn người hại vật v.v…   Giúp người mở mang kiến thức đời và đạo như vậy, đều được xem là pháp thí.

       c: Vô Úy thí: Vô Úy là không sợ hãi. Vô Úy thí là pháp giúp người ta không còn sống trong sợ hãi. Nghĩ lại, con người từ khi sinh ra và lớn lên có nhiều nỗi sợ hãi. Người ta sợ bóng tối, sợ một mình giữa nơi hoang vắng, sợ cô đơn, sợ buồn, sợ tai nạn, sợ gặp hòan cảnh khó khăn, sợ mất việc làm, sợ mất người yêu, sợ mất chồng,  sợ mất vợ, sợ mất con, sợ già, sợ bệnh, sợ chết và nhiều thứ sợ vu vơ khác không kể hết… Để giúp con người vượt qua những sự sợ hãi này Bồ-tát giáo hóa chúng sanh bằng cách chỉ bày nhiều phương tiện như Quán, Chỉ, Định, Huệ nhằm khai mở trí tuệ cùng thực hành các pháp tu biết cách làm chủ bản thân mình. Khi hành giả biết cách làm chủ bản thân sẽ không còn sợ hãi nữa.

            2. Ái ngữ nhiếp: Dùng lời nói khả ái để thu phục. Khéo léo dùng lời nói từ tốn, hòa nhã, lịch sự, không gian dối, chủ ý giúp nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người về Phật pháp.  Gặp người thiện thì tùy hỷ, khuyến tấn họ tiếp tục. Gặp người ác thì khuyên nhủ họ lìa xa ác hạnh, bằng những lời lẽ cảm thông, trìu mến, xây dựng, không ác ý sẽ tạo được mối thân thiện. Từ đó, người nghe khởi lòng mến phục, dần dần họ sẽ tự thay đổi lập trường và dễ chấp nhận khi nghe chúng ta đề cập đến Chánh pháp. Như vậy qua pháp Ái ngữ chúng ta có thể thu phục được người nghe, giúp họ dần đến chỗ khai ngộ Chân lý. Ái ngữ sử dụng đúng lúc, đúng thời, chính là một nghệ thuật sống phù hơp với đạo lý làm người… Thật vậy, sinh hoạt trong gia đình, nơi học đường hay ngoài xã hội, lời nói nhẹ nhàng hòa nhã chân thật và ân cần thường dễ dàng nhiếp phục mọi người hơn là cọc cằn, thô lỗ, dữ tợn.

            3. Lợi hành nhiếp: Làm những việc có lợi ích cho mọi người không phải chỉ bằng ý nghĩ hay lời nói mà còn phải dấn thân hành động khi gặp dịp. Chẳng hạn như góp tiền bạc hay công sức đắp đường, bắc cầu, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão, trại mồ côi, nấu cơm từ thiện cho các bệnh nhân nghèo, dấn thân dọn dẹp đường xá hay đồ đạc nhà cửa sụp đổ do bảo lụt thiên tai gây nên v.v… Những hành động nói lên tinh thần phục vụ tốt đạo, đẹp đời, nêu cao phẩm chất từ bi hỷ xả của “Lợi hành nhiếp”, khiến cho những người xung quanh sinh lòng cảm mến và thay đổi thái độ, quay về với lối sống tốt đẹp của người tu theo đạo Phật.

            4. Đồng sự nhiếp:  Cùng làm chung một công việc như nhau. Có thể là cùng nghề nghiệp, hay cùng sinh hoạt trong một đạo tràng. Làm chung một cơ sở chúng ta có cơ hội sống gần gũi với mọi người nhằm giúp đỡ họ làm tốt công việc khi họ cần. Sinh hoạt chung trong một đạo tràng, chúng ta có cơ hội gần gũi giúp bạn đạo cùng tiến tu trên con đường học Phật.  

Muốn nhiếp phục mọi người chúng ta cần phải sống hòa đồng với mọi người trong mọi hoàn cảnh vui, buồn, sướng, khổ, thành công hay thất bại. Phong cách sống của chúng ta cũng phải hòa hợp không nên có thái độ phân chia giai cấp giỏi dở. Trong Tứ Nhiếp Pháp, “Đồng sự nhiếp” là phương pháp dễ đưa tới hiệu quả nhất vì mỗi ngày chúng ta sống gần gũi với người chúng ta muốn thu phục, chúng ta có thời gian, có cơ hội áp dụng cả bốn phương pháp nhiếp phục, đồng thời nêu tấm gương tốt của người Phật tử tại gia của mình cho họ nhìn thấy.

        Nhìn chung, Tứ Nhiếp Pháp là hạnh tu đối với người xuất gia hay tại gia. Nó mang ý nghĩa cao đẹp đầy lòng nhân ái, nhằm giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao giá trị phạm hạnh, nhân cách và trí tuệ của mọi người, chẳng hạn như muốn thu phục bạn đồng tu giống như mình về phương diện đạo đức là giữ giới đã thọ, giúp người khác về mặt pháp học cũng như pháp hành để tất cả mọi người đều có kết quả mỹ mãn như nhau trên con đường tu học..

 

GIÁ TRỊ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP

            Tuy phân chia Tứ Nhiếp Pháp thành bốn Pháp, nhưng thực ra bốn Pháp này đều liên hệ mật thiết với nhau, vì tất cả cũng chỉ là pháp tu nhằm nâng cao việc hành trì phục vụ chúng sanh trong tinh thần từ bi và trí tuệ, với mục đích cao thượng là giúp chúng sinh mau thoát khổ giác ngộ ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.    

           Thực hành Tứ Nhiếp Pháp có lợi cho cả hai bên. Một bên là có lợi cho chính mình trên đường tu là sẽ hoàn thành hạnh nguyện Bồ-tát phục vụ chúng sanh vô điều kiện. Còn người nhận Nhiếp Pháp cũng sẽ được lợi lạc an vui vì được nhiếp phục xa lìa tà kiến vô minh trở về với Chánh pháp.

        Pháp môn này không chỉ dành riêng cho đệ tử của Đức Phật thuộc hàng xuất gia hay cư sĩ, mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng, tu tập, thực hành để có cuộc sống an lạc hạnh phúc trong bất cứ môi trường nào. Về phương diện cá nhân, ta tự gieo và nuôi dưỡng được hạt giống thiện lành tạo phước báo cho mình trong đời sống hiện tại và tương lai. Tất cả mọi người trong gia đình, ai ai cũng là người hiền lương, lúc nào cũng thành tâm thành ý hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của mình thì gia đình đó chắc chắn được sống trong  hòa thuận, vui vẻ và hạnh phúc. Trong cộng đồng xã hội nếu mọi người cùng tu tập bốn phương pháp này thì xã hội sẽ được ổn định, không còn tội ác.

            Đối với người tu, Tứ Nhiếp Pháp là hành trang cần thiết cho họ trên con đường hoằng pháp lợi sanh. Triết lý Tứ Nhiếp Pháp do Đức Phật dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm qua, cho đến bây giờ áp dụng vẫn không bị lỗi thời. Nó vẫn phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, nhất là những việc làm chia xẻ đầy tình người của Pháp Bố Thí gồm Tài thí (nội tài thí và ngọai tài thí), Pháp thí và Vô Úy thí có giá trị nhân văn đạo đức rất lớn. Nó có công năng cảm hóa con người tránh xa nếp sống tội lỗi, khiến xã hội bớt đi những tệ nạn bất công, mọi người được sống trong bình yên hạnh phúc.

   

KẾT LUẬN

            Tóm lại Tứ Nhiếp Pháp là pháp môn thực hành của người tu tập đi vào đời nhằm nhiếp hóa, cảm phục lòng người với  mục đích cao thượng là giúp mọi người quay về sống trong Phật Pháp dẹp bỏ tham sân si. Những ai tu học Phật, nếu quán Tứ Nhiếp Pháp sâu sắc sẽ nhận ra niềm an lạc hạnh phúc khi mình thực hành Pháp này. Chẳng hạn như phát nguyện bố thí tài vật hay chính nội tài  của mình như hiến máu, tặng thận…  chẳng hạn! Hành động cứu sống mạng người, mang niềm tin vui, hạnh phúc cho chúng sanh, thì chính bản thân mình cũng được an lạc hạnh phúc. Đó là chưa kể càng làm nhiều việc phước thiện thì ruộng phước báo của mình ngày càng gia tăng, đời sống của mình mới có giá trị.  Còn như nhiếp phục được chúng sanh quay về với Chánh pháp tu hành đi đến giải thoát giác ngộ, thì công đức lớn lao không kể siết. Đức Phật dạy pháp tu này cho tất cả mọi người không phải dành riêng ai. Nếu chư vị Bồ-tát phát nguyện dâng hiến cuộc đời các Ngài cho lợi ích chúng sanh qua Tứ Nhiếp Pháp, thì chúng ta là những Phật tử tại gia cũng có thể noi gương của các Ngài mà tu tập theo bốn pháp này trong khả năng và hoàn cảnh cho phép. Đã xác nhận điều này có thể thực thi, thì tại sao chúng ta không mau cùng nhau thực hành ngay bây giờ?

                                    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

                                                   THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

                                     (Chân Tâm thiền thất ; 28/9/2020) 

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2021(Xem: 4672)
Lại một quyển sách khác nữa được điểm, để giới thiệu đến với mọi người, nhất là những người ít có thời gian để đọc một quyển sách dày mấy trăm trang, thì đây là một bài giới thiệu tóm tắt về tác giả và tác phẩm. Sách dày 360 trang, nhưng nếu in hai mặt thì số trang chỉ bằng một nửa mà thôi. Bởi lẽ khi Lotus Media ở Hoa Kỳ tái bản năm 2020 do Uyên Nguyên trình bày, muốn làm cho quyển sách dịch ra Việt ngữ của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải trang trọng hơn, để tỏ lòng với người đã khuất, cũng như muốn cho độc giả thâm nhập sâu hơn với ngôn ngữ của Thiền, nên mới cho chúng ta nhiều không gian thoáng mát như vậy, để khi đọc và khi gấp sách lại tư duy những lời dạy ngắn gọn, rất dễ hiểu của Thiền Sư Bankei Yotaku một cách sâu sắc hơn nữa.
02/09/2021(Xem: 4934)
Chánh là ngay thẳng. Tư (思) và Duy (惟) đều thuộc bộ tâm. Tư duy là quá trình vận hành của não bộ giúp con người suy nghĩ, xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Chánh Tư duy là suy nghĩ, xem xét, giải quyết đúng vấn đề. Người có chánh tư duy dễ dàng thực hiện thành công mục tiêu lý tưởng của mình. Hành trì chánh tư duy luôn đem lại chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bởi tư duy là cơ bản của lời nói và của hành động
02/09/2021(Xem: 5208)
Phần này (32B) bổ túc cho bài viết “Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) về hai cách dùng bình lang (tân lang, cây cau) và (đảo) Côn Lôn/Côn Nôn. Các dữ kiện cho thấy khuynh hướng lẫn lộn n và l đã từng xẩy ra cho đến ngày hôm nay. Trong tuần lễ soạn phần bổ túc (giữa tháng 8 năm 2021), người viết (Nguyễn Cung Thông/NCT) còn thấy trên các mạng truyền thông hiện tượng lẫn lộn n và l như trong các utube ở phần sau. Hi vọng loạt bài viết này là động lực cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn và khám phá nhiều điều thú vị về tiếng Việt phong phú của chúng ta.
02/09/2021(Xem: 5218)
PERRIS, California – Chùa Hương Sen hôm Chủ Nhật 29/8/2021 đã đón nhận 28 thùng kinh và sách Phật học để sẽ lưu giữ tại thư viện tương lai sắp xây của chùa. Trong đó, 20 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Tâm Diệu và nhóm bạn đạo Thư Viện Hoa Sen, 8 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Nguyên Giác.
01/09/2021(Xem: 5693)
Điểm sách: TÂM BẤT SANH Của Bankei Yotaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác), do Peter Haskel viết bằng Anh ngữ qua việc tham cứu Nhật ngữ, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ.
01/09/2021(Xem: 7338)
Trời hửng nắng, ta trở dậy, mệt nhoài, như mới hôm qua ta còn khoẻ, nói chuyện tới khuya, giờ đây mình đã ngã bệnh chỉ sau một đêm. Bởi thế, nói đến vô thường ai cũng thấy buồn chán và ngán ngẩm làm sao;
30/08/2021(Xem: 5548)
Vô thường là không chắc chắn, thay đổi, không trường tồn. Vô thường là đặc tính chung của mọi vật. Mọi vật sinh ra điều theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt. Khi hiểu rõ về Vô thường con người sống vui hơn. Vì biết rằng thân nhẹ nhàng như mây[2].
30/08/2021(Xem: 9293)
Nụ cười Anh tỏa nắng Giữa dịch bệnh đau thương Trái tim Anh lấp lánh Trong cuộc sống đời thường
27/08/2021(Xem: 5890)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm Hộ trì Tăng Bảo nhân mùa Vu Lan tự tứ, cũng như san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn do Dịch covid ... Vào sáng thứ Ba 24 Aug 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thiết lễ cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
26/08/2021(Xem: 4717)
Namo Sakya Muni Buddha Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 9, 10, 11 & 12 2021 với sự chia sẻ của Thầy Thích Tánh Tụê. Thứ 7 ngày 4 tháng 9 - 2021 Từ 2PM to 5PM Pháp thoại & sinh hoạt với ACE Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông. 9311 McClure ave Westminster Ca 92683 Liên hệ chi tiết: Đạo hữu minh Anh (714) 319 3455
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]