Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi đến Những người Xây dựng Hòa Bình

29/09/202007:47(Xem: 7393)
Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi đến Những người Xây dựng Hòa Bình

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma

gửi đến Những người Xây dựng Hòa Bình

(His Holiness the Dalai Lama’s message to the peace builders)

 Đức-Đạt-Lai-Lạt-Ma



Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi đến những người xây dựng hòa bình, trong khuôn khổ chiến dịch “Cuộc đối thoại mang lại Hòa bình” do The Peace Studio tổ chức vào ngày 21 tháng 9 năm 2020:

 

“So sánh với thế giới ngày nay, tôi nghĩ rằng mọi người ở khắp nơi đều cảm thấy hòa bình là rất quan trọng. Vào thế kỷ trước, chúng ta đã chi rất nhiều tiền và kiến thức khoa học để chế tạo vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Bây giờ tôi nghĩ rằng phải khai trừ thái độ tinh thần đó và đã thay đổi nhiều. Bây giờ mọi người đang thể hiện mối quan tâm nghiêm túc về hòa bình; điều đó rất quan trọng. Ngày nay do đại dịch hiểm ác Covid-19 nên tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ nguy khốn như vậy, suy nghĩ về vũ khí là không thực tế và lỗi thời. Bây giờ chúng ta phải nghĩ về một thế giới hòa bình.

 

Hòa bình không phải ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống; đối lập với hòa bình là bạo lực và ai tạo ra bạo lực – chúng ta là con người. Do đó tự động hòa bình là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta, những con người tạo ra bạo lực thì có trách nhiệm mang lại hòa bình. Cuối cùng hòa bình liên quan đến cảm giác yên bình bên trong – cảm giác quan tâm hơn đến sức khỏe của người khác, cảm giác quan tâm đến hơn 7 tỷ người trên thế giới. Đó là nguồn hòa bình trên hết.

 

Chỉ từ hòa bình không mang lại hòa bình. Cuối cùng chúng ta phải phát triển sự bình an nội tâm. Hiện tại kẻ hủy diệt sự bình an nội tâm là giận dữ và sợ hãi. Trong tâm trí của chúng ta, có rất nhiều cảm xúc, từ bi, tha thứ, bao dung, là nền tảng của bình an nội tâm. Tức giận, ghen tỵ, sợ hãi có liên quan đến thái độ coi mình là trung tâm. Thái độ vị tha là coi toàn bộ hơn 7 tỷ người trên trái đất đồng là anh chị em của đại gia đình nhân loại. Mình muốn sự bình yên; họ cũng muốn hòa bình.

 

Tôi đánh giá cao nụ cười tươi hiền hòa và lòng tốt của người khác. Chúng tôi cũng cho họ thấy từ bi tâm và nụ cười hài hòa. Bằng cách đó, chúng ta có thể phát triển một gia đình hòa bình, nhân ái, cộng đồng nhân ái thông qua giáo dục, không nói về kiếp sau hay thiên đàng. Nhưng tự động, chúng ta vẫn từ bi hơn đó là cách tốt nhất để dâng lên Đức Chúa. Theo tôn giáo hữu thần, thần tự ái vô hạn. Tất cả các tôn giáo đều nói về lòng nhân ái. Vì vậy, cho dù chúng ta có chấp nhận tôn giáo hay không, thì thực hành đó là cách tốt nhất để thực hành tôn giáo. Tất cả các truyền thống tôn giáo chính, mặc dù các quan niệm và khía cạnh văn hóa khác nhau, tất cả đều mang thông điệp chính là từ bi tâm và lòng bác ái. Do đó, bây giờ chúng ta nên nỗ lực để mang lại sự bình an nội tâm; bằng cách này, hòa bình thực sự đến với chúng ta.

Thế kỷ 21 này là một thế kỷ hòa bình. Để tạo ra một thế kỷ hòa bình, hãy nhìn vào cảm xúc bên trong. Chúng ta phải giảm bớt những cảm xúc tạo ra bạo lực; Điều này thông qua suy luận. Trước hết là giận dữ phá vỡ sự bình yên bên trong. Một người mất bình tĩnh thì thì toàn bộ cảnh quan xung quanh, mọi người đều cảm thấy không vui; đó là sự tức giận. Mặc khác, từ bi tâm, lòng bác ái, hòa bình tạo nên bầu không khí tươi mát, yên bình, hạnh phúc. Dù chúng ta có chấp nhận tôn giáo hay không, ngay cả trong tôn giáo, những truyền thống tôn giáo nào chúng ta theo, nhưng chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến sự bình an nội tâm.

 

Về bình an nội tâm, những cảm xúc nào đang phá hủy bình an nội tâm của chúng ta? Đó là sự tức giận. Về mặt thể chất, tức giận là rất xấu. Những điều này xảy ra như sự tức giận liên tục khiến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Tâm bình an, từ bi hơn, sẽ ảnh hưởng đến tình trạng thể chất, ví dụ như huyết áp bình thường và nhịp tim thư giản, thoải mái. Là một con người, chúng ta luôn phải đối mặt với một số vấn đề. Một cá nhân có bình an nội tâm có thể duy trì sự an tâm, cho dù có vấn đề gì xuất hiện. Bằng cách này, tôi nghĩ rằng một tâm trí bình yên là cách vệ sinh tốt nhất cho thể chất. Bây giờ tôi thường bày tỏ vệ sinh thân thể là quan trọng nhưng vệ sinh tinh thần còn quan trọng hơn.

 

Nền giáo dục hiện đại không đề cập nhiều đến tâm trí, tình cảm. Điều này tôi nghĩ rằng truyền thống Ấn Độ và đặc biệt là truyền thống Phật giáo, ‘đưa ra’ rất nhiều lời giải thích về cảm xúc, tâm trí và cách giải quyết những cảm xúc phá hoại. Vì vậy ‘những thứ này có thể được giới thiệu trong giáo dục hiện đại’ như một môn học, không phải tôn giáo. Tôi có một số thân hữu trong số các nhà khoa học. Một số khoa học gia cũng đang tỏ ra quan tâm. Họ đã ‘cung cấp’ một lý do chính đáng. Chúng ta là một động vật xã hội, và trong bất kỳ động vật xã hội nào, ý thức quan tâm của cộng đồng về mặt sinh học là ở đây. Trên cơ sở chủng tử đó ‘bằng cách sử dụng’ trí tuệ của mình để kết hợp với nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể phát triển sự bình an nội tâm.

 

Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với các bạn. Đây không chỉ là lời nói của tôi, bản thân tôi thực hành những điều này, bởi vậy nó thực sự rất bổ ích. Trân trọng cảm ơn các bạn”.

 

ĐẠT LAI LẠT MA

Ngày 21/9/2020

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 36642)
Mùa an cư năm nay hai chú Sa Di Viên Từ và Minh Hạnh được phân công cúang cháo thí thực buổi chiều; nhiều Phật tử thắc mắc tại sao phải cúng cháo mà không cúng cơm hay cúng món gì khác; nên bài viết ngắn này hy vọng sẽ giải thích đôi điều về lễ nghi đặc biệt này.
11/04/2013(Xem: 22384)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 7343)
Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc thượng thiện tụ hội. Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, hay nói cách khác, tâm không thanh tịnh, thì bất luận người đó dụng công thế nào, ...
10/04/2013(Xem: 10354)
Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?
10/04/2013(Xem: 9891)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 9463)
Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xoá bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.
10/04/2013(Xem: 7030)
Muốn sống một cuộc sống đạo đức, trước tiên chúng ta nên nghĩ đến nhu cầu của người khác nhằm đáp ứng hạnh phúc của họ, có nhiều liên quan đến xã hội ngày nay. Nếu chúng ta tu sửa nội tâm, tự loại bỏ các ý nghĩ và tình cảm tiêu cực để xây dựng, chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới.
10/04/2013(Xem: 8267)
Pháp giới bao la vô biên vô tận không thể nghĩ bàn, nhưng trong tất cả, pháp giới chỉ là cội nguồn tánh thể chân như; tánh đó hiện lên vô vàn hiện tượng, hóa thành vô số màu sắc, dệt thành hằng hà sa số thế giới không thể nghĩ bàn. Cũng vậy tính thể thanh tịnh, tính chất Thánh nhân chỉ là một, nhưng phương tiện nhân duyên hiển hiện lại mang đủ hình tướng hoạt động của hết thảy hình ảnh phàm nhân.
10/04/2013(Xem: 20227)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
10/04/2013(Xem: 6174)
Ai đã từng đi trong mưa, gió bão bùng mới thấy được giá trị thực sự của túp lều nhỏ ven đường. Đối với biển cả Phật pháp mênh mông vi diệu, bốn năm học ngắn ngủi chưa phải là sự thành tựu thoả mãn của một thế hệ trẻ đang khát khao chuyển mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]