Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Tranh

27/09/202009:36(Xem: 6439)
Truyện Tranh

TRUYỆN TRANH
TRUYỆN TRANH

Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng
23/09/2020 15:50

Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất hiện website lễ chùa online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên... App. Khi cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để... được phù hộ.

Với mức nạp 20 ngàn đồng, "thí chủ" sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao! Hiện App này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play.

                                                         ***

Truyện tranh trên đây của báo “Tuổi trẻ cười” nhưng cười thế nào được khi đem đức tin Tôn giáo của quần chúng ra châm biếm thế này?

Chưa thấy App cài thế nào mà đã thấy báo “Tuổi Trẻ cười” đã hướng dẫn quần chúng cài đặt ứng dụng này để nạp tiền vào App để …được phù hộ.

Đúng là thời buổi kinh tế thị trường định hướng theo công nghiệp mạng; mọi sự nằm trên mặt phẳng của khoa học điện tử! Thế thì Thần Thánh cũng phù hộ trên App, làm sao ân điển truyền đến cá nhân?

Ai quy định “ mức phí nạp 20 ngàn đồng, “thí chủ” sẽ  được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao?”

Ngay cả việc hiến tế truyền thống cũng chưa ai quy định được phù hộ bao lâu tương đương phí nạp, nay “Tuổi trẻ cười” thay mặt Thần Thánh quy định mức tiền nạp và mức phù hộ tương xứng với đồng tiền cống nạp. Thời nay con người, nhất là một số báo chí đã thay Thần Thánh thưởng phạt công minh??? Sở dĩ không cho là hiến cúng mà phải nói là cống nạp hay phí nạp để mua sự bình an, vì ra quy định rõ ràng như thế chứ không phải tùy tâm tín thí và lòng từ của Thánh Thần.

Lần đầu tiên trong lĩnh vực tín ngưỡng nghe đến chữ nạp tiền vào App để …được phù hộ, như là hai chữ “ưu đãi” như ưu đãi các món hàng rao vặt trên mạng hoặc rao bán ngoài chợ trời. Từ ưu đãi hình như đang thích hợp với mùa Trung Thu – mua 1 tặng 1, chương trình ưu đãi và chăm sóc khách hàng, báo “Tuổi Trẻ cười còn thiếu  mấy chữ chăm sóc khách hàng thì phải!

Chả hiểu xã hội hóa Phật giáo thế nào mà tay hý họa cho đến người cầm bút,youtuber cho đến người đứng trên bục giảng cũng có thể đem đạo Phật ra diễu cợt như sự diễu cợt của dân bợm nhậu nhìn con tôm hùm nhảy  hót trong lẫu nước sôi.

Phải chăng cái tội không từ những đầu óc châm biếm nông cạn mà cái tội ai đã làm cho đạo Phật mất phẩm chất giữa kinh tế thị trường hiện nay? Trách nhiệm gắn liền vói đạo đức hay trách nhiệm đi liền với buông thả, mất uy tín?

Trên đất nước ta  có đa Tôn giáo nhưng chưa thấy Tôn giáo nào bị báo chí bêu rếu nhiều như Đạo Phật. Ta hãy tự xét mình, không nên xét lỗi người. Những kẻ châm biếm đạo Phật hay châm biếm bất cứ Tôn giáo nào đều là đáng thương chứ không đáng trách, vì đầu óc họ rỗng tuếch về đạo đức làm người!

Báo “Tuổi trẻ cười” nên hướng quần chúng vào cái cười đáng giá phẩm chất làm người, không nên lạc dẫn quần chúng vào trò cười vô vị, thất đức; dù là Thần Thánh hay phàm Tăng, vẫn cao quý hơn những phàm tục đầu trộm đuôi cướp, sát sanh hại vật, băng hoại xã hội. Tuy là luồng gió thổi vu vơ nhưng báo hiệu một thời tiết chớm Đông hay giao mùa, đều ảnh hưởng phần nào sức khỏe, không nên chủ quan.

 

MINH MẪN 
 25/9/2020 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2010(Xem: 8558)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 11736)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 26921)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 13084)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 7204)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
22/11/2010(Xem: 15939)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
22/11/2010(Xem: 8894)
Hôm nay chúng tôi được duyên lành về đây, trước hết thăm chư Tăng trong mùa an cư, sau có vài lời muốn nói cùng chư Tăng Ni. Chúng tôi thường tự tuyên bố rằng tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nên trọn đời lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng nghĩ đến người tu xuất gia, muốn làm sao tạo duyên tốt cho tất cả Tăng Ni trên đường tu, mỗi ngày một tiến lên và tiến đúng đường lối của Phật đã dạy.
20/11/2010(Xem: 8628)
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạnlà "Astalokadharma",tương đối ít thấy đề cập trong Phậtgiáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trongPhật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Támmối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâmvà lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bậntâm đó được phân chia thành bốn cặp :
19/11/2010(Xem: 8511)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
19/11/2010(Xem: 9979)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]