Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Pháp Sơn với Cổng Trời trên Đất Lành

23/09/202020:46(Xem: 7763)
Chùa Pháp Sơn với Cổng Trời trên Đất Lành

Tùy bút

Chùa Pháp Sơn với Cổng Trời trên Đất Lành

 Chùa Pháp Sơn-2078

         Vượt qua được đoạn dốc núi vừa dài vừa gập ghềnh lên mô xuống hụp với lởm chởm đá cục đá hòn, đất bụi sạn sỏi để lên đến được khuôn viên của chùa, đứng ngay dưới chiếc cổng mang dáng dấp kiến trúc Torii ở các đền chùa Nhật Bản, hít thở thật sâu và đều không khí trong lành của núi rừng cây cỏ mà phóng tầm mắt về hướng đông ngắm cảnh trời xanh biển rộng, thấy rõ những hòn đảo nhỏ ngoài vịnh nối nhau như bức bình phong che chắn cho thành phố Nha Trang hiền hòa, ta mới cảm nhận được sự sảng khoái an vui như vừa từ cảnh giới u minh hầm hố bước qua thiên đường tịnh lạc. Ta đang đứng ngay Cổng Trời, ngay ranh giới chuyển tiếp giữa vùng linh địa của Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng với thế gian phàm phu tục lụy. Cổng Trời được dựng đặt tại chùa Pháp Sơn trên triền núi Chín Khúc với độ cao 180 mét so với mặt nước biển chắc là mang ý nghĩa đó.

          Sau khi rảo một vòng  lên xuống qua lại quanh chùa dưới nắng chói chan, đến ngồi trên băng ghế đá dưới bóng râm cạnh Cổng Trời, đón từng cơn gió mát đi qua, tĩnh tâm nhìn ngắm lại từng giàn hoa tán lá, dáng cá bóng cây, hàng bằng lăng tím đang vững chãi vươn lên muốn tranh đua cùng những cây muồng hoa vàng, những thân đu đủ cao dong dỏng bên vườn ổi xanh tươi cành lá, nghe tiếng nhạc thánh thót nhẹ nhàng của chiếc phong linh treo trước chánh điện hòa cùng tiếng suối chảy róc rách liên miên như bất tận nơi hòn giả sơn bên dưới bóng dáng tọa thiền thư thái của một vị bồ tát, hay nhìn lại từng lối đi phẳng êm bằng bê-tông dẫn qua các cổng cửa nhỏ vào từng khu riêng biệt có đầy đủ nguồn điện và nước để dùng cho chốn già lam thâm sơn cũng cốc… thì ta mới hình dung, mường tượng, nhận biết được sự đánh đổi phải nói là khủng khiếp của mồ hôi nước mắt, của công sức lẫn tài lực mà con người đã trút trải ra trong cuộc khai sơn phá thạch dựng chùa truyền pháp.

        Chỉ với vỏn vẹn bốn năm, năm 2016 đến 2020, từ ngày kết duyên với vùng núi đá thuộc khu tái định cư Đất Lành, thật đúng là đất lành cho chim đậu, mảnh đất rẫy hoang vắng đầy bui rậm và gai góc chen cùng đá tảng khô khốc, không có được một lối mòn lên xuống lại qua, đã từng ngày thay da đổi thịt, từng tháng năm thấm đẫm khổ lụy gian nan biến chuyển sắc tướng để trở thành một chốn thanh tịnh tu hành rạng ngời chánh đạo mang tên Pháp Sơn!

        Đại đức Thích Huệ Pháp, một trong những đệ tử xuất sắc của cố Hòa thượng thượng Trí hạ Viên (trú trì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa- Nha Trang) chính là vị tỳ kheo đã phát tâm nguyện tạo dựng ngôi chùa trên núi cao có chiếc Cổng Trời lạ lẫm này. Duyên lành đưa người đến đất lành, đại đức đã tìm mua được mảnh đất vùng heo hút núi non hiểm trở rộng trên 2ha, nhưng không phải nằm ở địa thế núi nhìn thấy núi, đá nhìn thấy vách, mà chiếm được một vị trí vô cùng thanh cao thoáng đãng gọi là “tọa sơn hướng thủy”, khi nhìn ra hướng đông có biển rộng vịnh êm, và ngắm được bao quát cả một thành phố du lịch Nha Trang chỉ cách chốn tịnh tu này chừng 5km… Nói về tâm nguyện, chí nguyện của người khai sơn lập tự, có lẽ ta chỉ nên dùng những từ ngữ có chữ Kiên như kiên trì, kiên nhẫn, kiên tâm, kiên cố, kiên định, kiên gan, kiên cường... vì nếu không có được chữ Kiên nào thì giờ đây đất đá cây cỏ đã trả về cho núi, không thể có một thiền tự mà phương danh đã được lan tỏa gấn xa vẫy gọi những người thích du sơn ngoạn thủy, muốn tìm về chốn thanh khiết tĩnh lặng, thích khám phá trải nghiệm khắp đó đây.

         Bốn năm tạo dựng, chỉ mới là xong bước đầu cơ bản, chùa Pháp Sơn còn rất nhiều hạng mục công trình dang dở, và chưa thực hiện được. Đã có nguồn nước giếng khoan lấy từ  độ sâu 120m lên chứa vào các bể hồ dự trữ, đủ để sinh hoạt hằng ngày, tưới cây… Đã có nguồn điện mạnh được kéo từ lưới điện chính ngoài lộ chính chạy vào 2km vào đến chùa trên núi, thay thế năng lượng mặt trời… Hai nguồn điện và nước vô cùng quan trọng này quyết định được sự thành bại thất tồn của sơn tự, nên cũng là các nguồn tiêu hao tài lực kinh phí mà mới nghe con số đã phải trố mắt ngỡ ngàng.

        Tương lai chưa biết ra sao, hình hài tầm vóc của chùa Pháp Sơn chỉ đang còn nằm ở phác họa, ở kế hoạch kiến tạo dài lâu của vị khai sơn lập tự. Chánh điện tạm thời còn nhỏ hẹp, đang chờ vào mai sau được hội đủ phước duyên, được thọ lãnh hồng ân Tam Bảo mà vươn lên lớn rộng trên khoảnh đất đã được san ủi bằng phẳng kế bên. Con đường chính, cũng những lối đi dẫn lên chùa đã được lát bê-tông, trải đá dăm xanh rì, nhưng vẫn còn nhiều đoạn chưa đủ duyên lành để bằng phẳng êm ái đón bước chân người cũng như vòng lăn của bánh xe, còn lắm khúc lởm chởm chông chênh trồi lên lõm xuống như muốn thử thách lòng người, nhất là vào mùa nắng gắt và mùa mưa gió lầy lội… Do đất chùa quá rộng, ta sẽ thấy thiếu thiếu gì đó, như thiếu những tôn tượng lộ thiên để bài trí làm tôn lên vẻ đẹp thiêng liêng của cảnh thiền, vườn thiền, nhưng vị trú trì cho hay, chùa ưu tiên trồng cây xanh thật nhiều trước, vừa lấy bóng mát, lấy sắc màu tô điểm cảnh sắc chung, vừa giữ rừng giữ núi hòa vào với thiên nhiên. Cũng sẽ có tôn tượng Di Lặc Tôn Phật, nhưng còn nằm trong dự tính. Sẽ không tôn trí nhiều tượng lộ thiên chịu bao mưa nắng vì chùa thấy không nên, không cần thiết,,,

         Trước mắt, bá tánh thập phương cũng đã thỏa nguyện, hài lòng khi được đặt chân vào đất chùa, thanh nhàn chiêm bái Vườn Lộc Uyển với tôn tượng Phật Thích Ca thuyết pháp cho năm anh em ngài Kiều Trần Như, thong dong thưởng lãm Nhà Chuông với chiếc chuông đồng lớn được đúc nổi quanh vành trăm hình tượng Phật thật lạ lẫm hiếm thấy, thư thả ngắm nhìn cảnh non nước hữu tình với cá lội suối reo gần bên tôn tượng đức Quán Tự Tại Bồ Tát,  bất chợt bắt gặp hình tượng chú tiểu bằng đá trắng đang dùng tay ra hiệu “Giữ im lặng, và lắng nghe!” thật dễ thương, đền ngồi trên các băng ghế ngắm cảnh cửa biển và phố thị xô bồ, và dĩ nhiên không thể thiếu đến những giây phút ung dung tự tại đứng giữa Cổng Trời mà dang tay đón lấy thời không tĩnh mịch thuần khiết được ghi khăc lại bằng ống kính nhiếp ảnh để lưu niệm…

           Hãy thong thả bước vào Nhà Chuông, đón gió lồng lộng thổi qua, rồi dọn sẵn cho mình một tâm thức thanh tịnh, sau đó cung kính thỉnh một tiếng chuông, chỉ cần một tiếng mà thôi, xong  đứng đó gửi gắm tâm nguyện của mình vào trong tiếng ngân vang của chuông, tâm nguyện cũng hòa vào theo từng hơi thở:

Chuông đồng ngân vọng Pháp Sơn
Gọi chân lãng tử
Gọi hồn tục gia
Lên đây
Đảnh lễ Bụt Đà
Mang tâm rộng mở
Mà ra Cổng Trời
Ngắm nhìn đảo vịnh biển khơi
Ôm vào thành phố của thời xuân xanh
Đứng đây gọi Bụt tâm mình
Nam mô giải kết
Lặng thinh
Rồi về!

Tâm Không – Vĩnh Hữu

Chùa Pháp Sơn-2024Chùa Pháp Sơn-2029Chùa Pháp Sơn-2033Chùa Pháp Sơn-2034Chùa Pháp Sơn-2037Chùa Pháp Sơn-2039Chùa Pháp Sơn-2041Chùa Pháp Sơn-2044Chùa Pháp Sơn-2047Chùa Pháp Sơn-2048Chùa Pháp Sơn-2051Chùa Pháp Sơn-2054Chùa Pháp Sơn-2058Chùa Pháp Sơn-2060Chùa Pháp Sơn-2063Chùa Pháp Sơn-2064Chùa Pháp Sơn-2068Chùa Pháp Sơn-2070Chùa Pháp Sơn-2073Chùa Pháp Sơn-2076Chùa Pháp Sơn-2078Chùa Pháp Sơn-2080Chùa Pháp Sơn-2083Chùa Pháp Sơn-2087Chùa Pháp Sơn-2090Chùa Pháp Sơn-2098Chùa Pháp Sơn-2103Chùa Pháp Sơn-2109Chùa Pháp Sơn-2111Chùa Pháp Sơn-2113Chùa Pháp Sơn-2115Chùa Pháp Sơn-2118Chùa Pháp Sơn-2123Chùa Pháp Sơn-2127Chùa Pháp Sơn-2129

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2021(Xem: 5507)
Mới đó mà Ông ra đi đã 5 năm rồi! Tháng 5 lại trở về. Nhớ đến Ông tôi lại muốn viết mà có lẽ viết bao nhiêu cũng không đủ. Ông ra đi đã để lại một niềm xúc động trong trái tim tôi, và không chỉ riêng tôi mà còn biết bao người, bao gia đình đã được Ông cứu vớt từ con tàu CAP ANAMUR khi những con thuyền người Việt lênh đênh trên đường vượt biên ngày nào. Ông chính là đại ân nhân của gia đình tôi, vì nếu không có Ông, con tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Chính vì vậy, gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời và cũng thật bàng hoàng đau đớn lúc hay tin Ông đã lìa cõi trần. Bây giờ ngồi nhớ lại nỗi đau ấy vẫn còn như đâu đây.
09/06/2021(Xem: 5012)
Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương giáo lý Phật đà. Nhằm tiếp nối tinh hoa tuệ giác siêu việt của chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Tổ sư đã kinh qua trong suốt nhiều đời, nhiều kiếp mới có được sự kế tục đến ngày hôm nay. Nếu dùng thời gian hiện tại của kiếp nầy, kể từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni giáng thế đến nay chỉ trên 2.500 năm, mà chúng ta đã có vô số văn kiện và dữ liệu để tham cứu học hỏi, tu niệm, và cần bàn đến. Gần gũi và trung thực nhất là hai bộ thánh điển Phật giáo của truyền thống Nam và Bắc truyền. Nếu căn cứ theo đó để nghiên cứu thì chúng ta sẽ có một đáp án tương đối chính xác để ghi nhận những giá trị về Văn hóa và Giáo dục xuyên qua nhiều tâm lực và nguyện lực của các bậc tiền nhân.
09/06/2021(Xem: 5854)
NHƯ LỜI GIỚI THIỆU CỦA ARTHUR Zajonc, cuộc gặp gỡ Tâm thức và Đời Sống lần thứ mười đã đưa chúng ta vào một hành trình dài, từ những thành phần đơn giản nhất của vật chất đến sự phức tạp của ý thức con người. Cuốn sách này theo dõi hành trình đó diễn ra trong suốt một tuần trong một căn phòng chật cứng tại tư dinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên ngưỡng cửa của dãy Himalaya. Làm thế nào để bắt đầu theo dõi quỹ đạo đầy tham vọng, dường như bao la này? Chúng ta sẽ bắt đầu với tuyên bố mờ đầu thuyết trình của Steven Chu, nhà vật lý đoạt giải Nobel: “Điều quan trọng nhất mà chúng ta biết là thế giới được tạo ra từ các nguyên tử. Đây là quan điểm mà hầu hết các nhà vật lý ngày nay, vào đầu thế kỷ XXI, đồng ý với quan điểm này ”.
09/06/2021(Xem: 6317)
Trong Phật bảo, pháp bảo và Tăng bảo, Chúng con quy y cho đến khi đạt đến giác ngộ. Qua công đức của thực hành sáu ba la mật, Nguyện cho chúng con thành tựu quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
07/06/2021(Xem: 13884)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
07/06/2021(Xem: 14434)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 1 tháng 8 năm 2020, nhằm ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2564, Phật Đản lần thứ 2644, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68. Hôm nay cũng là ngày có nhiệt độ cao nhất, 32 độ C, trong mùa dịch Covid-19 đang lan truyền khắp nơi trên thế giới. Sau hơn 5 tháng ròng rã, tôi đã đọc qua 8 tập kinh Việt dịch trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, từ tập 195 đến tập 202, thuộc Bộ Sự Vị, được dịch từ 2 tập 53 và 54 của Đại Chánh Tạng.1 Nguyên văn chữ Hán 2 tập này gồm 2.260 trang.2 Bản dịch sang tiếng Việt của 2 tập này là 15.781 trang, chia thành 8 tập như đã nói trên. Như vậy, trung bình cứ mỗi trang chữ Hán dịch ra tiếng Việt khoảng 7 trang.
07/06/2021(Xem: 13143)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
05/06/2021(Xem: 6564)
Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca theo Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565- 2021 có đoạn ghi “Bản nguyện của ngài là gì khi hóa thân đến trần gian này?” Một câu hỏi mang đầy ý nghĩa nhất cần phải khai triển. Sự hóa thân xuống trần này với mục đích mở một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên cho đến ngày nay chưa từng có của loài người, đó là một kỷ nguyên trí tuệ và từ bi. Trước khi đi sâu vào trí tuệ và từ bi, trước hết ta quán chiếu đầu tiên sự xuất hiện bằng cách hóa thân của ngài xuống trần gian này.
03/06/2021(Xem: 5816)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Chủ Nhật (May 30) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Rampur Village & Katiya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 363 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 14 cây số.
03/06/2021(Xem: 3413)
Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè họ nói Chuyện người chuyện sói. Sói nói tiếng người
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]