Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Uẩn Vô Ngã (PDF)

19/09/202020:21(Xem: 11262)
Ngũ Uẩn Vô Ngã (PDF)
Ngũ Uẩn Vô Ngã 
HT. Thích Thiện Siêu
Ngũ Uẩn Vô Ngã -bìa-2

Lời Giới Thiệu

        Ngũ uẩn vô ngã là tập tài liệu giáo khoa do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Phỏ chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt-Nam tại Tp. Huế, biên soạn , trước hết là nhằm cho việc giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế mà Hòa thượng đảm trách. Do nội dung thiết yếu, cơ bản, sâu sắc của đề tài, do sự nghiên cúu kỹ lưỡng, sự trình bày rõ ràng, với tính sư phạm cao và đặc biệt là do uy tín lớn của tác giả trong Tăng già và trong giới nghiên cứu Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam nghĩ rằng đây là một tập tài liệu rất cần thiết cho các Học viện, các trường Phật học và cho những ai muốn tìm hiểu, cầu học Phật pháp. Do đó, chúng tôf đã xin phép và được Hòa thượng đồng ý cho in tài liệu này thành sách, phô biến rộng rãi cho quần chúng độc giả.

          Sách gồm có sáu phần chính, là sáu bài giảng căn bản về Ngũ uẩn vô ngã được trình bày theo một trình tự chặt chẽ, hợp lý. 1. Khái quát về Ngũ uẩn vô ngã. 2. Phân tích Ngũ uẩn vô ngã. 3. Nêu dẫn và giải thích Ngũ uẩn vô ngã qua một số kình điển Đại thừa. 4. Bàn vô ngã như một phản đề để rồi đả phá Ngã chấp. 5. Khẳng định học thuyết Vô ngã qua sự phân tích và xác định Vô ngã bằng lý Duyên khởi của Ngũ uẩn. 6. Giới thiệu và phân tích kình Năm vị liên quan đến Ngũ uẩn vô ngã trong Kinh tạng Nihàya. Cuối cùng Hòa thượng phân tích về Ngũ uẩn vô ngã qua kinh Vô ngã tưởng  để thâu tóm đề tài và khẳng định quan điểm Vô ngã của kinh rằng : Từ đây về sau, bất cứ lý Vô ngã nào cũng bắt đâu từ đây mà diễn dịch ra hết, không có gì khác.

       Viện Nghiên cúu Phật học Việt Nam xin cảm tạ Hòa thượng đã hứa khả cho phép in tác phẩm Ngũ uẩn vô ngã vào Tủ sách nghiên cúu Phật học của Viện và trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả tác phẩm Phật học giá trị này.
 

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Phật lịch 2543.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01.8.1999
pdf-iconNgũ Uẩn Vô Ngã -HT. Thích Thiện Siêu




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2011(Xem: 7663)
Công bình một đề tài tranh cải quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo. Anne nhất quyết dành cây sáo cho riêng mình với lý do khá thuyết phục vì là người duy nhất trong gia đình biết chơi sáo, Bob lại dành phần là vì mình không có trò chơi nào và Clara phản đối vì là ngưòi đã bỏ công làm ra cây sáo mà lại không có quyền hưởng.
21/03/2011(Xem: 10700)
HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu vàphải làm những gì? ĐÁP: - Trước hết là phải hiểurõ những điểm căn bản của Phật dạy, thứ đến là phát lòng chánh tín Tam Bảo, cuốicùng là thực hành năm điều răn dạy trong đời sống hằng ngày của mình.
20/03/2011(Xem: 7831)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
20/03/2011(Xem: 11694)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
18/03/2011(Xem: 8066)
Đã sanh ra đời thì ai chẳng có một lần chết, thế nhưng mấy ai chịu khó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình hoặc cho thân nhân mình, hầu khi lâm sự có đủ bình tĩnh lo hậu sự viên mãn cho thân nhân hay có thể tự mình đón nhận cái chết nhẹ nhàng an lạc. Tác giả, thời trung niên tuy thường gia tâm học hỏi Phật Pháp, nhưng đối với vấn đề sống chết có phần lơ là, mãi đến khi tuổi đã gần bảy mươi mới tìm hiểu cẩn thận và khám phá những sơ sót thời trẻ, nên tạm ghi sơ lược vài nét chánh cho thân hữu bận rộn tạm có chút khái niệm để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
18/03/2011(Xem: 7055)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo.
17/03/2011(Xem: 8764)
Phật giáo gọi nghiệp là (kamma). Kamma gồm nghiệp thiện, nghiệp ác. Theo Dhamma thiền Vipassaana gọi là Sanhara. Sanhara là phản ứng của tâm và tinh thần, hình thành hành động có dụng ý, tạo nên nghiệp. Nghiệp mang lại hậu quả trong tương lai, hậu quả xấu do nghiệp ác, hậu quả tốt do nghiệp thiện. Nghiệp liên quan chặt chẽ với nhân quả. Có nghĩa là trồng cây gì (nhân) ta hưởng trái đó (quả). Không thể trồng cây ớt mà hưởng cà được. Nhân quả này cũng là luật thiên nhiên trong qúa trình sinh hoại của vạn vật.
17/03/2011(Xem: 8294)
Nói tới chuyện Nhân Quả một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi thời, quê mùa giống như chuyện “Rắn Báo Oán” chẳng hạn. Thế nhưng Luật Nhân Quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học. Nếu mai đây khí Hydrogen và khí Oxygen hợp lại mà không thành nước thì khoa học sụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hòan tòan.
16/03/2011(Xem: 7966)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không chophép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấnđề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng,các câu phát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sáchgiúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạnnào cũng được.
15/03/2011(Xem: 14158)
Trời tu viện rộng và đẹp, sáng nay mây ngoài biển đã kéo vào chưa? Thôi, xin mời thầy hãy vào cốc Trăng Lên, nhóm lửa và thêm chút củi vào cho ấm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]