Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Uẩn Vô Ngã (PDF)

19/09/202020:21(Xem: 9019)
Ngũ Uẩn Vô Ngã (PDF)
Ngũ Uẩn Vô Ngã 
HT. Thích Thiện Siêu
Ngũ Uẩn Vô Ngã -bìa-2

Lời Giới Thiệu

        Ngũ uẩn vô ngã là tập tài liệu giáo khoa do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Phỏ chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt-Nam tại Tp. Huế, biên soạn , trước hết là nhằm cho việc giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế mà Hòa thượng đảm trách. Do nội dung thiết yếu, cơ bản, sâu sắc của đề tài, do sự nghiên cúu kỹ lưỡng, sự trình bày rõ ràng, với tính sư phạm cao và đặc biệt là do uy tín lớn của tác giả trong Tăng già và trong giới nghiên cứu Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam nghĩ rằng đây là một tập tài liệu rất cần thiết cho các Học viện, các trường Phật học và cho những ai muốn tìm hiểu, cầu học Phật pháp. Do đó, chúng tôf đã xin phép và được Hòa thượng đồng ý cho in tài liệu này thành sách, phô biến rộng rãi cho quần chúng độc giả.

          Sách gồm có sáu phần chính, là sáu bài giảng căn bản về Ngũ uẩn vô ngã được trình bày theo một trình tự chặt chẽ, hợp lý. 1. Khái quát về Ngũ uẩn vô ngã. 2. Phân tích Ngũ uẩn vô ngã. 3. Nêu dẫn và giải thích Ngũ uẩn vô ngã qua một số kình điển Đại thừa. 4. Bàn vô ngã như một phản đề để rồi đả phá Ngã chấp. 5. Khẳng định học thuyết Vô ngã qua sự phân tích và xác định Vô ngã bằng lý Duyên khởi của Ngũ uẩn. 6. Giới thiệu và phân tích kình Năm vị liên quan đến Ngũ uẩn vô ngã trong Kinh tạng Nihàya. Cuối cùng Hòa thượng phân tích về Ngũ uẩn vô ngã qua kinh Vô ngã tưởng  để thâu tóm đề tài và khẳng định quan điểm Vô ngã của kinh rằng : Từ đây về sau, bất cứ lý Vô ngã nào cũng bắt đâu từ đây mà diễn dịch ra hết, không có gì khác.

       Viện Nghiên cúu Phật học Việt Nam xin cảm tạ Hòa thượng đã hứa khả cho phép in tác phẩm Ngũ uẩn vô ngã vào Tủ sách nghiên cúu Phật học của Viện và trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả tác phẩm Phật học giá trị này.
 

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Phật lịch 2543.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01.8.1999
pdf-iconNgũ Uẩn Vô Ngã -HT. Thích Thiện Siêu




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2011(Xem: 6972)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 7161)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 13298)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 5534)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 13173)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 9518)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 7987)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 6247)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 10476)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 10291)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567