Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một tu sĩ VN nhận bằng Tiến sĩ tại Myanmar

16/09/202019:16(Xem: 6362)
Một tu sĩ VN nhận bằng Tiến sĩ tại Myanmar


Một tu sĩ VN nhận bằng Tiến sĩ tại Myanmar



 Lúc 13 giờ hôm qua, 17-6, Trường Đại học Phật giáo Quốc tế (ITBMU) tại TP.Yangon (Myanmar), đã long trọng tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho Tăng Ni sinh viên các nước - khóa tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân Phật học.

thich nu dieu hieu 3
Lễ trao bằng tốt nghiệp diễn ra trang trọng hồi chiều qua, 17-6


Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh của ngài Tăng thống Myamar - HT.TS Kumarabhivamsa, Hiệu trưởng của Trường; HT.TS Nandamalabhivamsa, Phó hiệu trưởng; HT.TS Candavarabhivamsa cùng các ngài Tam Tạng V, IX, XII, quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, giảng sư của Trường cùng đông đảo Tăng Ni sinh viên.

Về phía Chính phủ, trường cũng đón tiếp sự hiện diện của ông Thura U Aung Ko, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Myanmar và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar.

Trong số 2 tiến sĩ, 28 thạc sĩ và 51 cử nhân của 22 quốc gia tốt nghiệp năm nay, Tăng Ni sinh viên Việt Nam có 1 Tiến sĩ (Sư cô Thích nữ Diệu Hiếu) 6 Thạc sĩ (Sư Phước Nhựt, Sư Pháp Thiện, Sư Giác Nhẫn, SC.Liên Sen, SC.Liên Nghiêm, SC.Phước Thu) và 11 Cử nhân (Sư Thiện Hảo, Sư Pháp Hậu, SC.Chơn Đức, SC.Hạnh Từ, SC.Liên Hạnh, SC.Liên Đăng, SC.Liên Kỉnh, SC.Đồng Huệ, SC.Huệ Lý, SC.Như Phước, Phật tử Ngọc Hương).

Đặc biệt, Sư cô Thích nữ Diệu Hiếu (thế danh: Tào Thanh Thanh Thủy) là tiến sĩ người Việt Nam (thuộc khoa Thiền Minh Sát) đầu tiên của trường.

thich nu dieu hieu
SC.Diệu Hiếu chụp hình lưu niệm với quý Hòa thượng lãnh đạo trường

thich nu dieu hieu 2
Và nhận được sự chúc mừng của Phật tử VN tại lễ tốt nghiệp


Được biết, Sư cô Diệu Hiếu đã bảo vệ thành công luận án với đề tài "Đánh giá mối tương quan giữa Định và Minh Sát trong Thiền Phật giáo" (Evaluation of Interrelationship between Samatha and Vipassana in Buddhist Meditation). Luận án được sự hướng dẫn của TT.TS Chekinda - là giảng sư, thiền sư nổi tiếng tại Myanmar, Trưởng khoa Thiền Minh Sát.

Sư cô cho biết, đã nhiệt tâm, nỗ lực viết đề tài mới, giá trị này với tâm nguyện đóng góp phần cho việc nghiên cứu chi tiết lý thuyết và thực hành lời Đức Phật dạy về thiền - tinh hoa của Phật giáo; nhắm đến mục tiêu hiểu rõ và hành đúng, thành tựu trí tuệ, an vui và giải thoát cho những ai đang tìm về với đạo Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 12393)
hân lý tương đối là những sự thật cònnằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đốinóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vôsanh...
11/10/2010(Xem: 7983)
Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu
11/10/2010(Xem: 11168)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
11/10/2010(Xem: 7240)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
10/10/2010(Xem: 10703)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 7928)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 9295)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 9332)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 7935)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 17224)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]