Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiệp báo Phi thời

15/09/202013:55(Xem: 6174)
Nghiệp báo Phi thời

hoa cuc (25)

Nghiệp báo Phi thời

 

"Phi thời": không hợp thời.

 

Trong thực tế, có trường hợp người thiện gặp ác báo, và ngược lại người ác lại gặp thiện báo - điều nầy làm cho một số người sanh ra nghi ngờ sự công bình của luật nhơn quả. Thật ra, họ phải hiểu rằng luật nhơn quả hoạt động xuyên qua nhiều kiếp người, nên đôi khi thấy có vẻ nghịch lý. Đó là vì việc thiện đời nầy có khi không đủ để bù trừ việc ác trong quá khứ, nên quả ác vẫn tới, nhưng nhẹ hơn - ngược lại việc ác đời nầy không đủ để triệt tiêu việc lành trong quá khứ nên quả thiện vẫn hiện ra, tuy bị suy giảm.

 

Có lần Đức Phật hỏi ngài A-nan: "Một số ngưới suốt đời hành thiện nhưng khi chết lại bị đọa địa ngục; trái lại có người suốt đời làm ác nhưng khi chết lại được sanh cõi trời. Con có biết lý do tại sao không?" Ngài A-nan trả lời: "Bậc đại sư tôn quý, xin Ngài hãy giải thích lý do cho chúng con". Đức Phật bảo: "Người lành bị đọa địa ngục là vì việc thiện đời nầy chưa kết trái trong khi ác báo từ đời trước đã trổ quả. Ngược lại người ác được sanh thiên là vì việc ác đời nầy chưa kết trái trong khi quả thiện từ đời trước đã chín muồi. Thiện nghiệp và ác nghiệp ảnh hưởng lẫn nhau trong nhiều đời, trước khi chúng trổ quả. Cũng như món nợ nào quan trọng phải được trả trước. Do đó, người tu hành phải siêng năng thường ngày, không được lơ là hay biếng nhác."

 

Người tu thường phải đối mặt với ba chướng ngại: chướng ngại do nhiễm ô, chướng ngại do nghiệp xấu và chướng ngại do quả báo - trong đó chướng ngại do nghiệp là nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, khi y mới bắt đầu tu thì thường không có gì xảy ra, nhưng khi càng tu thì càng gặp nhiều chướng ngại. Đó là bởi vì đa số chúng ta, sống trong thời Mạt pháp nầy, có rất nhiều nghiệp chướng - nếu không thì chúng ta đã sanh vào thời Tượng pháp hay Chánh pháp rồi. Tuy nhiên, không phải vì tu hành nên làm cho chướng ngại nổi lên - mà bởi vì có hiện tượng gọi là "Chuyển nghiệp": nghiệp nặng biến thành nghiệp nhẹ, nghiệp tương lai trở thành nghiệp hiện đời (cho trả nợ sớm hơn), Giả sử như ta có 10 phần nghiệp ác, do tu hành nên giảm được 7, chỉ còn có 3. Và thay vì sẽ phải trả nghiệp đó (10 phần) trong tương lai, nhờ tu hành nên chỉ phải trả nghiệp nhẹ (3 phần) trong hiện đời - nhờ đó mà ta có thể sớm được giải thoát. Thí dụ như Đại luận sư Giới Hiền trong một kiếp trước là vị quốc vương đã gây nhiều cuộc chiến tranh để chinh phục các nước láng giềng. Do nghiệp sát sanh quá nặng, ngài sẽ phải đọa địa ngục khi thiện báo làm người kiếp nầy chấm dứt. Tuy nhiên, nhờ Đại sư tinh tấn tu hành và hoằng truyền Chánh pháp, nên nghiệp ác địa ngục chuyển thành những cơn động kinh hằng ngày, làm cho Đại sư cảm thấy như bị nhiều đao thương đâm chém vào cơ thể. Sự đau đớn kinh hoàng nầy kéo dài đến hai năm, trước khi chấm dứt. Xem thêm "Giới Hiền luận sư."

 

Thích Phước Thiệt trích mục “Nghiệp báo Phi thời”, Từ điển Phật học Thích Phước Thiệt,
Trang nhà Quảng Đức.


***
Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 8345)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8240)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 8918)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12154)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 8772)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 9575)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9694)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8823)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9652)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 8811)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]