Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huế của vườn xưa

09/09/202021:01(Xem: 5514)
Huế của vườn xưa
Huế của vườn xưa
Nguyên Hạnh HTD
Thanh-pho-hue-2

Corona đã giam lỏng tôi từ ngày này qua ngày khác, thần kinh của tôi vẫn còn bình thường là may mắn lắm rồi! Hết đi vào rồi lại đi ra, chưa bao giờ thấy thời gian trôi qua nặng nề như vậy. Cả ngày phải kiếm việc để làm, hết lau cửa lớn đến chùi cửa sổ, chùi đến nỗi không còn cửa để mà chùi nữa.

Lòng buồn hoang mang, mong chờ tình hình sáng sủa hơn nhưng vẫn không thấy một tia sáng cuối đường hầm; ngày 28.03.2020 số người chết ở Đức mới 399 người mà nay trong vòng tháng rưởi đã lên hơn 7000 người rồi!

Buồn quá! Thôi thì đành ngồi một chỗ thả hồn về quá khứ cho đầu óc bớt căng thẳng. Nơi chốn êm dịu nhất trong lòng tôi vẫn là xứ Huế thân yêu dù xa xôi vạn dặm nhưng nỗi nhớ vẫn mãi khắc ghi.

Huế là thành phố vườn; vườn cây, chim muông hoa cỏ, sông hồ, con đò, câu mái nhì, sương mù, trời xanh mây trắng, thi ca, âm nhạc... đã làm nên thiên nhiên Huế, tâm hồn Huế, con người Huế và đã được mệnh danh là Huế thơ, Huế mộng.

Tuổi thơ tôi trôi từ vườn thanh trà Nguyệt Biều quê nội, qua vườn cau Lương Quán của bà Ngoại, trôi từ ban mai u hoài sang hoàng hôn cô tịch, từ giọt nước mắt nhớ mẹ sang nụ cười bé thơ hái me, trèo ổi.

Suốt cuộc đời mình, khi vui buồn, khi khắc khoải ưu tư, tôi luôn ngoảnh lại tuổi thơ để được đắm mình vào vười xưa yêu dấu. Ôi. Những ngày xưa, nơi tôi hằng vịn tay ôm lấy cột nhà những hoàng hôn, mong nhận được lời an ủi xẻ chia, thương xót mà sao cây cột vẫn im thin thít lạnh lùng vô cảm. Rất nhiều khi tôi thèm một bờ vai người lớn tựa đầu vào và oà khóc cho vơi nỗi niềm cô đơn của đứa con sớm mất Mẹ. Vườn Huế xưa chính là bờ vai để tôi nương tựa, là bàn tay dìu tôi đi cùng chim chóc, cùng gió thổi mây bay.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua rồi mà hương cau thoang thoảng sương mờ đêm đêm vẫn còn ngan ngát giấc mơ tôi. Thuở ấy, đêm Huế vườn xưa tĩnh lặng đến như nghe được tiếng thì thào của trăng sao!

Trời Huế buồn thương lặng cả gió ngàn lẫn với tiếng ầu ơ, ví dầu xa thẳm. Tiếng kẽo kẹt võng đưa nhà bên cạnh, tiếng vạc đơn lẻ kêu thiết tha, qua cửa sổ tàu lá chuối đẵm ánh trăng, hương lài, hương ngâu, hương sói, hương thiên lý ngào ngạt cả đêm khuya.

Dường như đêm Huế vườn xưa êm ái hơn, tiếng dế gáy râm ran, nửa như than khóc tỉ tê. Dế trong hang đất ngoài vườn, dế trong lỗ thông hơi các viên gạch, dế vẫn chung tình mang cả dàn nhạc bát âm ca hát ru tôi ngủ thay lời mẹ ru từ hồi thơ dại!

Những mùa đông vườn Huế xưa cũng rét co ro, ánh trăng cũng lạnh run rẩy, gió thở than trên cây mù u ngoài vườn sướt mướt, tiếng chim tìm nhau thảng thốt tưởng chừng như trời đất cũng đơn độc, cũng như đang thiếu thốn mái ấm gia đình. Ngoại lấy tình thương ấp ủ cháu, ổ rơm nào ấm bằng lời Ngoại ru, lời Ngoại thiết tha trìu mến, dáng Ngoại trùm lên năm tháng bơ vơ côi cút của tôi, làm bớt đi niềm quạnh hiu tủi phận, an ủi những hoàng hôn bàng bạc kiếp người. Ngoại là khu vườn Huế xưa thuộc về dĩ vãng nhưng sao vẫn sống mãi đâu đó tận đáy lòng tôi.

Vườn Huế xưa ơi! Đâu rồi những cây me đất biến thành bữa cỗ trong trò chơi nấu ăn của trẻ con, những vỏ nghêu vỏ sò làm chén vàng, chén ngọc, những nồi đất nhỏ, những chiếc lá làm tiền bán mua, những cuộc trốn tìm, những lần bịt mắt bắt dê, những lần bị những con ngỗng bên vườn hàng xóm đuổi chạy trối chết. Sau này lớn lên tôi mới biết không chỉ có ngỗng mới thích đuổi theo trẻ nít, tình ái kia có phải ngỗng đâu mà sao nó cũng thích đuổi theo người bỏ chạy, dù người đó không còn là trẻ thơ.

Rồi mùa ổi chín, mùa mít chín, mùi thị chín và chín suốt cả mùa hè, rủ rê chim về như một hội chợ chim: chim sáo, chim chìa vôi, chim chèo bẻo về làm trẻ con vui như Tết. Những đám mây vườn Huế chừng như cũng đang chuyên chở mùi chín mọng, thơm lừng theo gió ngát hương bay, từ cửa Thuận An thổi về làm nắng mới hây hây. Mỗi lần leo lên cây ổi hái chùm trái chín, tôi mới ngó thấy trời cao, thấy núi Ngự Bình “ngồi ngắm“ sông Hương như thể núi đang đợi ai ngoài xứ Huế...

Tôi nhớ đủ thứ... nhớ con cá chuồn Cầu Hai, tôm tép ngoài Truồi, ngoài Sịa cùng với gạo thơm Phong Điền Phú Vang, Phú Lộc... nuôi chúng tôi nên người, phả vào tâm hồn tôi hương gió hương cây những vườn xưa mênh mang xứ Huế, mênh mang giọng hò mái nhì ngoài sông nước Hương Giang. Lớn lên tôi mang hương vườn vô trường Đồng Khánh, cùng bạn bè đạp xe lên thăm nhà vườn Kim Long ngút ngàn 4 mùa mà yêu thêm vườn Huế. Có đêm nằm mơ thấy núi Ngự Bình bỏ Huế mà đi xứ khác để sông Hương lẻ bóng, sáng thức dậy vội chạy ra cửa hoàng thành ngó lên trời thấy Ngự Bình vẫn còn đó mà mừng như thể người thân mất hút nay bỗng trở về.

Rốt cuộc, vì sự sống tôi đành xa xứ Huế; đời sống làm vợ, làm mẹ rồi làm bà, tôi đã gởi lại thiên đường tuổi thơ cho Huế độc quyền cất giữ. Nơi nào cất giữ tuổi thơ ta, nơi đó mãi mãi là quê hương. Quê hương ủ đời tôi trong bóng mát vườn Huế xưa như ủ men đời. Ở tuổi mùa thu của cuộc đời, men rượu Huế vườn xưa sao vẫn còn vo ve ong bướm, còn ríu rít chim muông thổi vào hồn tôi sức sống.

Nhớ hoài vườn cau Lương Quán của Ngoại, vườn Nội Nguyệt Biều; cả hai vẫn theo tôi suốt cả cuộc đời; đôi khi giúp tôi thấy mình bé nhỏ an phận trong vỏ bọc vườn quê mà an lạc, mà quên đi những lo toan, nặng nhọc mưu sinh, tranh đấu sống còn trong đời. Khi đến tuổi bà ngoại, tôi càng nhớ Ngoại mình hơn. Đầu óc tôi, tâm hồn tôi chừng như vẫn cất dấu những thiên đường u buồn mà hoan lạc một thời những vườn xưa lưu dấu, nơi con chuồn chuồn đậu vào tia nắng Huế, nơi tôi đã vin vào giậu mồng tơi mà nhớ những câu ca dao, câu hò, lời ru của Ngoại, của bà vú mà ngẩn ngơ!

Vườn Huế xưa êm dịu, tôi đang ngó thấy tôi trong tấm gương phôi pha của thời gian, bàn chân mình đã biến lối nhỏ trong vườn cây thành con đường xa xứ. Khi xa vòm trời tuổi thơ, liệu tôi còn có thể tìm thấy gió heo may Huế bàng bạc trong không gian, nghe lại tiếng chim họa mi hót ríu rít mỗi chiều hè ngoài vườn xưa nữa không?

Ngoại không còn, mẹ cha cũng không còn, vườn xưa thành vườn của người khác. Huế bây chừ đâu phải Huế ngày xưa, ngay con cá ngạnh nguồn cũng không còn biết cách đổi buồn làm vui như trước. Nhưng trong tâm hồn tôi vườn Huế xưa vẫn còn nguyên vẹn: một vòm trời gợn sóng nước Hương giang, một hơi thở phả ra từ cửa Thuận, một màu xanh biên biếc như thể núi Ngự Bình kéo hết cỏ cây lên trời mà ấp ủ niềm thương nhớ, mà nghe câu hò bến Phú Vân Lâu mê mẩn tiếng chim chiều tim tím. Huế ơi!!

10- 05- 2020

(Ngày nhớ Mẹ)

Nguyên Hạnh HTD


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2021(Xem: 9169)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
03/01/2021(Xem: 5500)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5134)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5732)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6232)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5248)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 4998)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 5021)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5450)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4869)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]