Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ông Tập Cận Bình Kêu gọi “Hán hóa” Phật giáo Tây Tạng

02/09/202015:55(Xem: 5096)
Ông Tập Cận Bình Kêu gọi “Hán hóa” Phật giáo Tây Tạng

Ông Tập Cận Bình
Kêu gọi “Hán hóa” Phật giáo Tây Tạng

(Xi Jinping Calls For “Sinicization” of Tibetan Buddhism)

Tập Cận Bình


 

Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com




Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ông Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.

Trong bài phát biểu trước các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại một diễn đàn với thời gian 2 ngày tại thủ đô Bắc Kinh về việc quản trị tương lai Tây Tạng, Ông Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định rằng, Phật giáo Tây Tạng cần phải thích ứng với Chủ nghĩa Xã hội và với điều kiện của Trung Quốc: “Cần phải tích cực để hướng dẫn Phật giáo Tây Tạng thích ứng với Chủ nghĩa Xã hội, và thúc đẩy “Hán hóa Phật giáo Tây Tạng” (the sinicization of Tibetan Buddhism). (The Economic Times)

Ông Tập Cận Bình, một chính trị gia người Trung Quốc, Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát biểu tại Hội nghị chuyên đề Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 7, về Công việc Tây Tạng với chủ đề “Hán hóa” (Sinicization,漢化), cần tăng cường giáo dục chính trị và tư tưởng trong các Học đường Tây Tạng như một phương tiện để “gieo mầm yêu nước Trung Quốc sâu thẳm trong trái tim và khối óc của tất cả Thanh thiếu niên Tây Tạng”. (Al Jazeera)



Hãng thông tấn xã nhà nước Tân Hoa xã đăng tải, Ông Tập Cận Bình phát biểu rằng: “Cần phải tìm hiểu, phân loại và công khai những sự thật lịch sử về sự giao lưu, và hội nhập của tất cả các dân tộc tại Tây Tạng từ thời cổ đại, hướng dẫn người dân các dân tộc, để nhìn ra phương hướng và tương lai của dân tộc, nhận thức sâu sắc rằng, dân tộc Trung Quốc (người Hán) là một cộng đồng cùng chung cuộc Cách mạng, thúc đẩy giao lưu và hội nhập các dân tộc”. (The Asian Age)



“Hán hóa” (Sinicization,漢化) thường đề cập đến việc hòa nhập các cộng đồng dân tộc thiểu số, trong các lãnh thổ dưới sự quản lý của Bắc Kinh, vào văn hóa và hệ thống chính trị Trung Quốc, như được định nghĩa bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (中國共產黨, the Communist Party of China, CPG), thường mô tả mục tiêu rộng rãi rằng “Chủ nghĩa Xã hội với các đặc điểm của Trung Quốc” (socialism with Chinese characteristics).“Hán hóa” (Sinicization,漢化) bao gồm việc đảm bảo rằng, các niềm tin và giáo lý tôn giáo phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu của Đảng Cộng sản (CPC).



Vào năm 2015, Ông Tập Cận Bình đã nói về việc vô hiệu hóa các tôn giáo, Công giáo La Mã, Tin Lành, Hồi giáo, Đạo giáo và Phật giáo, 5 truyền thống tôn giáo chính tại Trung Quốc.



Hầu hết các tài liệu lịch sử đều đồng ý rằng, thuở sơ khai khi ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo đã lan tỏa, đạo nhiệm mầu được phổ biến tích cực tại cao nguyên Tây Tạng vào cuối thế kỷ thứ 7 Tây lịch, khi Quốc vương Tây Tạng Songtsen Gampo (549-649?), người sáng lập của đế quốc Tây Tạng, vị quân chủ triều thứ 33 của người Tây Tạng, thành tâm cung thỉnh chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo Ấn Độ quang lâm giảng dạy Phật pháp cho dân tộc Tây Tạng. Phật giáo phát triển mạnh mẽ dưới sự bảo trợ của quốc gia Tây Tạng trải qua nhiều triều đại.

Vào thế kỷ thứ 8, Vua Trisong Detsen đã mời đạo sư người Ấn Độ Đại sĩ Liên Hoa Sinh (Padmasambhava, còn được gọi là Guru Rinpoche và Shantarakshita, sư trưởng của trường đại học Nalanda. Đức Đại sĩ Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), nhân vật huyền thoại của thế kỷ thứ 8 tại Ấn Độ, người sáng lập nên Phật giáo Tây Tạng và là cha đẻ của Vật lý lượng tử, bậc thầy tantric (Mật tông) trong Phật giáo, người được cho là đã đưa Phật giáo Kim Cương thừa đến Tây Tạng và Bhutan. Ngày nay Ông được tôn kính là một trong những tổ sư vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng và là người và sáng lập nên tông Ninh Mã, một trong bốn tông phái lớn của Tây Tạng và được các đệ tử tôn vinh là “Phật thứ hai”. 

Đức quốc vương rất có công trong việc truyền bá chính pháp Phật đà sang Tây Tạng, vua Trisong Detsen (742-798). Triều đại ông chăm dân trị nước, Phật giáo được truyền sang Tây Tạng một cách có hệ thống. Ông được xem là hóa thân của Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi.

Đức quốc vương Trisong Detsen sinh năm 742, lên ngôi năm 12 tuổi (754). Niềm tin Chính pháp Phật đà trong việc Quốc sách An dân nơi ông, bắt nguồn từ người mẹ hiền kính yêu, nguyên là một vị Công chúa Trung Hoa với tên Kim Thành. Với sự hiến kế của người mẹ tôn kính, ông đã dẹp được bọn tà đạo chống phá Phật pháp được nhiều vị quan trong triều ủng hộ, người cực đoan nhất là Tể tướng Mã Tướng. Sau đó, đức quốc vương Trisong Detsen đã thành tâm cung thỉnh Đại sư Tịch Hộ (750-802) sang Tây Tạng hoằng pháp. Đại sư Tịch Hộ, một vị Cao tăng Phật giáo Ấn Độ thuộc Trung Quán tông, người truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng thời kỳ đầu.

Đại sư Tịch Hộ (Shantarakshita) từ Đại học Nalanda và chính Ông là người bắt đầu cho sự truyền bá Phật giáo ở Tây Tạng. Ông cũng phát động dự án để dịch văn học Phật giáo Ấn Độ sang tiếng Tây Tạng, điều mà cuối cùng đã hình thành được các bộ sưu tập của Kangyur (Kinh Tạng) và Tengyur (Luận Tạng). Ông đã biên soạn “Sự Trang Hoàng Trung đạo” mà ngày nay chúng ta vẫn còn nghiên cứu, và “Luận Nhiếp Chân Thật”; tác phẩm đầu tiên là công trình của triết học và tác phẩm thứ hai là của logic và nhận thức luận”.

Đệ tử của Ông Tịch Hộ là Liên Hoa Giới (Kamalashila), cũng là một học giả uyên bác, được mời đến sau này. Ông đã biên soạn “Ngọn đèn Trung Đạo” và một luận giải cho tác phẩm “Luận Nhiếp Chân Thật” của Thầy mình. Hai bậc Thầy này đã nhận trách nhiệm chính cho việc thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng. Với sự tấn phong đầu tiên, Ông Tịch Hộ đã thiết lập Căn Bản Hữu Bộ (Mulasarvastavadin Vinaya), trong khi - về triết học - Ông là một người đề xuất quan điểm Du Già Trung Quán Tự Lập (Yogachara - Svatantrika - Madhyamaka) kết hợp các quan điểm của cả hai Ông Vô Trước và Long Thọ. Ông thiết lập Luật như là nền tảng của Giáo lý.



Bất chấp sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) trong nhiều thập kỷ, Tây Tạng, chính thức là Khu tự trị Tây Tậng, vẫn là một xã hội Phật giáo sâu sắc, trong đó Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục được tôn kính rộng khắp như một vị thần tượng lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng, mặc dù Ông đã tự lưu vong tại Ấn Độ từ thập niên 1959 của thế kỷ 20.

Trong khi nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thì luôn luôn cáo buộc và vu khống Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn đòi hỏi độc lập hoàn toàn cho Tây Tạng và cho rằng Ông là một kẻ theo chủ nghĩa phân lập. Đã nhiều lần, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ tìm kiếm các quyền lớn hơn cho người dân Tây Tạng, bao gồm tự do tôn giáo và quyền tự trị.



Hội nghị chuyên đề của Chính phủ Trung Quốc kéo dài hai ngày, kết thúc vào hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, được tổ chức trong bối cảnh kỷ niệm 55 năm ngày Thành lập Khu tự trị Tây Tạng, được đánh dấu bằng việc Thành lập Hội đồng Nhân dân Khu vực vào ngày 1 tháng 9 năm 1965.



Các lực lượng Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã giành quyền kiểm soát Tây Tạng vào năm 1950, theo cách mà CPC mô tả là “sự giải phóng hòa bình” của vùng Hy Mã lạp Sơn xa xôi. Kể từ năm 1959, Tây Tạng đã trải qua những giai đoạn bất ổn liên tục và phản đối sự cai trị hà khắc của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đường lối chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) là, Tây Tạng, một phần bất khả xâm phạm của Trung Quốcc kể từ thế kỷ 13.


Duc Dalai lama khocdalai lama khoc (1)
dalai lama khoc (2)



Năm 2020, đã tròn 61 năm ngày người dân Tây Tạng vùng lên ở Lhassa chống Trung Quốc chiếm đóng rồi bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, khiến hàng nghìn người chết và nhiều người phải sống lưu vong, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Hiện giờ, Tây Tạng bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Công an Trung Quốc. Bắc Kinh mạnh tay thúc đẩy “Hán hóa Tây Tạng”.

Ông Tập Cận Bình nói thêm rằng, cũng cần phải tăng cường bảo vệ và an ninh biên giới cho Khu tự trị Tây Tạng, khu vực có chung biên giới với Bhutan, Ấn Độ và Nepal.

Ông  Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng: “Cần phải tăng cường giáo dục và hướng dẫn quần chúng, vận động rộng rãi quần chúng tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa ly khai, tạo thành bức tường đồng vách sắt (trong tiếng Quan thoại có nghĩa là ‘Pháo đài bất khả xâm phạm’) để duy trì sự ổn định”. (Hindustan Times)

Để xây dựng cái mà ông Tập mô tả “Tây Tạng mới, Xã hội chủ nghĩa thống nhất, thịnh vượng, văn minh, hài hòa và tươi đẹp”, ông Tập cho biết Trung Quốc cần tăng cường vai trò của Đảng Cộng sản (CPC) trong lãnh thổ, để cho phép các nhóm dân tộc trong khu vực hội nhập hơn. (Al Jazeera)

Các chính sách của Đảng cầm quyền Bắc Kinh đối với Tây Tạng và các vùng dân tộc thiểu số khác, đã bị giám sát chặt chẽ hơn, trong những tháng gần đây khi các mối quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế với Washington, CD, đã được làm sáng tỏ, và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Bhutan và Ấn Độ về các khu vực biên giới tranh chấp mà Chính quyền Cộng sản Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.




Ông-Tập-Cận-Bình-trong-cuộc-họp-cấp-cao-về-“Vấn-đề-Tây-Tạng”-tại-thủ-đô-Bắc-Kinh

Tập Cận Bình Phát biểu tại Diễn đàn “Vấn đề Tây Tạng”,

 Ông đã Phản bội và sự Thất bại trong Chính sách của ĐCSTQ

 (Xi Jinping’s speech at Tibet Work Forum betrays CCP’s policy failure)

 

Ông Tập Cận Bình, một chính trị gia người Trung Quốc, Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc họp cấp cao về “Vấn đề Tây Tạng” tại thủ đô Bắc Kinh. Ảnh Tân Hoa xã

 

Gần đây, ông Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu dài, và nẩy lửa khi kêu gọi Trung Quốc xây dựng một “pháo đài bất khả xâm phạm” (impregnable fortress) để duy trì sự ổn định ở Tây Tạng, bảo vệ sự thống nhất quốc gia và giáo dục quần chúng trong cuộc đấu tranh chống lại “những kẻ ly khai” (separatists), sự kiện diễn ra trong 2 ngày (28 và 29 tháng 8) vừa qua. Diễn đàn Vấn đề Tây Tạng lần thứ 7 có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tại Bắc Kinh vào hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua.

 

Không giống như các Diễn đàn Vấn đề Tây Tạng trước đây, sự kiện và bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã được đưa tin, và lưu hành rộng rãi trong giới truyền thông địa phương và quốc tế. Nó đã được ca ngợi trên các phương tiện truyền thông chính thức của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc là “Định hướng Chính sách cho Tây Tạng” (setting policy direction for Tibet).

 

Tân Hoa Xã (新華社, Xinhua News Agency) là hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc và là trung tâm thu thập thông tin lớn nhất, cơ quan ngôn luận lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trích lời ông Tập Cận Bình nói: “Cần phải nỗ lực để xây dựng một Khu tự trị Tây Tạng Xã hội Chủ nghĩa hiện đại mới, thống nhất, thịnh vượng, văn hóa tiên tiến, hài hòa và tươi đẹp. Vấn đề liên quan đến Tây Tạng phải tập trung vào việc bảo vệ sự thống nhất quốc gia và tăng cường đoàn kết dân tộc. Cần cung cấp nhiều giáo dục và hướng dẫn cho công chúng để huy động sự tham gia của  họ vào việc chống lại các hoạt động ly khai, do đó tạo ra một rào cản vững chắc để bảo vệ sự ổn định”.

 

 Nội dung và ngôn ngữ phát biểu của ông Tập Cận Bình cho thấy rõ ràng, sự thừa nhận của ông về sự bất ổn tại vùng lãnh thổ Mật giáo, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và ông đã phản  bội và sự thất bại hoàn toàn trong khu vực về chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).

 

Bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc cao cấp nhất, rõ ràng nổi bật như một minh chứng thực tế cho thấy rằng, Trung Quốc không có gì đáng để khoe khoang về những thành tựu mang lại lợi ích cho Tây Tạng, và người dân Tây Tạng trong suốt 70 năm chiếm đóng này. Không có gì ngạc nhiên khi nó không thể chiếm được lòng tin và lòng trung thành của người dân bản xứ. Trung Quốc chỉ cố gắng khai thác tài nguyên khoán sản của Tây Tạng và quân sự hóa vùng đất cao nguyên trên dãy Hy Mã Lạp Sơn này để tiếp tục chính sách bành trướng của mình trong và xung quang khu vực.

 

Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc luôn tuyên  bố rằng họ đã “giải phóng” Tây Tạng và người dân Tây Tạng thoát khỏi “chế độ nô lệ phong kiến” và biến khu vực này thành một “thiên đường Xã hội Chủ nghĩa”. Nó tuyên bố sự phát triển, cải cách dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Sau đó, tại sao lại đột ngột thúc giục và hùng biện xây dựng “một Tây Tạng Xã hội Chủ nghĩa hiện đại mới? Điều gì đã xảy ra với “thiên đường Xã hội Chủ nghĩa” mà nó tự hào trong nhiều thập kỷ?

 

Tại sao các nỗ lực tập trung vào việc bảo vệ đoàn kết dân tộc và tăng cường đoàn kết dân tộc? Tại sao cần phải xây dựng những pháo đài bất khả xâm phạm, và cần phải chống lại những kẻ ly khai tại Tây Tạng?

 

Tương tự điều này để nói rằng, ngay cả sau 70 năm bị chiếm đóng và tuyên truyền, nhân dân Tây Tạng đã không chấp nhận, và vẫn đang chống lại chế độ và các chính sách cai trị hà khắc bởi sự đàn áp dã man của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giới lãnh đạo ĐCSTQ hiện đã nhận ra rằng, vấn đề Tây Tạng đã trở thành một vấn đề quốc tế, và nó đã trở thành gót chân Achilles của ĐCSTQ. (gót chân Achilles còn được nhắc đến trong nhiều tài liệu là gót chân Asin) là một câu ngạn ngữ nổi tiếng nói về điểm yếu của mỗi con người. Achilles là con trai của Peleus- một chiến binh mạnh mẽ với Thetis- nữ thần biển cả. Chàng sở hữu một sức mạnh phi thường do là một á thần nhưng không thể bất tử như người mẹ của mình.)

 

Năm 1988, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải nhận ra rằng, sự cai trị thuộc địa trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ngày nay là đã lỗi thời. Một liên minh chân thật rộng lớn của một hiệp hội chỉ có thể đến một cách tự nguyện, khi có lợi ích thỏa đáng cho tất cả các bên liên quan. Cộng đồng Châu Âu là một tấm gương ví dụ rõ ràng về điều này. Mặt khác, ngay cả một quốc gia hoặc cộng đồng có thể bị tan rã ra thành hai hoặc nhiều thực tế nếu như nơi đó thiếu sự tin tưởng hoặc không có lợi ích, và khi mà vũ lực được sử dụng làm phương tiện chính của quyền lực”.

 

Nếu lãnh đạo nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thực sự quan tâm đến Tây Tạng và nhân dân Tây Tạng, tình hình ngày nay đã khác. Thực tế là nhân dân Tây Tạng đã phải chịu đựng rất nhiều và vẫn đang chịu đựng dưới chế độ Trung Cộng tàn bạo. Hơn 154 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009 để phản đối các chính sách đàn áp dã man của Đảng Cộng sản Trung Quốc. 70 năm chiếm đóng của ĐCSTQ là một cơn ác mộng kéo dài về sự đàn áp và phân biệt đối xử.

 

Đảng Cộng sảnTrung Quốc đã thay thế tiếng Tây Tạng bằng Hoa ngữ như một phương tiện giảng dạy trong trường học. Nhà cầm quyền Trung Cộng bắt buộc trong nhà của nhân dân Tây Tạng phải thay thế di ảnh của vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng ảnh của ông Tập Cận Bình, và cấm treo Cờ cầu nguyện Lungta – một trong những nét văn hóa Tạng, và cấm trẻ em đến viếng thăm và học tập tại các tu viện Phật giáo Tây Tạng. Đức Ban Thiền Lạt Ma (His Holiness the Panchen Lama) thứ 11 Gendun Choekyi Nyima, được Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn là hậu thân Ban Thiền Lạt Ma đã bị công an Trung Cộng bắt cóc vào tháng 5 năm 1995, lúc đó ngài mới 6 tuổi, và bặt tin tới bây giờ.

 

Đến tháng 11 năm 1995, cậu bé Gyancain Norbu Ban được chính quyền Trung Cộng chỉ định làm Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 (Bainqen Erdini Quigyijabu), khi mới 5 tuổi. Bắc Kinh muốn đưa nhân vật này thay thế một Ban Thiền Lạt Ma (Gedhun Choekyi Nyima) khác, do Đạt Lai Lạt Ma chọn lựa, theo thể thức truyền thống. Ban Thiền Lạt Ma chính thức nói trên đã mất tích, cùng với thân nhân của mình, ngay sau khi được Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ định. Nhiều tổ chức Tây Tạng lưu vong khẳng định người này đã bị cầm cố.

 

Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 (con rối của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc), trưởng thành và theo học Phật giáo chủ yếu tại Bắc Kinh, là Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Trung Quốc. Chức sắc Phật giáo Tây Tạng này cũng là thành viên trẻ nhất của Chính Hiệp, một cơ quan tư vấn chính trị bao gồm nhiều đảng phái và tổ chức nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Năm 2008, Ban Thiền Lạt Ma 11 lên án các bạo động của dân chúng Tây Tạng tại Lhassa chống lại sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Theo nhiều nhà phân tích, Bắc Kinh muốn Ban Thiền Lạt Ma đóng vai trò nhiều hơn trong tương lai, để cạnh tranh với lãnh tụ Đạt Lai Lạt Ma, nay tuổi đã ngoài bát tuần (hơn 80).

 

Thế là, một truyền thống văn hóa của dân tộc Tây Tạng đang bị nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc phá nát.

 

Trong một kịch bản như thế, làm sao giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mong đợi nhân dân Tây Tạng thể hiện sự tôn trọng và trung thành với chế độ? Không thể đạt được sự ổn định và thống nhất thông qua súng đạn và đàn áp thô bạo, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc cần tôn trọng văn hóa, tôn giáo và tình cảm của nhân dân Tây Tạng. Chính sách của lãnh tụ tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm đưa “Phật giáo Tây Tạng thích nghi với Chủ nghĩa Xã hội trong bối cảnh Trung Quốc”, chẳng những không chỉ làm tổn thương nhân dân Tây Tạng, mà còn  gây ra sự phẫn nộ của tất cả những người dân dọc theo vành đai Hy Mã Lạp Sơn, và sự lên án từ cộng đồng quốc tế. Đây là sự nghiêm trọng vi phạm tự do tôn giáo và Hiến pháp Trung Quốc.

 

Daily dẫn lời ông Tập Cận Bình nói: “Cần có thêm công ăn việc làm, biện pháp và hỗ trợ để củng cố những thành tựu đã đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo”.

 

Quốc gia Mật giáo Kim Cương thừa Phật giáo  chưa bao giờ là một  nước nghèo. Những thành tựu vật chất bên ngoài không thể cân đo được sự nghèo đói; phải là vì sự phúc lợi và an lạc hạnh phúc  cho toàn dân mới là quan trọng. Nhân dân Tây Tạng sống tự túc và mãn nguyện với thành tựu tinh thần rất cao. Sự đói nghèo và nạn đói chưa từng xảy ra ở quốc gia Phật giáo Tây Tạng, nhưng từ khi Cộng sản Trung Quốc chiếm đóng, Tây Tạng đã trải qua nạn đói hai lần vào những thập niên 1961-1964 và 1968-1973, và đã mất đi nhiều mạng người do nạn đói dưới sự cai trị hà khắc của Cộng sản Trung Quốc. Như vậy, việc “xóa giảm nghèo” đang nói lên những gì?

 

Có thể trước đây giao thông đường bộ đường hàng không chưa thuận tiện, nhưng người Tây Tạng đã đi lại tự do với các loài động vật của họ. Bây giờ, giao thông đường bộ đường hàng không thuận tiện hơn trước đây, nhưng lại bị nhà cầm quyền Cộng sản giám sát và giám sát liên tục, hạn chế đi du lịch nước ngoài, thậm chí người dân Tây Tạng không được phép đi lại trong quốc nội. Đây là sự phát triển gì?

 

Tóm lại, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã phản bội và sự thất bại trong chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rõ ràng chứng tỏ việc này đã báo trước chế độ Trung Cộng đang trong thời kỳ tồi tệ, và khắc nghiệt đối với nhân dân Tây Tạng tại quốc nội. Cộng sản vô thần Trung Quốc đã ra lệnh cho các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn đối nhân dân Tây Tạng, và yêu cầu Phật giáo Tây Tạng thích nghi với hệ tư tưởng Cộng sản. Thông điệp này sẽ bất lợi cho Ấn Độ và các nước láng giềng; Trung Cộng đã tiến tới mức quân sự hóa núi linh thiêng huyền bí Kailash và Hồ Mansarover bằng cách thiết lập các căn cứ quân sự và trạm tên lửa ở đó.

 

Núi thiêng Kailash (Hán: 岡仁波齊峰; Sanskrit: कैलास), ngọn núi được thế giới mệnh danh là "vũ trụ tâm linh", nơi mà Kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di, cũng là nơi duy nhất ngày xưa Đức Phật và 500 vị A la hán đặt chân đến. Kailash là linh địa được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sinh và hang động của Bồ tát Quan Âm. Ngọn núi này rất linh thiêng huyền bí tuyết phủ quanh năm, có nhiều hoa văn kỳ bí, độc đáo.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng  vùng đất Phật giáo và nơi linh thiêng của Shiva, một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo, và một khía cạnh của Trimurtu và người phối ngẫu của thần Shiva là Parvati đến tấn công vùng đất và con người của Đức Phật và Shiva Mahadev. Những gì đang diễn ra tại biên giới Ấn Độ, và các hoạt động bí mật của Trung Cộng ở Nepal qua các Dự án mờ ám “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (一帶一路建設, The Belt and Road Initiative) đều là những dấu hiệu rõ ràng về chính sách bành trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Để thực hiện tham vọng bá quyền này, Trung Cộng đang củng cố lập trường của họ tại Tây Tạng, xây dựng một “pháo đài bất khả xâm phạm” (impregnable fortress).

 

Ấn Độ và cộng đồng quốc tế cần nhìn nhận Tây Tạng không phải là một vấn đề, mà còn một giải pháp. Trung Công đang sử dụng Tây Tạng để đạt được các kế hoạch bành trướng của họ. Khôi phục vai trò Tây Tạng qua hàng thế kỷ, như một quốc gia đệm giữa hai cường quốc Ấn Độ và Trung Cộng, và tuyên bố nó là “Khu vực Hòa bình” (Zone of Peace) như đề xuất của Đức Đạt Lai Lạt Ma là giải pháp cuối  cùng cho hòa bình và ổn định ở biên giới và khai thác “con rồng lửa” (the fiery dragon).

 

Cuối cùng, một trường phái tư tưởng khác cho rằng, có rất ít kẽ răng trong lời nói của ông Tập Cận Bình, ông mặc trang phục hung hăng mạnh mẽ này chỉ để chuyển hướng sự chỉ trích nội bộ ngày càng gia tăng mà ông phải đối mặt kể từ khi đại dịch Virusc corona bùng phát.

 

* Tiến sĩ Tsewang Gyalpo Arya là Giám đốc Học viện Chính sách Tây Tạng, Cục Quản lý Trung ương Tây Tạng (CTA), Dharamsala, Ấn Độ. Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Quan điểm được trình bày ở trên là của riêng tác giả.

 

 Tác giả: Tiến sĩ Tsewang Gyalpo Arya

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

 
The Unknown World - Tibet, 1930s
 
High Adventure Tibet 1949 Lowell Thomas Father and Son

 


The 14th Dalai Lamas' Geshe Examinations in Lhasa, Tibet, 1958


 
 

Tibetan Refugees in INDIA early 1960s


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)

***

  


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2012(Xem: 8041)
Tháng trước tôi đến dự đám giỗ bố của một người bạn tại ngoại ô thủ đô Hà Nội. Tôi thật bất ngờ khi ở đây có phong tục ăn thịt chó vào ngày giỗ. Mô Phật! Hơn thế nữa, cả nhà lại trực tiếp giết thịt chó tại nhà, tức trực tiếp sát sinh chứ không phải đi mua ngoài chợ. Mô Phật! Đặc biệt hơn cả là chủ nhà giết chính con chó thân yêu mà họ nuôi bấy lâu nay. Thật hết chỗ nói!
20/05/2012(Xem: 6636)
Đại Hội được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm - Seattle, ngày 10-12/8/2012 do HT Thích Nguyên An làm trưởng ban tổ chức.
18/05/2012(Xem: 5487)
Hồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào?
18/05/2012(Xem: 6254)
Thưaquý lãnh đạo tâm linh kính mến, quý vị lãnh đạo tổ chức Templeton quý mến và dĩnhiên là những người anh em trên căn bản nhân loại thân mến! Ngôiđền nổi tiếng này, một ngôi đền lịch sử với những khuôn mặt thời đại, với nhữngnụ cười mĩm. Mặc dù tôi không thấy từngkhuôn mặt của mỗi người, nhưng dường như là không có khuôn mặt nào biểu lộ mộtsự sân hận hay không vui nào đấy.
18/05/2012(Xem: 6135)
Tâm chúng ta thêu dệt tạo tác nên mọi điều, nhiều khithật khó lường. Đôi khi nó cất chứa những thông tin vô nghĩa và vứt bỏ nhữngthông tin hữu ích. Tôi luôn nhắc nhở học trò và bạn bè rằng, đừng lưu lại trongtâm những điều vô nghĩa, cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi, và khả năng ghi nhớ củatâm bạn cũng rất hữu hạn cho cuộc sống ngắn ngủi này mà thôi. Hãy để dành tâmmình cho những điều hữu ích, đó là những điều giúp bạn trưởng dưỡng một tâmthái lạc quan tích cực thay vì những ảnh hưởng tiêu cực
10/05/2012(Xem: 6859)
... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thànhcây cỏ dại... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanhđều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.
06/05/2012(Xem: 6735)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 5312)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 6319)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
03/05/2012(Xem: 7800)
Bà Cụ nhà tôi và nhà tôi chuyên tu Tịnh Độ. Mỗi ngày bà cụ ít nhất ba lần công phu niệm Phật. Nhà tôi ít nhất mỗi ngày một lần, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Khi nghe bàn đến chuyện Tịnh Độ thì nhà tôi như rồng gặp mây, thao thao bất tuyệt, cho rằng mình đã đi đúng đường, vì căn cơ thấp nên không thể hành trì thiền quán mà chỉ biết trì danh niệm Phật, tụng kinh bái sám, để một ngày nào đó được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567