Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Đạo Là Như Thế!

30/08/202019:44(Xem: 7607)
Học Đạo Là Như Thế!
buddha_115

Học Đạo Là Như Thế!
HT Thích Viên Minh

Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.

Cách dạy của Đức Phật cũng rất đơn giản, Ngài chỉ hướng dẫn mỗi người biết trở về khám phá sự thật – thực tại thân-thọ-tâm-pháp ngay nơi chính mình, không thể tìm kiếm ở đâu hay bất cứ ai khác. Ngài chỉ dạy đơn giản như thế, còn lại là việc của mỗi người tự mình khám phá, tự mình thấy ra sự thật chứ không có ai khác làm thay được cả. Học Đạo không thể là:”Thầy ơi, Thầy đã giác ngộ rồi, cho con giác ngộ với” được.

Ngày nay, Cam áp dụng Kinh Điển tu luyện được điều gì liền làm thiền sư Cam, và mở trường thiền để dạy Bưởi, Mít, Ổi, Xoài, …tất các loại hành theo kinh nghiệm mà mình đã đạt được! Thiền sinh Chanh, Quýt, Mận, Đào gì mỗi ngày cũng đều phải thực hành đúng theo phương pháp duy nhất của Cam đặt ra với mong cầu đạt được kinh nghiệm của Cam. Học và hành Đạo kiểu này hoàn toàn đi ngược lại với hướng khai thị của Đức Phật là trở về “nương tựa chính mình, không nương tựa ai khác” (Attā hi attano nātho, ko hi nātho paro siyā)!

Phật dạy trở về với thực tại thân thọ tâm pháp đang là, vì vậy, những gì đang xảy ra nơi thân-tâm mỗi người mới là cuốn kinh hiện thực đáng đọc nhất, là sự thật mà mỗi người cần tự khám phá chứ không phải tìm kiếm sự thật nơi thầy mình, ở trong chùa, trong các trường thiền hay trong kinh điển nào cả. Nhiều Phật tử đã bỏ rất nhiều thời gian để nghiên cứu Vi Diệu Pháp, rồi Duy Thức Học, rồi luận Tánh Không v.v… Cuối cùng kiến thức ngày càng nhiều mà trí tuệ ngày càng bị sở tri che lấp, học tập nhiều năm rồi cũng chả thấy Sự Thật đâu cả.

Nói về kiến thức Phật học thì thời mạt pháp này Tăng Ni, thậm chí Phật tử, còn giỏi hơn các vị Thánh thời đức Phật rất nhiều. Hầu hết các bậc Thánh chỉ nghe được một pháp thoại hay thậm chí một câu kệ Phật nói thôi đã chứng ngộ rồi, còn ngày nay có rất nhiều học giả, nhiều tiến sĩ Phật học, nhiều vị thuộc lòng Tam Tạng, thông suốt cả Chú Giải lẫn các bộ Luận v.v… nhưng không biết có ngộ được gì không!? Trong khi năm vị Kiều-trần-như (Kondañña) chỉ nghe pháp thoại Chuyển Pháp Luân là đã giác ngộ, rồi nghe lời đức Phật họ đi đó đây du hoá, ít khi nghe thêm pháp thoại nào nữa. Ngày nay nhiều Tăng Ni Phật tử nghe, đọc, nghiền ngẫm, thậm chí thuộc làu làu không biết bao nhiêu bài kinh, mà giác ngộ thì chả biết về đâu.
blank
Học Đạo vẫn là tự khám phá sự thật nơi chính mình, ngay cả khi được đức Phật trực tiếp khai thị thì sự thật cần khám phá vẫn là ở nơi chính mình, chứ không phải nơi Phật, nơi lời Phật dạy hoặc nơi Tăng đoàn được cho là mẫu mực. Trong thiền tông có câu “phùng Phật sát Phật” với ý nương tựa chính mình, không nương tựa ai khác. Phật dạy: “Ai thấy Sự Thật là thấy Như Lai” còn người mỗi ngày nắm chéo y Như Lai, đi theo Như Lai từng bước chân cũng không bao giờ thấy được Như Lai, huống chi rập khuôn các phương pháp do các thiền sư chế định theo kinh nghiệm cục bộ của mình! Người giác ngộ chỉ có thể khai thị, động viên, khuyến khích để người khác trở về tự giác chính mình chứ không thể giác ngộ thay cho họ được.

Đức Phật dạy “Tự tâm thuần tịnh là nơi nương tựa hi hữu”. Tất cả sự thật đã đầy đủ ngay nơi mỗi người. Mọi chân lý đều có sẵn, Sinh Tử hay Niết-bàn cũng đều ở ngay đây, trong từng giây phút nơi chính thân-tâm này chứ không ở bất cứ nơi nào khác. Có người thắc mắc rằng làm sao có thể nương tựa chính mình khi mình vẫn còn đang hoang mang, chới với? Nhưng tại sao mình lại hoang mang, chới với như thế? Chính là vì khi gặp khó khăn mình liền có thói quen hướng ra ngoài tìm chỗ nương tựa, bám víu. Cuộc sống vốn vô thường, chỗ bám víu cũng chỉ là tạm bợ, nhất thời, nên khó tránh khỏi hoang mang, chới với!. Đang chới với mà loay hoay hướng ra ngoài tìm chỗ bám víu lại càng chới với thêm. Vì vậy, nếu không trở về nương tựa chính mình thì vẫn mãi còn chới với bất an.

Quy y Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng nghĩa là gì? Một cách rốt ráo, quy y Phật là trở về nương tựa tính sáng suốt, tỉnh giác sẵn có nơi mỗi người. Quy y Pháp là trở về trọn vẹn với thực tính thân-thọ-tâm-pháp đang là, và quy y Tăng là trở về với sự thanh tịnh trong lành của thân khẩu ý, với tâm nhẫn nại, từ bi, bao dung, hỷ xả với mọi sự mọi vật. Vì vậy, cuộc đời là trường thiền vĩ đại nhất, trong đó trải nghiệm của mỗi người là đối tượng thiền trung thực nhất của người ấy, và mỗi tình huống, mỗi sự kiện xảy ra là bài học chính xác nhất thích ứng với căn cơ trình độ giúp họ nhận ra chính mình, là tấm gương phản ánh chính mình qua nghiệp duyên và nhân quả. Chính đó là những bậc thầy ngày đêm không mệt mỏi, tình nguyện chỉ dạy cho mỗi người sống thiền một cách cụ thể và chính xác hơn hướng dẫn của bất cứ thiền sư nào.

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng gặp phải những khó khan về đời sống gia đình, bạn bè, tình yêu, hôn nhân hoặc về công ăn việc làm, danh vọng địa vị, giáo dục con cái, sức khỏe, bệnh tật, v.v… Ai cũng phải đối diện với những bài toán khó trong cuộc đời. Người đời thì thường vừa mong thành đạt vừa muốn làm sao được sống bình an, vừa cầu ít gian nan lại vừa cao danh vọng! Người tu hành thì vừa mong đạt sở tri sở đắc lại vừa muốn làm sao thường an vui giải thoát, vừa muốn làm sao mau chứng ngộ Niêt-bàn vừa nỗ lực tích luỹ phước báu nhân thiên, v.v… Những bài toán “làm thế nào để…?” như thế càng nhiều thì càng loay hoay trăn trở với hết giải pháp này đến phương pháp nọ, tìm nơi nương tựa, ô dù vào tha lực… để rồi gánh lấy hậu quả khó lường, làm sao trở về an lạc nơi chính mình được!

Những gì đang xảy ra hiện nay trên thế giới đều là kết quả của ý muốn được tốt hơn, dễ dàng hơn, tiện nghi hơn của biết bao thế hệ, nhưng kết quả của những nỗ lực ấy lại không mấy khả quan. Cuộc sống vật chất ngày càng phong phú hơn, nhưng tại sao cuộc sống tinh thần lại ngày một tàn lụi? Tại sao công nghệ ngày càng phát triển thì môi trường ngày càng bị nhiễm độc? Cuộc sống của con người ngày càng thịnh vượng hơn, nhưng tại sao họ ngày càng bất an xáo trộn hơn?… Xem ra không mấy ai tìm được giải đáp chính xác, tối hậu cho các bài toán của đời mình. Qua biết bao thế hệ, chúng ta cứ loay hoay giải quyết được cái này thì lại hỏng cái khác, chữa sai xong chỗ này thì lại phát sinh lỗi chỗ kia, không bao giờ chấm dứt.
Sự sống là đa chiều, với sự gắn kết chặt chẽ với nhau và luôn biến động không ngừng. Vì vậy không thể tìm giải đáp hoàn hảo cho một vấn đề, khi chưa khám phá ra được nguyên nhân rốt ráo của tất cả các vấn đề trong cuộc sống.

Thật may mắn cho nhân loại, Đức Phật là người đã thấy ra toàn bộ sự thật và Ngài chỉ ra rằng đáp án cho cuộc đời không thể tìm thấy ở bên ngoài, vì nó chỉ có trong lòng mỗi người. Khi trở về nhìn lại chính mình, sẽ phát hiện ra tuy mỗi chúng ta đều muốn cuộc sống được tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhưng phải tốt hơn hoàn hảo hơn theo ý mình mới được, vì vậy làm sao tránh khỏi phát sinh xung đột với quan niệm hoàn hảo của người khác. Nhìn lại mình, chúng ta sẽ phát hiện ra những bài toán khó mà mỗi người đang tự đặt ra cho mình dường như chỉ là một trò chơi, chúng ta tự trói buộc mình vào hệ thống giá trị quy ước của xã hội, tự đặt cho mình một chướng ngại rồi lại tìm cách vượt qua. Nhìn lại mình, rồi chúng ta cũng sẽ phát hiện ra tu tập chỉ là quá trình tự điều chỉnh nhận thức và hành vi, chúng xảy ra một cách tự động chứ không có một cái Ta nào cả, giống như khi ngủ thì mũi vẫn tự thở, tim vẫn tự đập mà thậm chí khả năng tự động điều chỉnh còn tốt hơn nhiều.

Học Đạo là như thế, là trở về không ngừng khám phá chính mình cho đến khi mỗi người tự thấy ra nguyên nhân duy nhất phát sinh ra mọi vấn đề, mọi khổ đau và phiền não mà họ đã phải gánh chịu qua biết bao kiếp sống, và lập tức phát hiện Sự Thật tối hậu, thấy ra hạnh phúc viên mãn đang ngay đó nơi thực tại hiện tiền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 12949)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 7793)
Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua. Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.
02/09/2010(Xem: 8007)
Phiêu linh bao kiếp luân hồi - Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau - Mịt mùng tăm tối lạc nhau- Mang mang sáu cõi lao đao kiếm tìm
30/08/2010(Xem: 10375)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10687)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 9979)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 7998)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 62591)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7229)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10490)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]