Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự Hào Là Con Của Phật Với Nền Tảng Đạo Hiếu Cao Vời

29/08/202008:22(Xem: 7390)
Tự Hào Là Con Của Phật Với Nền Tảng Đạo Hiếu Cao Vời

TỰ HÀO LÀ CON CỦA PHẬT
VỚI NỀN TẢNG ĐẠO HIẾU CAO VỜI

            Trên lộ trình tu học, tìm hiểu Phật pháp, và tự đặt mình vào cương vị một người con Phật, đôi khi sự tự hào không chỉ hỗ trợ tinh thần vững tiến mà còn giúp thêm cho ý chí hanh thông, vượt qua nhiều chướng duyên, trong lý tưởng mình đã chọn. Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều như hiện nay, kiến thức và sự tự hào ấy được chắp thêm nhiều đôi cánh thêm bay cao, bay xa.

                Đến với Phật đạo trong truyền thống của gia đình, không bằng những nhân duyên ngoại cảnh đưa đầy. Đôi khi ngoảnh lại, bằng những kiến thức được dung nạp trong quá trình tiếp cận và tu học, niềm tự hào như được nhân lên gấp bội , ít nhất qua lăng kính Phật giáo là một tôn giáo, gia đình và mình đã chọn không sai, không lỗi đạo với quê hương và đạo pháp. Rất nhiều điều như thế mà gia đình, bản thân và các bạn hữu chung quanh đều cảm nhận được như thế qua từng bài học, từng sự kiện xã hội nhận thức được. Không phải ngẫu nhiên mà giới nghiên cứu lịch sử Phật giáo hay nhắc đến câu nói của nhà bác học vật lý Albert Einstein ( 1879 – 1955 ) «   Nếu có một tôn giáo đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không đòi hỏi phải xét lại mình để cập nhật với những khám phá gần đây của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để đi theo khoa học, vì nó bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học »( If there is any rehigion that would cope with modem scientific Scientific needs,it would be Buddhism. Buddhism riqires no revisiontokeep it up to date withrecent scientific fidings. Buddhism needs nosurrender its view to science, because it embraces science as well as goes beyond science) – nguồn :”Quan điểm của Albert Einstein về Đạo Phật- tân vật lý và vũ trụ luận”- Chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” của VTV1.

Và, như chúng ta đã biết và đã thấy. Từ trong lịch sử hai ngàn năm có mặt trên mãnh đất này, từ trong nếp sống cộng đồng, quan điểm sống và để sống; cho đến từng câu nói, câu ca dao của dân gian.v..v… Phật giáo đã ghi đậm dấu ấn , tồn tại như nào . Những thành quả đó Phật giáo không tự “sáng tác “ ra để tự ca ngợi (giới bình dân thì xác đáng hơn khi chỉ định : tự sướng! ) hay để chứng minh sự có mặt và đồng hành với dân tộc; mà tự nơi cuộc sống ấy phản hồi những dư âm đẹp dành riêng cho Phật giáo. Nhìn chung quanh dễ thấy ngay người ta đã chật vật, xoay sở trăm chiều để đổi mới, để chỉnh sửa, để bổ sung v..v… cho phù hợp với cuộc sống, cho phù hợp với xã hội văn minh để không phải mang tai tiếng sai trái với đà phát triển của thời đại khoa học vũ trụ; mới thấy giá trị chân lý bất di bất dịch của Phật giáo tuyệt vời như thế nào.

           Với quyển sách nhỏ bỏ túi “ Để trở thành một Phật tử”, chỉ với 60 câu hỏi và đáp ngắn gọn, tác giả- cố Hòa thượng Thích Trí Thủ ( 1909 – 1984 ) đã có nói đến điều này rất ý nhị nhưng sâu sắc qua câu hỏi đáp số 7 và số 8 như sau :

Hỏi :làm lành lánh dữ lẫn những điều mà bất luận tôn giáo hay học thuyết nào cũng dạy, đâu có riêng gì Phật giáo?

Đáp: Vâng, đúng thế, Nhưng nói là một việc, còn có thực hành đúng như lời nói được hay không, lại là một việc khác. Đó là chưa nói đếm việc làm lành, lánh dữ ấy có hợp lý hay không, vì nếu người đế xướng lên một lý thuyết mà chưa phải là một đấng giác ngộ chân lý thì lý thuyết ấy khó mà hoàn toàn được.

Hỏi: bằng chứng đâu để biết lý thuyết đúng và thực hành cũng đúng như lý thuyết?

Đáp :Cứ xem đời sống lịch sử của vị Tổ sáng lập Tôn giáo và lịch sử truyền bá của Tôn giáo ấy thì biết.

            Trong kho tàng Tam Tạng Kinh Điển với vô vàn những bài học, những lời dạy của Đức Phật, nói theo ngôn ngữ của y thuật, tất cả những vấn đề đưa ra luôn có đầy đủ yếu tố của một Y Vương, lập trình vững chắc, chỉ định rõ ràng; Khám bệnhĐịnh bệnh và phương pháp chữa bệnh. Lấy bài học đầu tiên của những bước chân hoằng hóa đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, Khổ đế - Tập đế - Diệt đếĐạo đế. Đây là bài học tiêu biểu nhất của nhận định vừa nêu, để Phật giáo bước lên trên và ra khỏi thói thường của sự ỷ lại phép mầu đơn giản và cầu xin tiêu cực, trong khi đó lại không để lại bài học khả dĩ nào cho chính người bệnh.

Chỉ riêng vấn đề Hiếu đạo thôi. Một chữ Hiếu thôi, đức Phật cũng tốn khá nhiều phương tiện và tùy thuận mỗi nghiệp duyên mà giàng giải cho thế nhân, cho các cõi trời – người tận tường. tại sao phải Hiếu, và phải báo Hiếu như thế nào? Chữ Hiếu trong Phật giáo không phải là một khẩu hiệu nghèo nàn , đứng biệt lập để biểu hiện đó là chân lý “cho có” để làm an tâm tín đồ . Chữ Hiếu trong Phật giáo còn là một chỉ định mang tính tôn xưng cao cả , tương đồng và phù hợp với đạo lý Phương Đông ( Tam Giáo Đồng Nguyên ) để thế nhân không ngần ngại xác định : Đạo Phật là đạo Hiếu ! Điều đó là hẳn nhiên. Không hẳn nhiên sao được khi quả vị cao nhất là Tâm Phật cũng được đem ra ví sánh với công đức Mẹ Cha ( Tâm Hiếu là Tâm Phật, hạnh Hiếu là hạnh Phật - Gặp thời không có Phật, thờ Cha Mẹ tức thờ Phật – Kinh Đại Tập). Thậm chí trong một hoàn cảnh bức bối, không lối thoát nào đó, người ta cũng có thể nương theo câu hát cổ nhạc “ Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ Cha Kính mẹ hơn là đi tu” của cố soạn giả Viễn Châu ( trong bài “Tu là Cội Phúc “). Nhân tiện đây xin được khẳng định lại , đó là câu hát của cố soạn giã Viễn Châu chứ không phải ca dao hay truyền khẩu như nhiều người vẫn nhầm tưởng, vì như đã thưa, câu ca đó chỉ có thể ứng dụng cho một hoàn cảnh nhân vật trong bài hát, chứ thật ra nội hàm vẫn chưa đúng lắm và còn khoảng cách rất xa với Phật pháp. Phật giáo vượt lên trên lăng kính tôn giáo một cách cao cả nhưng rất trần gian như thế mà chắc rằng chưa thấy có ở một tôn giáo khác.

Ảnh 1-Trời Đao Lợi 2
Ảnh 2 -Thuyết pháp_cho_vua_tinh_phan_ đẹp
Ảnh 3 - mahapajapati-gotami - ma ha ba Xà ba đề

                   Khi Đức Phật nói về chữ Hiếu, ắt hẳn cuộc đời Ngài cũng như trong vô lượng tiên kiếp hẳn đã thể hiện nét tiểu biểu đó qua rất nhiều hình tướng, trạng thái. Ngay trong kiếp sinh tử luân hồi cuối cùng làm con của Thánh Mẫu Ma Da, Ngài vẫn với tâm từ đại Hiếu ấy hành xử rất đúng mực. Khi thành đạo quả vô thượng rồi Ngài vẫn mang tâm từ đại Hiếu ấy vào cõi trời Đao Lợi để thuyết giảng cho Thánh Mẫu hầu làm tròn một bổn phận của thế gian (Phật thăng Đao Lợi vị mẫu thuyết pháp kinh )( Ảnh 1- 2 ) . Hay như Ngài đã khởi thân vượt ngàn dặm xa, trở về hoàng cung thăm lại phụ thân, và khi phụ thân qua đời Ngài đẽ ghé một bờ vai giải thoát của mình khiêng chiếc quan tài đến nơi trà tỳ rất tròn đạo nghĩa ( Ảnh 3 ). Không chỉ bấy nhiêu đó thôi mà còn một hình ảnh xúc động khác nữa khi Ngài cũng vì tâm Từ Đại Hiếu ấy chấp nhận cho nền chánh pháp sớm mạt độ trước 500 năm để thu nhận bà Di Mẫu Kiều Đàm, người đã từng bồng ẳm, nuôi nấng Thái Tử tất Đạt Đa khi mới vừa 7 ngày tuổi cho đến lúc lên lưng ngựa kiền Trắc, cùng Xa Nặc lướt qua mấy nẻo bụi hồng tím cầu chân lý, cùng hàng trăm vị khác vào tăng đoàn tu theo Ngài. Chữ Hiếu đối với Đức Phật to lớn đến dường ấy . Tâm Từ Đại Hiếu đó còn được thể hiện qua hàng đại đệ tử, đồ chúng của Ngài lúc còn hiện bày sinh tướng hay khi đã nhập diệt cho đến tận ngày nay.

Khi đức Phật nói về chữ Hiếu. Như đã nói, đó không phải là khẩu hiệu mỏng manh chỉ để trang điểm làm an lòng tín đồ, mà là một phương thức sống động và còn là trách nhiệm của một người đệ tử Phật. Đối với người sơ cơ hay kẻ mới học Phật sẽ dễ dàng tìm thấy trong Kinh Vu Lan Bồn hay Kinh Báo Hiếu. Qua đó, Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết thế nào là Hiếu, làm sao phải Báo Hiếu, rất rõ ràng. Với những ai có điều kiện tìm hiểu sâu hơn thì ngoài hai bộ kinh thông dụng ấy còn có nhiều bộ kinh khác đức Phật nói về chữ Hiếu trong suốt hơn 45 thuyết hóa của Ngài. Đại để đó là các bộ kinh như : Kinh Đại tập, Kinh Nhẫn Nhục, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Tập Bảo Tạng, Kinh Tăng Chi II A, Kinh Trường A Hàm, Kinh Trung Bộ, Kinh Tương Ưng, Chi Bộ Kinh, Kinh Suttanipata, Chính 2/601, Cảnh Sách, Hạnh Phúc Kinh, Vạn 35/154].v…v…Có những bài kinh với nhiều câu nói rất hay được nhiều người nhắc đến như :

  • Phạm Thiên, Này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha.Các đạo sư ngày xưa. Này các tỳ Kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. (Tăng Chi II A )
  • Hờ trời đất quỷ thần, không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là vị thần minh cao nhất trong các thần minh ( Kinh Tứ Thập Nhị Chương ).
  • Làm con đới với cha mẹ, khi đem vật dụng cho cha mẹ, dù nhỏ đi nữa thì được phước vô lượng. Khi làm điều bất thiện đối với cha mẹ, dù chỉ một chút thì tội cũng vô lượng.(Kinh Bảo Tạng ).
  • Phụng dưỡng cha mẹ là vận may tối thượng ( hạnh Phúc Kinh )
  • Các thầy tỳ Kheo, có hai vị Phật sống đang sống trong nhà các ngươi, đó là cha và mẹ (Kinh Vạn 35/154A ).
  • Các người nghĩ như thế nào, này các Tỳ Kheo? Cái gì là nhiều hơn? Sữa mẹ mà các ngươi đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, hay là nước trong bốn biển ? Cái này nhiều hơn, này các Tỳ Kheo, tức là sữa mẹ các ngươi đã uống trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chớ không phải nước trong bốn biển ( Kinh Trường A Hàm ).
  • Người nào theo thường pháp/ Nuôi dưỡng mẹ và cha/ Chính do công hạnh này/ Nhờ vậy, bậc Hiền Thánh/Trong đời này tán thán/ Sau khi chết được sanh/Hưởng an lạc chư thiên ( Kinh Tương Ưng).

               Trên đây chì là tiêu biểu vài câu trích dẫn để bổ sung cho chủ đề bài viết trong rất nhiều đề tài về chữ Hiếu Đức Phật thuyết giảng trước sau trong quá trình thuyết giáo. Nhưng cũng sẽ không thừa khi xin được trích dẫn câu kinh nói về chữ Hiếu được xem là kinh điển nhất khi tìm hiểu Phật pháp, để nhân đó người xin nói thêm một chi tiết liên quan :

Điều thiện tối cao không gì hơn Hiếu

Điều ác tột cùng không gì hơn bất Hiếu

( Kinh Nhẫn Nhục )
14 điều răn của Phật

          Trong phần cuối bài viết này , người viết trích dẫn câu kinh nổi tiếng trên vì chợt nhớ đến một chi tiết về những cái «  Nhất » trong « mười bốn điều răn của Phật » ( tạm gọi là tấm liễn ) ( Ảnh 4 ) -do cố Hòa thượng Kim Cương Tử ( 1914 – 2001 ) sưu tập và được in, phát hành rộng rải trong các nhà sách cuối thập niên 80. Người viết đã tìm mua được trong nhà sách Fahasa ở đường Nguyễn Huệ Quận 1 năm 1988. Nói đến thời gian phát hành ai cũng hiểu và thông cảm được cho từ «  điều răn của Phật » được dùng làm tựa đề. Và câu thứ 6 trong 14 câu ấy chính là «  Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu ». Trong giai đoạn vừa mở cửa, nhìn thấy những gì liên qua đến Phật giáo ai cũng rất vui mừng và bỏ qua những sai sót nhỏ. Nhưng sự việc sẽ không nhỏ chút nào nếu đặt vào thời gian hiện tại khi chúng ta đã có đầy đủ các ba bệ và hệ thống tổ chức Giáo Hội PGVN chặt chẻ. Khi đó, tấm liễn 14 điều Răn Của Phật này gây sốt thật sự và ai cũng muốn tìm mua cho bằng được để treo ở trong nhà mình vì ý nghĩa quá súc tích và sâu sắc. Tất nhiên lòng tự hào của mình cũng hân hoan theo không kém và luôn thầm cảm ơn, ngưỡng mộ chư vị đã có công làm ra bảng chữ như vậy. Khi cơn sốt đang ở cao trào thì có vài ý kiến của các vị từng đi Ấn, đi Đài hay đi Trung nói rằng các vị cũng từng thấy một vài chùa bên các xứ đó có treo những tấm bảng có nội dung tương tự và cho đó là của Trung Quốc ! Rất lạ lá ít nghe ai nói rằng 14 câu « nhất » ấy được chư vị tôn túc uyên thâm Phật học, rút ra từ các lời kinh Phật dạy và đúc kết thành những câu nói mang tính xác quyết, quan trọng nhất của đời người cho hậu thế soi chung . Thí dụ như câu số 6 đã trích «  Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu » phải chăng được các vị chiếc xuất từ trong Kinh Nhẫn Nhục « Điều ác tột cùng không gì hơn bất hiếu » Hoặc từ trong kinh Báo Hiếu – «  Trong năm đại tội định ra/ Bất hiếu thứ nhất thật là trọng thay »? Còn lại những câu khác chắc chắn rằng cũng sẽ không nằm ngoài kinh tạng Phật giáo mà với điều kiện và khả năng của người viết còn hạn chế, chưa thể sưu tầm ra hết được. Nhưng xã hội ngày nay, không kể người có hay không tu học cũng đều rất cần những thông tin như tấm liễn. Những điều tự hào đáng tự hào vì tất cả những gì Phật giáo có và cống hiến cho xã hội là rất thật, rất hữu ích, không cần gượng ép hay áp lực để tạo ra, nhất là cố tạo ra cái mình không có để tồn tại .



Mùa Vu Lan 2564 – 2020

DƯƠNG KINH THÀNH


***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2021(Xem: 5501)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10479)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9280)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6597)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8995)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5156)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5346)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5793)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4658)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5244)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]