Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu

23/08/202009:16(Xem: 6340)
Hiếu

HIẾU

Vĩnh Hảo

vu-lan-bao-hieu-1537

Thời nay mà còn nói đến chữ “hiếu” sẽ có người cho là cổ hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo hiếu, đạo làm con (1) thời xưa đã bị chê là lỗi thời theo sự xuống trào, mất ảnh hưởng của Việt-Nho từ giữa thế kỷ 19 rồi, không phải đợi đến ngày nay.

Nhưng điểm cốt lõi của hiếu thì thời nào cũng còn giá trị. Có thể người ta dị ứng với chữ “hiếu” thôi, chứ đổi thành “thương,” thành “kính yêu,” thì không ai phủ nhận. Con cái nào lại chẳng thương, chẳng kính cha mẹ! Vậy, đừng kêu gọi hiếu nữa, mà hãy lấy chất liệu thương yêu, kính trọng đó ra mà tiếp xử với cha mẹ. Làm được như thế thì đông phương hay tây phương, tình cảm của con cái dành cho cha mẹ vẫn luôn là gương đẹp để soi, đồng thời rọi chiếu vào gia đình, xã hội chung quanh.

Chỉ có điều là tình cảm kính yêu ấy được bộc lộ như thế nào. Thương, không thể chỉ nói suông bằng lời. Không thể cứ mơ mộng như con nít quấn quýt bên cha mẹ, chỉ cần biết thương là đủ rồi, không cần phải làm bổn phận chi hết (2). Thương không phải là bổn phận, nhưng để biểu lộ tình thương thì phải có hành động. Con cái tây phương hay đông phương khác gì nhau đâu: thương cha mẹ thì phải làm điều gì đó để cha mẹ an tâm, hạnh phúc, hãnh diện... về sự trưởng thành (từ nhân thể đến nhân cách) của đứa con mà mình sinh ra và nuôi dạy bao năm trường. Ở những xứ sở có quỹ an sinh xã hội dành cho người già, và trẻ nhỏ đã được huấn luyện tính tự lập trước khi đến tuổi thành niên, có thể cha mẹ chẳng đòi hỏi gì nơi sự chu cấp, phụng dưỡng từ con cái; nhưng trong tâm lý tình cảm tự nhiên, cha mẹ nào lại không mong có sự thương yêu, kính trọng, chăm sóc, thậm chí chỉ thăm hỏi từ những đứa con! Thương yêu, chăm sóc ấy là hành động, không phải là chữ nghĩa, ngôn từ suông. Lòng thương ấy mới có thể gắn kết tình cảm thiêng liêng của gia đình, làm chất liệu nền tảng tác động vào xã hội. Xã hội không có tình thương là một xã hội rời rạc, phân rã, khó có thể thành tựu được những mục tiêu công ích và lý tưởng chung.

Người hành đạo, dù là đạo nào, đi vào cuộc đời không phải vì lợi ích bản thân, gia đình, mà trên hết phải vì lợi ích cho số đông. Có thể có những trường hợp ngoại lệ của một cá nhân bất kính với cha mẹ, không làm nên tích sự gì trong gia đình, mà lại thành công ở mặt nào đó ngoài xã hội. Nhưng sự thành công của một người thiếu vắng tình thương, thiếu sự tôn kính, biết ơn đối với cha mẹ, thì thành công ấy cũng chỉ là thành công nhỏ nhoi, tô bồi cho bản ngã và lợi ích cá nhân, không thể nào là một sự thành công vẻ vang, mang lại an vui, phúc lạc cho toàn thể. Không thương, không kính, không một lần nghĩ ơn cha mẹ, thì đừng nói chuyện thương ai, cứu giúp ai.

Cho nên, vẫn cứ phải nói tới nói lui về một thứ tình cảm thiêng liêng, rất đẹp, không bao giờ lỗi thời, đó là niềm thương kính dành cho cha mẹ. Chữ hiếu: lỗi thời; kêu gọi con cái phải báo hiếu đền ơn cha mẹ: lỗi thời; tạm cho là như vậy. Nhưng tình cha, tình mẹ, như suối nguồn từ non cao chảy về, là bất tận. Bất tận thì không bao giờ lỗi thời.

Chúng ta đã biết phải làm gì đối với cha mẹ, dù có hay không có sự yêu cầu: hãy thương kính và làm gì đó để biểu hiện niềm thương kính ấy khi cha mẹ còn sống; đừng để mai sau, một lúc nào đó trong đời, ôm lòng hối hận đã chưa bày tỏ trọn vẹn tình cảm của mình như bao nhiêu người con khác trong quá khứ, vì cứ nghĩ “hiếu” là lỗi thời.

California, ngày 22 tháng 8 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

_________

  1. Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con,” hoặc “Thờ cha kính mẹ hết lòng/Ấy là chữ Hiếu, dạy trong luân thường...” ca dao tục ngữ Việt.

  2. Mà có tình thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát nước thì uống. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ...” (Bông Hồng Cài Áo, của Nhất Hạnh, 1962).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2010(Xem: 20532)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6952)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 19354)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 9068)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 9116)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
16/12/2010(Xem: 10088)
Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc Phật tử đã gợi ý cho chúng tôi đề tài này.
14/12/2010(Xem: 8322)
Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra là mình đang còn sống và sự sống đang có mặt xung quanh ta. Chúng ta nhận ra 24 giờ là một món quà của sự sống và chúng ta nguyện sống thật sâu sắc với những giờ phút quý báu này.
13/12/2010(Xem: 9892)
Cách nay hơn 20 năm, qua giới thiệu của một người bạn làm ở chi nhánh địa phương của cơ quan từ thiện Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (thường gọi là hội USCC), vị linh mục tuyên úy xã hội giáo phận Richmond (tiểu bang Virginia) yêu cầu tôi viết một bài về Phật giáo để đăng trên số Xuân tờ báo tiếng Việt do ông chủ trương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]